Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Tuy Hòa - Thứ Năm, 26/12/2024 , 13:05 (GMT+7)

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Trường ca "Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh".

Hai người họ Tô đều sinh ra và lớn lên ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên trở thành nhân vật trữ tình của trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”, do Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền (sinh năm 1929, mất năm 1996) và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương (sinh năm 1948) cùng hoạt động tại Căn cứ trung ương Cục miền Nam đóng trên địa bàn huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh.

Giữa khói lửa khốc liệt, cán bộ an ninh Tô Quyền và ca sĩ Tô Lan Phương đều có công tác riêng và cống hiến riêng. Quan hệ đồng hương và đồng chí giữa hai người họ Tô đã góp phần làm nên vẻ đẹp chung của bức tranh cách mạng: “Nhớ bao người vì quê ta chiến đấu/ Tên họ mãi còn với đất nước quê hương/ Tên họ trong lòng nhân dân yêu dấu/ Đất lửa Tây Ninh và tiếng chim rừng”.

Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xung phong phục vụ chiến trường miền Nam từ năm 1967: “Mười chín tuổi em đi vào mặt trận/ Hoa nhớ em thả hương suốt đêm sâu/ Vượt Trường Sơn bao núi cao vực thẳm/ Vẫn bông hoa cài trên mái đầu…/ Tô Lan Phương viết trong nhật ký/ Những dòng chữ mang tình yêu cháy lòng/ Với căn cứ, với Tây Ninh đạn lửa/ Những tháng năm của tuổi thanh xuân”.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền với bí danh Tô Lâm, đã được miêu tả trong trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh” bằng những phác thảo sinh động: “Cũng những ngày ấy có một người Xuân Cầu/ Ông đã tới với chiến trường rất sớm/ Nơi ông đến đất Tây Ninh nóng bỏng/ Ông sẽ yêu như chính quê hương mình…/ Những phương châm thành sách lược an ninh/ Thành nghệ thuật của Tây Ninh đánh giặc/ Thành diệu kỳ của chiến tranh nhân dân/ Bà con gọi ông chú Tư Tô Lâm/ Bà con thương ông củ khoai củ sắn/ Áo bà ba đã bao mùa mưa nắng/ Áo bà ba vết đạn chửa kịp khâu”.

Nhà thơ Châu La Việt, tác giả của trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”, là con trai của Nghệ sĩ Ưu tú Tân Nhân (1932-2008). Trước khi viết trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”, nhà thơ Châu La Việt từng có các trường ca “Người gõ trống”, “Những vị tướng và người lính binh nhì”, “Dòng sông thơm hương cỏ xương bồ” và “Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn”.

Nhà thơ Châu La Việt qua nét vẽ Huỳnh Dũng Nhân.

Cảm hứng để viết trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”, được nhà thơ Châu La Việt bày tỏ: “Từ thuở ấu thơ ở Hà Nội, tôi được học ở Trường Tiểu học Tô Hiệu trên phố Hai Bà Trưng. Nhà trường thường kể cho chúng tôi nghe về người chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu, về sự tích cây đào của ông trong lao tù Sơn La, về thăm làng Xuân Cầu quê hương của ông.

Vậy là từ tuổi thơ, hình ảnh quê hương Xuân Cầu đã vào tâm hồn tôi không chỉ có giếng thơi mát lành mà đây chính là một mảnh đất địa linh nhân kiệt. Cho nên khi viết về quê hương Xuân Cầu, tôi như viết từ những kỷ niệm tuổi thơ ấy, về nơi sinh ra những chiến sĩ cách mạng lừng danh như Tô Chấn, Tô Hiệu, Lê Văn Lương, Tô Dỹ, Tô Quyền, Tô Lâm, Tô Lan Phương…”.

