Công tác thú y với sứ mệnh đặc thù

Thú y bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và cả nền kinh tế; Nhiều sinh vật hại lúa gia tăng; Nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp.

Quỳnh Anh  | 10:26 12/07/2024

Công tác thú y với sứ mệnh đặc thù

Tự động

Thú y bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và cả nền kinh tế

Sapo: “Nông nghiệp 24H” của NongnghiepRadio ngày 12/7 sẽ có những nội dung chính sau: Thú y bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và cả nền kinh tế; Xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét; Nhiều sinh vật, bệnh hại lúa gia tăng.

Phần này KO đọc. Đây là tít và sapo của Bài phát thanh)

Xin kính chào quý vị và bà con, chào mừng quý vị và bà con đến với bản tin “Nông nghiệp 24h” ngày 12/7/2024 của Kênh phát thanh Nông nghiệp Radio.

Logo Nong nghiệp 24h

Trước tiên sẽ là những tin vắn về hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành và hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản đã diễn ra trong 24h qua.

  • Thú y bảo vệ sức khỏe con người và cả môi trường

Thưa quý vị và bà con, hôm qua, Cục Thú y, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Theo thông tin tại Hội nghị, 6 tháng đầu năm nay, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, do đó tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển, đàn lợn tăng gần 3%, đàn gia cầm tăng hơn 2%. Tuy nhiên, một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có chiều hướng gia tăng mạnh, đặc biệt trong đó có dịch tả lợn châu Phi. 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 645 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 41.700 con lợn, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Thông tin thêm về nội dung này, Nông nghiệp Radio sẽ tiếp tục gửi tới quý vị trong phần sau của chương trình.

  • Xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét

Lũ quét và sạt lở đất là hai loại hình thiên tai nguy hiểm do tính bất ngờ, không thể dự báo sớm, thường để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Tại Việt Nam, nhiều vụ sạt lở đất thương tâm đã xảy ra. Trước thực tế này, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Kế hoạch thực hiện "Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam" nhằm xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm và hệ thống bản đồ phân vùng rủi ro tỷ lệ trung bình, tỷ lệ lớn đồng bộ, tổng thể. Theo đó, Cục Địa chất Việt Nam nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Điều tra, xây dựng bộ dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho các khu vực rủi ro cao, ưu tiên thực hiện trước cho các khu vực có nguy cơ diễn biến thiên tai sạt lở đất, lũ quét phức tạp.

  • Nhiều sinh vật, bệnh hại lúa gia tăng

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vậtHà Tĩnh, hiện rầy nâu, rầy lưng trắng đã xuất hiện mật độ trung bình 500-700 con/m2, nơi cao 1.000 - 1.500 con/m2, cục bộ 2.500 - 3.000 con/m2, rầy tuổi 4, tuổi 5, trưởng thành và có sự xen gối lứa. Diện tích nhiễm trên toàn tỉnh trên 10 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Đức Thọ… Dự báo, rầy lứa 2 sẽ ra rộ từ thời điểm 15/7 trở đi, có nguy cơ gây cháy ở những vùng có mật độ cao.  Ngoài ra, hiện nay, bệnh khô vằn đã phát sinh, gây hại cục bộ trên diện tích gieo cấy dày, bón thừa đạm, diện tích nhiễm hơn 150 ha. Bệnh sẽ tiếp tục gia tăng cả về mức độ và phạm vi gây hại từ nay đến khi lúa trổ đòng - chín sáp.

  • Nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp

5 năm trở lại đây, đã có gần 170 đề tài, dự án khoa học và công nghệ được nghiên cứu, thí điểm và được đánh giá nghiệm thu tại Kiên Giang. Theo đó, các đề tài, dự án đã tập trung vào các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, tự nhiên, kỹ thuật công nghệ, y dược và xã hội… và luôn bám sát với thực tiễn nên có khả năng chuyển giao ứng dụng rất cao.  Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, việc chuyển giao, ứng dụng và nhân rộng trong đời sống còn một số hạn chế. Do đó, sự phối hợp đào tạo, nghiên cứu giữa các trường như Đại học Kiên Giang - Đại học Công thương TP. HCM có thể tạo ra những sản phẩm khoa học phục vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.

