Khởi nghiệp từ cánh đồng ‘chuột phá’

Tâm Phùng - Thứ Ba, 08/10/2024 , 15:00 (GMT+7)

Quảng Bình Anh Trần Duy Khánh bỏ phố về quê và chọn làm lúa hướng hữu cơ trên vùng đồng thấp trũng để khởi nghiệp…

Tôi gặp Trần Duy Khánh (xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) vào một ngày không hẹn trước. Câu chuyện mở đầu, Khánh bảo: "Em không ở miền Nam nữa mà về quê. Anh xem em nên làm gì để khởi nghiệp hè”. Rồi không để tôi "dấp", Khánh nói luôn, giọng nhẹ: “Chắc em chọn nghề nông anh nha. Vất vả đấy nhưng em sinh ra ở quê, quen mùi đất ruộng, biết giống má nên chắc không đến nỗi nào”.

Máy bay rải phân hữu cơ trên đồng ruộng của anh Trần Văn Khánh ở xã Xuân Thủy. Ảnh: T. Phùng.

Rồi bẵng đi chừng mấy tháng. Câu chuyện với Khánh như đang nhạt dần trong tôi thì một buổi sáng, Khánh gọi điện thoại: "Mai anh lên chỗ em nha. Em cho bay rải phân hữu cơ bón thúc lúa đấy. Thôi, chuyện đâu còn có ghi nhớ, anh lên sẽ tường mà”.

Sốt ruột, rạng sáng tôi đã có mặt ở Lệ Thủy. Theo hướng dẫn qua điện thoại, tôi mải miết "chạt" qua cánh đồng, theo con đê ngược về phía tây. Khi đến vùng đồng trũng xa trung tâm chừng 5 cây số của xã Xuân Thủy thì thấy Khánh đón ở đó. Toét miệng cười, Khánh nói êm ru: “Em thuê 22ha ruộng xấu để làm lúa hướng hữu cơ và áp dụng công nghệ vào sản xuất”.

Lý giải về việc thuê nơi xa, ruộng xấu, nơi vụ hè thu chuột phá hết lúa này, Khánh bảo: "Có xa, có ruộng xấu thì mình mới thuê được đó anh. Với lại, định hướng sản xuất hữu cơ thì nên chọn ruộng xấu mà làm mới đánh giá thành hay bại được chớ”.

Đứng trên bờ ruộng, Khánh kể tôi nghe “hành trình” khởi nghiệp. Em chọn vùng ruộng này, thuê gom lại và có thể mở rộng diện tích sau khi triển khai vài vụ sản xuất. Gom ruộng xong, Khánh dành mấy ngày đi hỏi các cụ cao niên, có kinh nghiệm về canh tác trên vùng trũng, về đắp đê, be đập, về lịch gieo cấy, điều tiết nước… để thiết kế đồng ruộng.

Nông dân trẻ Trần Văn Khánh (bên trái), bên bờ ruộng được mùa vụ đông xuân. Ảnh: T. Phùng.

Khâu làm đất bằng máy, ruộng liền bờ nên cũng khá sễ dàng. Đến vụ gieo cấy, Khánh liên kết với một công ty phân bón đưa thiết bị bay (máy bay) về gieo sạ. Đến bón phân cũng máy bay đảm nhận. Mọi người chỉ đứng trên bờ dõi theo máy bay lúc xa lúc gần.

Buổi sáng, việc bón phân hoàn tất, nhanh gọn, Khánh bảo tôi: ‘Em học được rồi, có thể vụ sau em mua máy bay về để tự làm và phục vụ cho bà con quanh vùng. Nhiều bà con đã đến tham quan mô hình bay gieo sạ, rải phân của em rồi. Bà con mê lắm vì tiết kiệm được giống, công, giảm chi phí đến 30% đó anh”.

Bón phân hữu cơ, lại có chế độ nước phù hợp nên tôm tép, cá cờ… bắt đầu có trên động ruộng. Khánh hỏi mua cả ngàn cá lóc giống đưa về thả. Cá lớn nhanh, bác bảo vệ đồng nói với Khánh nhiều người lợi dụng ban đêm ra đồng đánh lưới bắt trộm cá. Khánh cười bảo: "Cá đồng thì cho bà con mỗi người một chút, không căn ke chi. Môi trường trên ruộng được tốt lên, độ phì nhiêu của đất tăng lên là mừng hơn cả mà. Vụ đông xuân lúa được mùa, chín vàng rực trên đồng, Khánh lại gọi điện thông báo, mai em kêu máy gặt xuống đồng. Anh ghé lên nhé”.

Để kịp thời gian, Khánh gọi hai máy gặt thu hoạch. Nhìn Khánh trong bộ áo phông, quần “Rinh” lại đi giày thể thao làm tôi cứ cười mãi. Lạ mà. Khánh cũng cười, bảo: "Nông dân đời mới mà anh. Với lại, em có việc gì để lội xuông ruộng đâu. Máy gặt ghé bờ, lúa được nhân công bốc lên ô tô chở về điểm tập kết. Em chỉ "trông trời, trông đất” để chỉ đạo cho sát sao thôi”.

