Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Bảo Thắng - Linh Linh - Trung Quân - Kiều Chi - Thứ Năm, 19/12/2024 , 18:46 (GMT+7)

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, nguyên Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS). Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bùng phát nhiều sâu bệnh hại mới

Tại Diễn đàn “Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) an toàn, hiệu quả trong chương trình IPHM” sáng 19/12 tại TP Cần Thơ, GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam thừa nhận nhiều thách thức về các sinh vật gây hại trước đây chưa hoặc ít xuất hiện, các loài mới nổi.

"Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, các sinh vật gây hại có nguy cơ bùng phát mạnh, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp", ông nhận xét.

GS Tuất liệt kê một số bệnh hại đã lây lan mạnh thời gian qua. Trong đó, khoảng 20 năm trở lại đây, sâu cuốn lá nhỏ đã bùng phát, phân bố rộng trên toàn quốc, từ mật độ vài chục con/m2 đến nay mật độ hàng trăm, có nơi trên 1.000 con/m2, đặc biệt các vùng ven biển.

Rầy nâu, rầy lưng trắng là sinh vật gây hại nguy hiểm trên lúa, ngoài việc gây hại trực tiếp làm cháy lúa còn truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa ở các tỉnh phía Nam và truyền bệnh lùn sọc đen hại lúa ở các tỉnh phía Bắc.

Sâu năn (muỗi hành) từng bùng phát đột biến trong vụ đông xuân 2017 khiến 100.000ha nhiễm, gây không ít khó khăn trong công tác chỉ đạo phòng chống. 

Hoặc bệnh đạo ôn bùng mạnh ở Hà Tĩnh và một phần Nghệ An vào vụ đông xuân năm 2016 - 2017 do gieo cấy giống nhiễm nặng và mưa trái mùa kéo dài. Kết quả, 69.000ha nhiễm bệnh và 13.600ha bị mất trắng.

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn hại lúa bùng phát gây hại diện rộng vào năm 2016, ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến năng suất lúa ở các tỉnh miền Bắc. Diện tích nhiễm gần 150.000ha, nhiễm nặng 19.000ha, mất trắng 385ha. 

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa bùng phát tại các tỉnh phía Nam vào 2005 - 2006 do rầy nâu truyền bệnh đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất lúa ĐBSCL với diện tích nhiễm bệnh 131.000ha, mất trắng 10.700ha. Trong giai đoạn 2006 - 2009, hàng triệu ha lúa ở ĐBSCL bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Năm 2016 bệnh lại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, đến 2017 tái bùng phát trên 16.000ha.

Bệnh lùn sọc đen lần đầu tiên xuất hiện ở vụ hè thu - mùa năm 2009 đã gây thiệt hại nghiêm trọng, hơn 40.000ha lúa nhiễm bệnh, diện tích mất trắng lên đến 24.000ha, chủ yếu ở các tỉnh Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Hồng. 8 năm sau, bệnh tái bùng phát, diện tích nhiễm bệnh lên tới trên 62.000ha, mất trắng gần 23.000ha. Hiện nay bệnh có chiều hướng phát triển trở lại.

Ngoài những bệnh trên lúa, bệnh hại còn tác động tiêu cực lên một số cây trồng khác như hồ tiêu (bệnh chết nhanh, chết chậm), điều (bọ xít muỗi, bệnh thán thư), ngô (sâu keo mùa thu), tre, luồng (châu chấu tre lưng vàng), sắn (bệnh khảm lá, rệp sáp bột hồng), nhãn (bệnh chổi rồng), thanh long (bệnh đốm nâu), cây có múi (bệnh vàng lá thối rễ, bệnh Greening), dừa (bọ cánh cứng, sâu đầu đen)...

Que test nhanh phát hiện các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm ... trên cây trồng. Ảnh: Trung Hải.

