| Hotline: 0983.970.780

Chăn nuôi Ninh Bình tăng trưởng mọi chỉ số

Thứ Tư 10/07/2024 , 07:04 (GMT+7)

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình, 6 tháng đầu năm mặc dù đối diện nhiều khó khăn nhưng giá trị sản xuất chăn nuôi của tỉnh đạt trên 1.300 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tỉnh Ninh Bình đạt trên 1.300 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm 2023). Ảnh: Trung Quân.

6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất chăn nuôi tỉnh Ninh Bình đạt trên 1.300 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm 2023). Ảnh: Trung Quân.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, tổng đàn lợn trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình đạt hơn 286.000 con (tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023), đàn trâu, bò hơn 48.000 con (tăng 0,3%), dê hơn 24.000 con (tăng 1,8%), gia cầm hơn 6,4 triệu con (tăng 2,9%). Sản lượng thịt hơi gần 35.000 tấn, trứng 90 triệu quả.

Mặc dù lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức về dịch bệnh, bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra lẻ tẻ tại một số địa phương, thị trường thức ăn chăn nuôi có xu hướng giảm nhưng nền mặt bằng giá đã hình thành ở mức cao nhưng giá trị sản xuất chăn nuôi của Ninh Bình vẫn đạt trên 1.300 tỷ đồng (tăng 6,3% so với năm 2023).

Giá bán thịt lợn hơi có xu hướng tăng, nhất là trong quý II, giá gia cầm tương đối ổn định, riêng sản phẩm trâu, bò hơi vẫn ở mức thấp so với giá thành sản xuất.

Cụ thể, giá bán lợn hơi giao động ở mức 66.000 - 68.000 đồng/kg (với mức giá này người chăn nuôi có lãi khá cao). Gà lông màu khoảng 50.000 đồng/kg, gà mía, Lạc Thủy, Đông Tảo 80.000 - 85.000 đồng/kg, vịt thịt 37.000 - 42.000 đồng/kg, gà trắng công nghiệp 24.000 - 29.000 đồng/kg.

Ông Nguyễn Tiến Mạnh, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Ninh Bình cho biết, để có được kết quả đó, Chi cục đã tham mưu cho Sở NN-PTNT trình UBND tỉnh hệ thống các văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh.

Ban hành Kế hoạch số 169/KH-UBND về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2024. Quyết định số 83/QĐ-UBND về việc cấp kinh phí cho các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh, trọng tâm là công tác tiêu độc khử trùng và tiêm phòng vacxin.

Đồng thời, tham mưu cho Sở NN-PTNT thành lập đoàn công tác trực tiếp kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh và tổ chức tiêm phòng tại các địa phương để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống, khống chế dịch bệnh.

Tính đến ngày 24/6, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã cơ bản tổ chức tiêm phòng xong vacxin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân hè.

Đến hết tháng 6, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã cơ bản tổ chức tiêm phòng xong vacxin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân hè. Ảnh: Trung Quân.

Đến hết tháng 6, các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đã cơ bản tổ chức tiêm phòng xong vacxin cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân hè. Ảnh: Trung Quân.

Kết quả, vacxin phòng bệnh cúm gia cầm đã tiêm được hơn 2,1 triệu lượt con (đạt 96% kế hoạch); vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn trâu, bò hơn 31.000 lượt con (đạt 90% kế hoạch); vacxin phòng bệnh lở mồm long móng hơn 675 lượt con;  vacxin phòng bệnh dại trên đàn chó, mèo gần 49.000 lượt con (đạt hơn 92% kế hoạch).

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phát triển kinh tế nông nghiệp lĩnh vực chăn nuôi thú y; Nghị quyết 32/2022/NQ-HĐND quy định chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2022-2025 và Kế hoạch số 75/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh. Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật phối trộn thức ăn chăn nuôi từ nguồn nguyên liệu, phụ phẩm nông nghiệp địa phương để giảm chi phí, giá thành sản xuất.

Xem thêm
Lứa gà sạch bệnh, thịt ngon sẵn sàng cho thị trường Tết

THÁI NGUYÊN Chăn nuôi theo phương pháp không kháng sinh, đàn gà đặc sản không chỉ khỏe mạnh, sạch bệnh mà còn cho thịt thơm ngon, mềm ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Đất khỏe - giải pháp canh tác sắn bền vững

TÂY NINH Sắn là cây trồng chủ lực tại tỉnh Tây Ninh. Trong bối cảnh đất trồng sắn bị thoái hóa, bồi bổ đất khỏe là một trong những giải pháp giúp canh tác sắn bền vững.

Bước ngoặt công nghệ chế biến giống lúa của Vinaseed Quảng Nam

Với hệ thống máy móc, dây chuyền hiện đại, những sản phẩm của Vinaseed Quảng Nam đảm bảo đạt tiêu chuẩn tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.