  • Chăn nuôi phát triển nhờ hệ thống thú y hoạt động hiệu quả

Những năm gần đây, nhờ triển khai đồng loạt các giải pháp hiệu quả, chăn nuôi ở tỉnh Phú Yên phát triển ổn định, ít xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, hiện, tỉnh có tổng đàn trâu bò hơn 164.000 con, lợn khoảng 148.000 con và gia cầm hơn 4,5 triệu con. Những năm qua, tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có những bước phát triển, chuyển dịch từ phân tán, nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, theo hướng công nghiệp, trang trại, chất lượng con giống, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó, Phú Yên là một trong những tỉnh không sáp nhập Trạm quản lý chuyên ngành thú y với các đơn vị khác. Nhờ hệ thống thú y hoạt động thống nhất theo ngành dọc xuyên suốt từ tỉnh đến huyện đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc chỉ đạo hoạt động trong công tác chăn nuôi và thú y.

Nhạc

Thưa quý vị và bà con, 6 tháng đầu năm nay, dù phải đối mặt với những thách thức lớn, nhưng với sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, sự cố gắng toàn lực lượng, ngành thú y đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ, thể hiện sự nỗ lực lớn. Tại Hội nghị kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Thú y diễn ra ngày hôm qua, trước những số liệu thống kê về đàn vật nuôi, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, những điều mà ngành thú y đã làm được, chưa làm được và những thách thức trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan có những chia sẻ về vai trò quan trọng của công tác thú y trong việc bảo vệ sức khoẻ con người. Qua đó, khích lệ đội ngũ những cán bộ Thú y tiếp tục nỗ lực để bảo vệ ngành chăn nuôi nước nhà, bảo vệ cả nền kinh tế. Nhân dịp này, Bộ trưởng gửi lời chúc mừng tới đội ngũ những người làm công tác Thú y nhân kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống ngành Thú y Việt Nam 11/7/1950 - 11/7/2024

Băng:

Bây giờ sẽ là những thông tin hoạt động chỉ đạo, điều hành về nông nghiệp sẽ diễn ra trong ngày hôm nay, 12/7/2024.

Hôm nay, Bộ trưởng Lê Minh Hoan Tiếp xúc cử tri tại tỉnh Đồng Tháp.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm việc với Tập đoàn Dabaco về vắc xin ASF và Chọn tạo giống.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam Họp Hội đồng Trung ương thẩm định huyện Nông thôn mới.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp Họp Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1. Sau đó, Kiểm tra tiến độ Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi sông Lèn và sông Hoàng Mai nhằm nâng cao khả năng kiểm soát mặt, cải tạo môi trường sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị Họp theo lịch của Lãnh đạo Chính phủ về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhập khẩu cá tầm.

Trong khi đó, Thứ trưởng Hoàng Trung Dự Hội nghị sơ kết công tác 06 tháng đầu năm 2024 và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2024 của Cục Trồng trọt. Sau đó, Họp hoàn thiện Nghị định quy định về đất trồng lúa.

Quỳnh Anh

$ Nội dung vừa rồi cũng kết thúc Bản tin Nông nghiệp 24h của kênh phát thanh Nông nghiệp Radio hôm nay, xin kính chào quý vị và bà con, hẹn gặp lại quý vị và bà con ở bản tin sau.

Tự động

Công tác thú y với sứ mệnh đặc thù

Thú y bảo vệ sức khỏe con người, môi trường và cả nền kinh tế; Nhiều sinh vật hại lúa gia tăng; Nghiên cứu tạo sản phẩm khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả
Thời sự

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả; Miền núi phía Bắc chủ động ứng phó với rét; Dưa hấu rớt giá thê thảm, nhiều nông dân 'trắng tay'.

Tuân thủ kế hoạch, đảm bảo sản xuất trồng trọt 2025 hiệu quả
Thời tiết nông vụ ngày 27/11/2024: Miền Bắc rét, miền Trung mưa giảm từ chiều nay
Thời sự

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 16-18 độ, vùng núi 12-14 độ, vùng núi cao dưới 10 độ.

Thời tiết nông vụ ngày 27/11/2024: Miền Bắc rét, miền Trung mưa giảm từ chiều nay