Ca sĩ Tô Lan Phương là cháu nội của nhà cách mạng Tô Hiệu. Cho nên, gặp nhau giữa rừng Tây Ninh, cán bộ an ninh Tô Quyền động viên đứa cháu gái: “Chú đã nhiều lần được nghe cháu hát/ Giọng rất hay, chiến sĩ đều ngợi ca/ Nhưng công tác của chú phải bí mật/ Nên chưa thể tặng cháu một nhành hoa/ Chú với cháu cùng quê hương Xuân Cầu/ Vườn nhà cháu, chú thường sang hái quả/ Chú cũng họ Tô, đội trưởng thiếu nhi từ nhỏ/ Đi rải truyền đơn, đi canh gác cho ông cháu họp hành”.

Xưa nay, hình ảnh cán bộ an ninh ít khi có mặt trong thi ca. Với trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh”, câu chuyện buồn vui của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền như một ngoại lệ bất ngờ, qua thơ Châu La Việt: “Ôi nếp nhà giản dị chốn làng quê/ Đêm trăng thanh kê chõng tre hóng mát/ Người mẹ nhìn lũ con múa hát/ Nuốt nước mắt vào lòng nhớ chồng ở nơi xa…/ Ấy là lúc ông chém vè tránh giặc/ Đội hầm lên nổ súng tiến công/ Ấy là lúc ông bám thắt lưng địch/ Chỉ huy anh em chiến đấu đến cùng/ Ấy là lúc chỉ củ khoai, củ sắn/ Ông bình dị sống giữa lòng dân”.

Hai người họ Tô giữa miền Nam thời bom đạn, không chỉ tạo cảm hứng cho trường ca của nhà thơ Châu La Việt mà còn tìm được sự đồng điệu ở nhạc sĩ Ngọc Khuê (tác giả ca khúc “Làng lúa làng hoa” nổi tiếng).

Ca khúc "Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh".

Nhạc sĩ Ngọc Khuê chia sẻ: “Trường ca Châu La Việt tái hiện toàn bộ khung cảnh của cuộc chiến tranh năm xưa, đặc biệt là lực lượng an ninh Tây Ninh thời kỳ đó. Mà nổi lên là chiến công của Anh hùng an ninh Tô Quyền, đã lấy tên con (Tô Lâm) làm bí danh để hoạt động, và tình cảm của bà con Tây Ninh sâu nặng với người cán bộ an ninh mang tên Tô Lâm. Từ niềm xúc cảm đó, tôi bắt tay vào phổ nhạc, lấy chất liệu từ những bài dân ca Nam bộ, đặc biệt là từ những bài dân ca nguyên gốc của Tây Ninh”.

Từ trường ca “Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh” của nhà thơ Châu La Việt đến ca khúc cùng tên của nhạc sĩ Ngọc Khuê, đã giúp công chúng mường tượng vẻ đẹp người chiến sĩ dấn thân cho sự nghiệp giải phóng dân tộc: “Về Gò Dầu thăm dòng Vàm Cỏ Đông/ Lại nhớ người anh hùng năm xưa chỉ huy quyết tử/ Hỏi sông ơi dòng sông còn nhớ/ Ai chém vè năm xưa trong đạn lửa/ Con thuyền nào đưa cán bộ vượt sông”.

Tuy Hòa
Tin khác
Những người đàn bà đi máy bay Pháp tìm chồng qua vùng giới tuyến
Những người đàn bà đi máy bay Pháp tìm chồng qua vùng giới tuyến

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vào đầu tháng 5/1954, mẹ tôi và nhiều người phụ nữ ở Quảng Bình đã vào tận Huế để tìm và cùng chồng trốn lính trở về quê…

Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức
Đàn trâu của nhà thơ Phạm Đức

Thơ hay thường vận vào người. Chung cuộc, cho tới khi rũ áo ra đi, nhà Thơ Phạm Đức chỉ có một mình. Gia tài ông để lại là căn nhà bên mép sông Bùi còn chưa hết nợ, một tủ sách đồ sộ mấy trăm cuốn. Và đàn trâu…, gần hai trăm con.

Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học
Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.

‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ
‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Có một người tu hành như thế
Có một người tu hành như thế

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.