Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng

Tâm Phùng - Thứ Bảy, 26/10/2024 , 10:40 (GMT+7)

Quảng Bình Hơn chục nông dân là chủ của những chiếc máy cày trổ tài cùng nhau để bình chọn người cày nhanh, cày đẹp…

Thông tin từ Hội Nông dân thị trấn Phong Nha (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), tổ chức hội thi lái máy cày giỏi làm ai cũng náo nức muốn đến xem thực hư cho thỏa lòng. Anh Trần Văn Tứ, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phong Nha cho hay, xuất phát từ ý tưởng muốn có được những kỹ năng tốt trong việc sử dụng máy cày trong khâu làm đất trên cánh đồng.

“Từ hội thi, chúng tôi sẽ tìm được những kỹ năng, kỹ thuật trong việc sử dụng máy nông nghiệp và có được những “cẩm nang” tốt nhất đưa đến cho bà con nông dân. Qua đó, thúc đẩy phong trào cơ giới hóa, đưa công nghệ vào sản xuất nông nghiệp”, anh Tứ nói.

Trước giờ xuất phát hội thi trên cánh đồng. Ảnh: T. Hiếu.

Ban Tổ chức cuộc thi cũng đã có công tác chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Các máy cày được “xếp hạng” theo công suất máy.

Tốp máy có công suất từ 2.000 đến 3.500 mã lực vào 1 bảng với diện tích bắt buộc cày là 500m2 đất ruộng. Nhóm những máy cày có công suất 4.000 - 5.000 mã lực xếp vào 1 bảng với diện tích cày là 600m2.

Tại hội thi, những nông dân đã trổ tài lái máy, cày những đường cày đẹp trong thời gian quy định. Những kinh nghiệm tích lũy trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các kỹ năng lái máy, hạ nâng giàn lưỡi cày… đã được các “thợ cày” thể hiện khá điêu luyện.

Trên cánh đồng, 11 máy cày của các “thợ cày” đã sẵn sàng. Tiếng trống lệnh nổi lên dồn dập và tiếng máy cày rộ lên.

Trong tiếng trống, 11 máy cày phăm phăm tiến lên phía trước trong tiếng reo hò cổ vũ, động viên của bà con trong vùng. Phía sau từng đụn khói xám trắng là những luống cày tươi màu đất nâu.

Những cổ động viên có người thân tham dự cuộc thi thì chia thành tốp đứng ở phía bờ ruộng để vẫy tay, hò hét. Cả cánh đồng rộng náo nhiệt tiếng máy, tiếng reo hò, tiếng trống giục…

Chưa đầy 6 phút đồng hồ, những máy cày tốp đầu đã cán đích. Những máy tiếp theo cũng cắm cờ báo xong. Thời gian để xếp thứ hạng cũng chênh nhau từng giây nên làm cho Ban Tổ chức cũng khá vất vả trong việc chấm về thời gian.

Kết thúc giai đoạn thời gian cày, tổ hiện trường sẽ đi kiểm tra từng luống cày. Tiêu chuẩn được đặt ra là luống cày đẹp, cày sâu, đều và đạt yêu cầu. Tại các góc ruộng, đường cày bám sát hơn… Đạt những yêu cầu này, Ban Tổ chức chấm điểm tuyệt đối thì “lái thủ” sẽ giành chiến thắng.

Những đường cua hẹp ở góc ruộng là kỹ năng lái máy cày của các “lái thủ”. Ảnh: T. Hiếu.

Khi nghe tin công bố của Ban Tổ chức mình giành được giải nhất hội thi, anh Trần Văn Bằng (thôn Cù Lạc 1, thị trấn Phong Nha), hồ hởi cho hay, để có được kết quả tốt, người nông dân có sức khỏe, có nhiều kinh nghiệm trong lái máy, bảo quản máy cơ giới và nhiệt tình tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

“Chúng tôi đầu tư máy cày vừa để sản xuất nhưng cũng là làm dịch vụ nông nghiệp. Vì vậy, phải có am hiểu về công dụng các máy nông nghiệp. Đồng thời phục vụ cho bà con nhiệt tình như đang làm việc nhà thì mới được bà con đánh giá cao trong công tác phục vụ sản xuất”, anh Bằng bộc bạch thêm.

Thị trấn Phong Nha có gần 500ha đất canh tác, tromg đó có trên 450ha trồng lúa 2 vụ. Những năm qua, các khâu dịch vụ làm đất, thu hoạch… bà con đều đưa máy móc vào đồng ruộng nên giảm được chi phí nhân công và tăng hiệu quả sản xuất. Nhiều “lái thủ” đã hẹn nhau luyện thêm tay nghề để dự thi mùa giải năm sau. Anh Trần Văn Tứ, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phong Nha dự kiến, trên tinh thần hứng khởi của bà con, Hội Nông dân sẽ tiếp tục tổ chức hội thi tiếp theo.

“Chúng tôi sẽ đưa vào chương trình thêm phần lý thuyết có đáp án của các chuyên gia về xử lý sự cố hỏng hóc thường gặp ở máy cơ giới nông nghiệp. Không chỉ thực hành mà lý thuyết và thực tiễn người nông dân cũng phải nắm vững”, anh Trần Văn Tứ nói thêm.

Trao giải tại Hội thi để cổ vũ phong trào cơ giới hóa nông nghiệp. Ảnh: T. Hiếu.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Tiến Sỹ, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Bình cho hay, hội thi cày máy cày nhanh, cày đẹp lần đầu tiên do Hội Nông dân thị trấn Phong Nha tổ chức có ý nghĩa trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người dân làm nông nghiệp.

“Hội thi cũng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tạo sự đoàn kết, hợp tác giữa các chủ máy để hỗ trợ nông dân sản xuất”, ông Hoàng Tiến Sỹ nói thêm.

Theo kết quả đánh giá công bằng, Ban Tổ chức đã chọn ra 3 máy cày có thành tích cao nhất để trao các giải nhất, nhì, ba. Những máy cày còn lại đều được trao giải khuyến khích để động viên phong trào cơ giới hóa nông nghiệp trên địa bàn.

Tâm Phùng
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.