Để rừng đại ngàn mãi chở che sự sống muôn loài

Những năm qua, để bảo vệ ‘lá phổi xanh của trái đất’, Việt Nam đã có nhiều chính sách, kế hoạch nhằm mục tiêu phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng.

Quỳnh Anh  | 07:01 12/07/2024

Để rừng đại ngàn mãi chở che sự sống muôn loài

Tự động

Để rừng đại ngàn mãi chở che sự sống muôn loài

MC 1:

Xin kính chào quý vị và bà con, cảm ơn quý vị và bà con đã quay trở lại với Nông nghiệp Radio trong chương trình phát triển lâm nghiệp

Thưa quý vị và bà con, trên hành hình thực hiện các cam kết quốc tế về tăng trưởng xanh, lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực quan trọng phải đi đầu. Với mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, thời gian qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong công tác phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng. Ở mỗi địa phương, phong trào trồng rừng được lan tỏa rộng rãi, nhiều tỉnh, thành ghi nhận những con số về diện tích trồng rừng vượt kế hoạch, phong trào trồng rừng gỗ lớn được chính quyền và người dân ưu tiên thực hiện. Bên cạnh đó, công tác giao khoán bảo vệ rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng đi đến tận các thôn, bản, không chỉ góp phần bảo vệ cho đại ngàn xanh thẳm mà còn tạo sinh kế, tăng thu nhập cho bà con, nhất là với những hộ dân sống gần rừng, dưới tán rừng.

MC 2:

Vâng thưa quý vị và bà con, rừng đem lại nguồn sống cho con người và che chở muôn loài, bảo vệ sự phát triển của tự nhiên. Dù vậy, trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, của đô thị hóa và hoạt động khai thác trái phép, quá mức… diện tích rừng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã bị thu hẹp đáng kể.

Từ thực thế này, những năm qua, để bảo vệ ‘lá phổi xanh của trái đất’, các tổ chức quốc tế đã phát động nhiều phong trào, thậm chí có những quy định bắt buộc liên quan tới việc bảo vệ rừng. Tại Việt Nam, đề án “trồng một tỷ cây xanh”, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 – 2025”, và gần đây nhất là Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Chính phủ phê duyệt với những mục tiêu chung là nâng cao diện tích, chất lượng rừng Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện cảnh quan và ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân và sự phát triển bền vững của đất nước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang chuyển đổi hệ thống sản xuất một số ngành, lĩnh vực nhằm đáp ứng Quy định chống phá rừng châu Âu EUDR.

Từ những quyết tâm đó, ngành lâm nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Diện tích trừng trồng tăng lên, tỷ lệ che phủ rừng ổn định, người dân hăng hái tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, số tiền dịch vụ môi trường tại nhiều địa phương tăng qua từng năm và đặc biệt, đầu năm nay, Việt Nam trở thành quốc gia đầu tiên của Đông Á - Thái Bình Dương thu được tiền từ bán tín chỉ carbon, nhờ kết quả giảm phát thải do hạn chế được tình trạng mất rừng và suy thoái rừng và tăng cường lưu trữ carbon thông qua trồng và tái tạo rừng với khoản chi trả 51,5 triệu USD từ Ngân hàng Thế giới khi bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng.

Từ những chính sách phù hợp và những tín hiệu vui đó, 6 tháng đầu năm nay, cả nước tiếp tục thực hiện các mục tiêu về trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng với 125,5 nghìn ha rừng tập trung và 44,6 triệu cây phân tán được trồng. Bên cạnh đó, các địa phương cũng chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng rừng và công tác quản lý giống với tỷ lệ diện tích rừng trồng từ nguồn giống có kiểm soát chất lượng đạt 85%, đồng thời phát triển trồng rừng theo hướng thâm canh, chuyển hóa rừng kinh doanh gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Tổng số tiền thu từ Dịch vụ môi trường rừng trong nửa đầu năm đạt hơn 1.500 tỷ đồng, tương đương 47,5% kế hoạch năm. Lũy kế đến nay, cả nước có gần 507.000 ha rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững - FSC, vượt 1,39% so với mục tiêu đến năm 2025. Vậy trong 6 tháng cuối năm, ngành lâm nghiệp sẽ chú trọng thực hiện những nhiệm vụ nào, Ông Trần Quang Bảo – Cục trưởng Cục Lâm nghiệp chia sẻ:

Băng ông Tran Quang Bao

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại nhiều địa phương trên cả nước vẫn có diễn biến phức tạp trong thời gian qua, vào những tháng nắng hạn khốc liệt, tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra khiến diện rừng suy giảm và thậm chí dẫn tới sự hy sinh thương tâm của các cán bộ kiểm lâm. Do vậy trong những tháng cuối năm, ngoài những mục tiêu về thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật như Cục trưởng Trần Quang Bảo vừa chia sẻ, ngành lâm nghiệp Việt Nam cũng sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các giải pháp, quy định về bảo vệ rừng và đầu tư cho hoạt động bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng.

Bên cạnh đó, phát triển kinh tế từ rừng, thực hiện mục tiêu ’lấy rừng nuôi rừng’ với các hoạt động như tăng cường quản lý chất lượng giống cây lâm nghiệp; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị từng loại rừng, hiệu quả kinh tế rừng trồng; thực hiện hiệu quả công tác phát triển rừng; chủ động hợp tác quốc tế nhằm vận động, thu hút nguồn vốn ODA và FDI thông qua các chương trình, dự án quốc tế; phát triển thị trường xuất khẩu lâm sản phù hợp với luật pháp quốc tế; các hiệp định đã ký kết. Xây dựng kịch bản điều hành về xuất, nhập khẩu gỗ và lâm sản đảm bảo đạt chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2024. Nhân rộng các mô hình liên kết thành công giữa doanh nghiệp chế biến và hộ gia đình trồng rừng....

