| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội kiểm soát tốt dịch bệnh vật nuôi

Thứ Tư 10/07/2024 , 21:29 (GMT+7)

Thông tin được Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PTNT TP. Hà Nội) đưa ra tại hội nghị tổng kết 6 tháng đầu năm 2024.

Ngày 10/7, Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PTNT TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác 6 tháng đầu năm 2024.

Theo Chi cục, trong 6 tháng đầu năm, Chi cục đã tham mưu cho UBND Thành phố 4 văn bản; Sở NN-PTNT Hà Nội 15 văn bản và ban hành 29 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ lĩnh vực phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; An toàn thực phẩm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.

Hội nghị đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2024 của ngành Chăn nuôi, thủy sản và Thú y của Hà Nội. Ảnh: Thái Bình.

Hội nghị đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2024 của ngành Chăn nuôi, thủy sản và Thú y của Hà Nội. Ảnh: Thái Bình.

Sự nghiêm túc trên đã góp phần kiểm soát ổn định cơ bản dịch bệnh đối với đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố; kiểm soát chủ động các bệnh tai xanh, lở mồm long mong, gia súc, dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò và cúm gia cầm.

Từ ngày 5/1 - 28/6, địa bàn TP. Hà Nội đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại tại 3 xã của huyện Sóc Sơn, gồm xã Minh Trí, Hồng Kỳ và Đức Hòa. Tổng số động vật tiêu hủy là 16 con, tổng trọng lượng là 671,5kg (trong đó có 15 con chó, mèo và 1 con trâu. Đến ngày 13/5/2024, ổ dịch cuối cùng đã qua 21 ngày không phát sinh.

Về trường hợp người mắc liên cầu khuẩn lợn tại huyện Chương Mỹ, Chi cục thông tin cụ thể: bệnh nhân là ông Nguyễn Duy T. (thôn Thái Hòa, xã Hợp Đồng, huyện Chương Mỹ). Ngày 13/1, bệnh nhân mua tiết lợn tại chợ Chúc Sơn về chế biến món giả cầy cùng thịt lợn (do con trai và con dâu bán thịt lợn ở chợ Triều Khúc - quận Thanh Xuân mang về). Ngày 5/2, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao 39 độ C, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi. Ngày 8/2, bệnh nhân được bệnh viện Quân y 103 chẩn đoán dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn. Ngày 27/2, bệnh nhân đã được xuất viện về nhà, hiện tại sức khỏe tương đối ổn định.

Đối với các bệnh thông thường xảy ra với tính chất lẻ tẻ, tỷ lệ ốm, chết thấp, cụ thể: Đàn trâu bò chủ yếu mắc bệnh tụ huyết trùng, ngoại khoa, sản khoa, tiêu chảy, viêm phổi. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 2,72%. Tỷ lệ chết/ốm thấp.

Đàn lợn chủ yếu mắc các bệnh phó thương hàn, tụ huyết trùng, tiêu chảy, ngoại khoa và các bệnh khác do thời tiết. Tỷ lệ ốm/tổng đàn: 2,94%. Tỷ lệ chết/ốm chiếm 5,16%.

Đàn gia cầm chủ yếu mắc các bệnh newcatle, tụ huyết trùng, dịch tả vịt, gumboro. Tỷ lệ ốm/tổng đàn là 0,64%; tỷ lệ chết/ốm chiếm 8,30%.

Ổn định đàn vật nuôi

Số liệu tính đến ngày 25/6 cho thấy, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố so với cùng kỳ năm 2023 đều ở mức tăng trưởng: đàn lợn có 1,47 triệu con (tăng 0,8%); đàn trâu 29,4 nghìn con (tăng 2,1%); đàn bò 126 nghìn con (giảm 1,9%); đàn gia cầm 41,5 triệu con, tăng 1,4% (đàn gà 27,5 triệu con, tăng 1,2%). Tổng số trang trại chăn nuôi thuộc các quy mô lớn, vừa, nhỏ là 6.736 (bao gồm 94 trang trại lớn, 1.735 trang trại vừa, 4.907 trang trại nhỏ), tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2023 (6.381 trang trại).

Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn là 912 cơ sở, trong đó có 23 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp; cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi gồm 889. Tổng số cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi có đăng ký kinh doanh là 626 cơ sở (đăng ký kinh doanh cấp thành phố là 38 cơ sở; đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện, thị xã là 588 cơ sở) và có 286 cơ sở kinh doanh không có đăng ký kinh doanh.

Đoàn kiểm tra của Sở NN-PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại chợ gia cầm Hà Vĩ. Ảnh: Hương Giang.

Đoàn kiểm tra của Sở NN-PTNT Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại chợ gia cầm Hà Vĩ. Ảnh: Hương Giang.

Toàn thành phố có 561 cơ sở buôn bán thuốc thú y, giảm 4,43 % so với năm 2023 (587 cơ sở). Trong đó: Số cơ sở có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Thành phố cấp 81 cơ sở; do quận/huyện/thị xã cấp là 465 cơ sở và 15 cơ sở chưa có đăng ký kinh doanh); Số cơ sở buôn bán thuốc thú y cho động vật trên cạn là 560 cơ sở; số cơ sở buôn bán thuốc thú y cho động vật thủy sản là 27 cơ sở;

Cơ sở, điểm, hộ giết mổ động vật trên địa bàn thành phố có 718 cơ sở, điểm, hộ giết mổ (trong đó có 89 cơ sở giết mổ trâu bò, 212 cơ sở giết mổ lợn, 410 cơ sở giết mổ gia cầm, 6 cơ sở giết mổ động vật khác, 1 cơ sở vừa giết mổ lợn vừa giết mổ gia cầm).

Ở lĩnh vực thủy sản, tổng diện tích đưa vào nuôi trồng thủy sản đạt 19.821 ha; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 112.827 tấn. Sản lượng khai thác thủy sản đạt 459,70 tấn/năm. Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản: 16.627 hộ.

Số cá nhân, tổ chức nuôi trồng thủy sản đã và đang áp dụng quy trình nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) là 59 cơ sở với 501,65 ha.

Số hộ nuôi trồng thủy sản lồng bè là 134 hộ với 450 lồng tập trung tại các huyện Ba Vì, Mê Linh, Gia Lâm, Đan Phượng, Long Biên… Tổng số hợp tác xã thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội là 35 hợp tác xã với tổng số 1.215 thành viên.

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sinh vật làm cảnh trên địa bàn Hà Nội là 66 cơ sở, trong đó 3 cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh (cấp thành phố); 35 cơ sở có giấy phép đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện cấp; 28 cơ sở không có giấy phép đăng ký kinh doanh.

Xem thêm
Nâng cấp chất lượng tổ yến để xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc

Tiền Giang Chú trọng giải pháp nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm tổ yến, đồng thời tuân thủ các quy định Nghị định thư xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Khai giảng lớp tập huấn giảng viên về sức khỏe cây trồng

ĐẮK LẮK Ngày 9/10 tại Đắk Lắk, Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (Cục Bảo vệ thực vật) khai giảng lớp tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT - IPM lên TOT - IPHM.

Nhân nhanh giống rong sụn bằng công nghệ nuôi cấy mô

HẢI PHÒNG Viện Nghiên cứu Hải sản đã hoàn thiện quy trình để giảm thời gian nhân giống rong sụn Kappaphycus alvarezii xuống còn dưới 150 ngày bằng công nghệ nuôi cấy mô.

Bình luận mới nhất