Chủ động các biện pháp phòng, chống

Bên cạnh dịch bệnh, cây trồng tại Việt Nam còn chịu tác động của những sinh vật gây hại mới nổi. Cụ thể, rầy hại xoài phát hiện từ năm 2019; rầy xanh hại sầu riêng được xác định năm 2021; rệp sáp giả hại rễ cây có múi phát hiện từ 2020; bọ trĩ hại cây có múi (gồm 6 loài), trong đó có 2 loài lần đầu ghi nhận ở Việt Nam; nhện nhỏ hại cây có múi phát hiện năm 2020.

Một số sinh vật gây hại khác cũng mới được tìm thấy như rệp sáp giả hại rễ xoài; loài nấm mới Diaporthe durionigena gây bệnh chết ngược cành sầu riêng được ghi nhận năm 2021; bệnh thối rễ cây sầu riêng năm 2020; bệnh thối nâu quả cam ghi nhận vào năm 2023; hội chứng chổi rồng nhãn được xác định từ 2016 do loài nhện Eriophyes dimorcapi gây ra.

Nhiều sinh vật ngoại lai cũng được tìm thấy trong thời gian gần đây. Nổi bật có bệnh lùn sọc đen phương Nam, phát hiện từ năm 2009. Nguyên nhân gây bệnh được xác định là do virus SRBSDV, được lan truyền bởi rầy lưng trắng.

Cùng với đó, bệnh chồi cỏ mía ghi nhận từ những năm 2006; bệnh trắng lá mía xuất hiện từ những năm 2010; sâu đục thân mía 4 vạch đầu nâu mới phát hiện từ năm 2019; sâu đục lá cà chua nam Mỹ ghi nhận từ 2019; bệnh thối gốc khoai lang; bệnh rụng lá cao su ghi nhận từ 2021...

Trên cơ sở xác định những nguyên nhân trên, GS.TS Nguyễn Văn Tuất đề xuất những biện pháp phòng ngừa. Một trong số đó là nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng có khả năng kháng hoặc chống chịu sinh vật gây hại hoặc nghiên cứu, dự báo tình hình phát sinh gây hại của các loài sinh vật mới, sinh vật thứ yếu và các giải pháp phòng chống hiệu quả. 

Việc xây dựng bộ dữ liệu sinh vật hại cây trồng quốc gia phục vụ công tác tra cứu, dự tính dự báo sâu bệnh hại cây trồng, phân tích nguy cơ dịch hại, định hướng và phát triển công tác BVTV cũng cần được quan tâm. 

Ngoài ra, nghiên cứu phát triển và sản xuất, thương mại các loại kit chẩn đoán nhanh phục vụ giám định ngay tại địa phương bệnh virus hại cây trồng như bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa, virus hại chanh leo, virus gây bệnh trên cây có múi, bệnh khảm lá sắn, virus trên hồ tiêu...

Nghiên cứu thành phần và đánh giá hiệu quả, khả năng sử dụng các sinh vật có ích trong kiểm soát sinh vật gây hại; nghiên cứu phương pháp, quy trình nhân nuôi quy mô lớn sinh vật có ích và phóng thích trên đồng ruộng.

Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng và phổ biến công nghệ tiên tiến phục vụ công tác giám định, giám sát, điều tra phát hiện, dự tính dự báo, cảnh báo sớm, quản lý dữ liệu sinh vật gây hại trên cây trồng tại Việt Nam. Tiến tới xây dựng quy trình IPHM trên các cây trồng chủ lực; quy trình quản lý sinh vật gây hại có nguồn gốc trong đất bằng các biện pháp không sử dụng thuốc hóa học.

Trong dài hạn, GS Tuất đề xuất xây dựng hướng dẫn thực hiện mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái; mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, giảm phát thải; mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM trên diện rộng.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình cộng đồng ứng dụng IPHM gắn sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Bảo Thắng - Linh Linh - Trung Quân - Kiều Chi
Tin khác
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.