Để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị giao nhiệm vụ cho 2 đơn vị quản lý trực tiếp liên quan tới công tác công tác bảo vệ, phát triển rừng.

Băng TT Trị

MC 1:

Thưa quý vị và bà con, với địa hình đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ cùng hệ sinh thái rừng ngập mặn phong phú, tài nguyên rừng đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học bậc nhất và là cái nôi bảo tồn của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Cùng chung mục tiêu bảo vệ lá phổi xanh, Việt Nam đã và đang thực hiện nhiều giải pháp phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng. Đồng thời phát huy giá trị đa dụng của rừng, đem đến điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt là đem lại những hiệu quả về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống bản địa. Với những quyết sách lớn và tình yêu rừng đang được vun đắp nơi mỗi người dân, tin rằng bảo vệ và phát triển rừng trong tương lai không xa sẽ là trách nhiệm in sâu vào tiềm thức mỗi người và được biểu thị bằng những hành động tự nhiên nhất, để rừng đại ngàn cũng là tự nhiên chở che sự sống muôn loài.

MC 2: Bây giờ, mời quý vị và bà con cùng điểm qua một số tin vắn về lĩnh vực lâm nghiệp:

MC 1: tin 1

Thưa quý vị và bà con, Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, ước tính, trong tháng 6, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 1,25 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng 5, nhưng tăng 13,6% so với tháng 6 năm ngoái; trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 840 triệu USD, tăng 0,6% so với tháng 5, nhưng tăng 10,4% so với tháng 6/2023. Cục Xuất nhập khẩu nhận định, với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ dự báo tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số với các yếu tố hỗ trợ như: Theo chu kỳ hàng năm, xu hướng tăng nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là các nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ tại các thị trường lớn thường tăng mạnh vào 3 tháng cuối năm, khi thị trường nhà ở bước vào hoàn thiện và nhu cầu sắm sửa, cải tạo lại trang thiết bị nội thất để đón chào năm mới.

MC 2: tin 2

Nhờ làm tốt công tác bảo vệ rừng, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng hiện được đánh giá là một trong 238 vùng sinh thái quan trọng nhất trên toàn cầu, hơn 96% diện tích khu vườn quốc gia này được rừng bao phủ. Phát huy thế mạnh thiên nhiên sẵn có, những năm qua, người dân ở xung quanh khu vực Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã gắn cuộc sống của gia đình với “vương quốc hang động” này. Hiện nay, có hàng ngàn người dân ở khu vực Phong Nha Kẻ Bàng được tạo công ăn việc làm, gia đình có cuộc sống ổn định. Vườn quốc gia hiện cũng là điểm du lịch hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều tour, tuyến, điểm du lịch mới được mở tạo việc làm cho người dân địa phương.

MC 1: tin 3

Tại tỉnh Lào Cai, Do diện tích rừng lớn, phân bố không tập trung, địa hình chia cắt, hiểm trở, phức tạp, hạ tầng còn chưa đồng bộ; các vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp thường xảy ra ở địa bàn đặc thù trong khi lực lượng bảo vệ rừng nói chung còn mỏng, bình quân một công chức kiểm lâm phải bảo vệ 2.000 - 3.000 ha rừng… đã gây khó khăn, áp lực đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng. Trước thực tế đó, thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ GIS và ảnh viễn thám để xây dựng các phần mềm phục vụ công tác quản lý tài nguyên rừng như phần mềm phát hiện sớm và cảnh báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh; phần mềm giám sát và phát hiện sớm mất rừng, suy thoái rừng; phần mềm bản đồ FRMS để cập nhật theo dõi diễn biến rừng; phần mềm Smartphone giúp kiểm lâm tuần tra, kiểm tra, quản lý đến từng lô rừng một cách hiệu quả. Qua đó nâng coa năng lực quản lý, bảo vệ rừng, giảm áp lực cho lực lượng chuyên trách.

Nội dung vừa rồi cũng đã kết thúc chương trình Phát triển Lâm nghiệp của Nông nghiệp radio hôm nay, cảm ơn sự chú ý theo dõi của quý vị và bà con, xin chào và hẹn gặp lại.

Tự động

Để rừng đại ngàn mãi chở che sự sống muôn loài

Những năm qua, để bảo vệ ‘lá phổi xanh của trái đất’, Việt Nam đã có nhiều chính sách, kế hoạch nhằm mục tiêu phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

Các chương trình

Đê bao: 'Thành trì' vững chắc bảo vệ vùng sản xuất ven sông
Phóng sự

Toàn tỉnh Tây Ninh đã có 24 tuyến đê bao với tổng chiều dài 82,844 km, bảo vệ khoảng 2.709 ha đất sản xuất nông nghiệp.

Đê bao: 'Thành trì' vững chắc bảo vệ vùng sản xuất ven sông
Đốt thực bì sau khai thác rừng: Lợi bất cập hại
Phóng sự

Lựa chọn phương thức trồng rừng không đốt thực bì để giảm thiểu quá trình rửa trôi có ý nghĩa hết sức quan trọng với năng suất cây trồng.

Đốt thực bì sau khai thác rừng: Lợi bất cập hại