Khởi nghiệp từ làm lúa hữu cơ cũng là hướng đi mới của nông dân trẻ tại Quảng Bình. Ảnh: T. Phùng.

Ngay vụ đầu tiên, cánh đồng được mùa, được giá. Khánh bảo, trừ đi các chi phí cũng còn lại được trên 30 triệu mỗi ha. Tôi bảo, sang vụ hè thu nên gieo để thu hoạch nhanh tránh chuột phá. Khánh bảo: "Em thử nghiệm làm vụ tái sinh với phương pháp thâm canh mới để xem kết quả thế nào”.

Rồi vụ lúa tái sinh cũng kết thúc, Khánh báo là "thất bại”, với lý do cả cánh đồng bị chuột phá vì thiếu phương án bảo vệ. "Thôi xem đó là bài học đầu tiên khi khởi nghiệp em nha. Vụ sau làm tốt việc “đánh” chuột là ổn thôi”, tôi tiếp thêm tinh thần cho Khánh.

Tháng sau, Khánh gọi lại, giọng hồ hởi báo tin: “Xong vụ đánh nạn chuột rồi anh nhé. Em đã hợp đồng với đội làm hàng rào, đào rãnh nước ngăn chặn và đặt bẫy chuột rồi. Đội chuyên nghiệp của bên Hợp tác xã Xuân Bồ hỗ trợ cho. Em yên tâm vào vụ rồi”.

Bên Hợp tác xã Xuân Bồ do Dũng “cao bồi”, bạn tôi làm giám đốc. Bên đó, có gần chục năm nay làm lúa 2 vụ liên tục thắng mùa đứng đầu xứ Lệ Thủy này. Vụ hè thu nhờ có đội chuyên nghiệp “đánh” chuột nên chẳng ngại thất bát. Hôm trước, tôi nói chuyện em Khánh với Dũng “cao bồi”. Nghe thủng chuyện, Dũng “cao bồi” cười khà: “Việc đó coi như xong nha. Nói thằng em là vụ hè thu tới cứ gieo thẳng tay, không vướng”.

Tâm Phùng
Tin khác
Bê tông đất xây nhà, làm đường: [2] Chi phí giảm một nửa
Bê tông đất xây nhà, làm đường: [2] Chi phí giảm một nửa

Vướng phải hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn của những công trình nhà nước, TS Nguyễn Thế Hùng - chủ nhân của dung dịch hóa đá DHD đã tìm ra những cánh cửa ứng dụng khác.

Nông dân U Minh vận dụng kinh nghiệm và tri thức nuôi cá đồng hiệu quả
Nông dân U Minh vận dụng kinh nghiệm và tri thức nuôi cá đồng hiệu quả

Cà Mau Cá đồng hiện có giá trị kinh tế cao, nên nhiều địa phương tại tỉnh Cà Mau đã quy hoạch vùng nuôi nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng trong tự nhiên.

Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều!
Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều!

Chậm phát triển công nghệ sinh học; Chúng ta tự đẻ ra các chính sách làm khó cho chúng ta; Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều! Ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y tại diễn đàn ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp do Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, báo Nông nghiệp Việt Nam, tổ chức.

Công nghệ chỉnh sửa gen, các nước đang đi rất nhanh, đầu tư lớn
Công nghệ chỉnh sửa gen, các nước đang đi rất nhanh, đầu tư lớn

PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chia sẻ quá trình các nước đang triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở Việt Nam quá chậm
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở Việt Nam quá chậm

Theo Tiến sỹ Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở nước ta quá chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Cấp thiết nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới
Cấp thiết nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới

Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT lưu ý các đối tượng sâu bệnh mới nổi như bệnh héo rũ Panama hại chuối, sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh lùn sọc đen, vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa... Cấp thiết cần các chương trình nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới.

Bê tông đất xây nhà, làm đường: [1] Bí quyết nhờ dung dịch DHD biến đất thành đá
Bê tông đất xây nhà, làm đường: [1] Bí quyết nhờ dung dịch DHD biến đất thành đá

Nghe đến một chất phụ gia của nhà khoa học Việt có thể biến đất thành đá, trong đầu tôi đầy nghi ngờ cho đến khi tận mắt thấy, tận tay sờ vào nó.

Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở Pù Luông
Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở Pù Luông

Đó là chị Lò Thị Hoài, Tổ trưởng Tổ du lịch cộng đồng bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Khi nông dân dang tay đón công nghệ
Khi nông dân dang tay đón công nghệ

Quảng Bình Lần đầu tiên, người nông dân vùng nam Ba Đồn được chứng kiến thiết bị bay gieo sạ, bón phân. Háo hức đến lạ thường, từ ngày đầu xuống giống đến lúc cân thóc, đếm tiền...

‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá

Viện Di truyền nông nghiệp dày công nghiên cứu gen kháng bạc lá trên lúa TBR225 và Bắc thơm 7, có chất lượng ổn định và không được tính là sản phẩm biến đổi gen.