Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Sức khỏe đất đã đến mức suy kiệt!

Thanh Sơn - Thứ Tư, 25/11/2020 , 07:14 (GMT+7)

Đó là ý kiến của TS Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn nông nghiệp nhiệt đới về tình trạng sức khỏe đất nông nghiệp hiện nay.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa. Ảnh: Thanh Sơn.

Theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, đất là cái gốc của nông nghiệp. Nông nghiệp Việt Nam muốn bền vững thì phải nghĩ ngay đến bền vững từ đất. Trước đây, đã nhiều lần, các nhà khoa học đất - phân lên tiếng ở nhiều diễn đàn về việc phải chú ý hơn tới đất, tới khoa học đất để tạo sự bền vững cho nông nghiệp Việt Nam.

Thưa ông, để đánh giá về sức khỏe đất, phải dựa trên những yếu tố nào?

Nói về sức khỏe đất, là nói về độ màu mỡ, dinh dưỡng trong đất. Độ màu mỡ, hàm lượng dinh dưỡng trong đất phụ thuộc vào đá mẹ. Ngoài ra, trải qua một quá trình hàng triệu năm, sức khỏe đất còn bị tác động lớn từ điều kiện thiên nhiên, địa hình, khí hậu, lịch sử canh tác của con người...

Bên cạnh đó, còn phải xét tới các tính chất vật lý, hóa học và sinh học liên quan tới sức khỏe đất. Các tính chất vật lý liên quan tới sức khỏe đất như thành phần cơ giới của đất có sét quá hoặc cát quá hay không, độ thông thoáng, độ chặt của đất ra sao, độ pH như thế nào… Tính chất hóa học tức là xem trong đất có đầy đủ 16 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng hay không. Ngoài ra phải xét tới những yếu tố dinh dưỡng giới hạn như phèn, mặn, hóa kiềm. Tính chất sinh học liên quan tới sức khỏe đất là xem lớp phủ ở trên mặt đất là gì, quần thể vi sinh vật trong đất ra sao, vi sinh vật có hại chiếm tỷ lệ cao hay là vi sinh vật có lợi.

Như vậy, sức khỏe đất phụ thuộc vào đất loại gì (do đá mẹ nào sinh ra), sau đó phụ thuộc vào các tính chất hóa học, tính chất vật lý, tính chất sinh học. Bất kỳ một tính chất nào bị mất cân đối, đều ảnh hưởng tới sức khỏe đất.

Là một nhà khoa học đất, ông đánh giá thế nào về sức khỏe đất ở nước ta hiện nay?

Từ sau ngày thống nhất đất nước đến nay, trong sản xuất nông nghiệp, chúng ta chủ yếu chạy theo số lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do chạy theo số lượng, chúng ta phải đẩy mạnh nhập khẩu hoặc sản xuất các loại phân hóa học nhằm mục đích làm sao năng suất nông sản ngày càng tăng.

Đến nay, mỗi năm, chúng ta đang sử dụng tới gần 12 triệu tấn phân hóa  học, đó là một con số quá lớn. Còn phân hữu cơ mới chỉ sản xuất được gần 3 triệu tấn/năm.

Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới. Các nhà khoa học đất đã nghiên cứu và khẳng định rằng, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng tích lũy của chất hữu cơ trong đất nhỏ hơn khả năng phân hủy. Nước ta lại có mưa nhiều, như các tỉnh phía Nam mỗi năm có tới 6 tháng mùa mưa, có những trận mưa cường độ rất lớn. Cộng với các hoạt động canh tác như cày bừa, làm đất thâm canh…, đã làm rửa trôi đi khá nhiều chất hữu cơ khiến đất bị bạc màu.

Bên cạnh đó, việc sử dụng quá nhiều phân hóa học đã làm phá vỡ cân bằng chất dinh dưỡng trong đất, trong khi lượng hữu cơ bón thêm vào đất còn khá ít, đang khiến cho hữu cơ tích lũy trong đất suy giảm mạnh, chất hữu cơ càng ngày càng nghèo kiệt.

Đã xuất hiện những yếu tố dinh dưỡng giới hạn, giới hạn ở đây là giới hạn năng suất. Trong vòng 10 năm trở lại đây, năng suất cây trồng hầu như không thể đẩy lên được nữa, thậm chí có những loại cây giảm năng suất. Trong khi đó, các loại dịch hại trên cây trồng lại xuất hiện với tần suất rất dày. Năng suất giảm, nông dân lại càng sử dụng nhiều phân hóa học với hy vọng đẩy năng suất lên. Nhưng năng suất không những không tăng mà còn tiếp tục giảm, và nguy hại hơn là càng tạo điều kiện cho sự phát sinh dịch hại. Dịch hại càng gia tăng thì chúng ta lại càng tăng nhập khẩu, sản xuất và sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa chất trên đồng ruộng. Qua đó, ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng và chất lượng nông sản. Nhiều nông sản Việt Nam đang khó cạnh tranh với nông sản cùng loại của nhiều nước trong khu vực, cũng vì sử dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật hóa học, khiến cho giá thành bị đội lên cao

Cũng do canh tác là chính mà đại đa số đất Việt Nam đã bị chua hóa. Ngày xưa, những người học về nông nghiệp, nhắm mắt cũng nói được đất phù sa có độ pH xấp xỉ 7, nhưng giờ không còn như vậy nữa. Có những vùng đất phù sa độ pH đã xuống dưới 5,5. Có những vùng đất phèn độ pH đã xuống đến 3,5.

Với tình trạng của đất bây giờ, chúng ta đã phải dùng đến khái niệm sức khỏe đất. Không thể nói là đất bạc màu, đất xói mòn nữa, mà phải nói là sức khỏe đất đã đến mức suy kiệt. Chính vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải quan tâm tới sức khỏe đất. Để biết rõ sức khỏe của đất, thì phải “khám bệnh” cho đất ở từng vùng, từng khu vực, để xem đất đang bị mất cân đối ở những tính chất vật lý, hóa học và sinh học ra sao. Từ đó sẽ lập ra phác đồ điều trị cho đất. Cụ thể là phải có những quy trình kỹ thuật bón phân hợp lý, quy trình luân canh hợp lý, nếu thâm canh thì phải có quy trình bón phân hợp lý để phục hồi và duy trì sức khỏe đất.

Nếu chúng ta không chú ý sức khỏe đất ngay từ bây giờ thì nông nghiệp không thể bền vững được. Tôi cho rằng ngành trồng trọt có thể bị ảnh hưởng rất lớn trong thời gian tới vì sức khỏe đất đã rất suy kiệt, suy kiệt tới mức không thể không lập phác đồ điều trị.

Canh tác hữu cơ ở trang trại Organica, Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.

Canh tác hữu cơ đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để cải thiện sức khỏe đất. Thưa ông, nên đẩy mạnh canh tác hữu cơ có chứng nhận hay canh tác theo hướng hữu cơ?

Tôi cho rằng để cải thiện, phục hồi sức khỏe đất, thì phải phát động mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ. Phải xác định rõ ràng, cụ thể rằng nông nghiệp hữu cơ không chỉ sản xuất ra các loại nông sản sạch tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, mà còn nhằm tới những mục tiêu rất quan trọng khác là bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe đất.

Nhưng trước mắt chúng ta chưa nên đặt nặng các chứng chỉ, chứng nhận hữu cơ, bởi ngay cả trên thế giới, hiện chưa tới 15% nông sản có chứng nhận hữu cơ. Do đó, nếu cứ đặt nặng yêu cầu sản xuất hữu cơ phải đạt các chứng nhận này nọ, thì sẽ khiến cho nông dân nản chí.

Điều quan trọng là phải tuyên truyền, khuyến khích nông dân chuyển sang canh tác theo hướng hữu cơ. Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ là nhằm giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc hóa học, tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật gốc thảo mộc. Canh tác nông nghiệp theo hướng hữu cơ là để cải thiện sức khỏe đất, bảo vệ môi trường nông thôn và sức khỏe người nông dân, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Nguồn nguyên vật liệu hữu cơ ở nước ta phong phú lắm. Tiềm năng hữu cơ rất nhiều như vậy thì phải trả hữu cơ lại cho đất thông qua việc đẩy mạnh canh tác theo hướng hữu cơ.

Xin cám ơn ông!

Thanh Sơn
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.