Kỹ thuật chăn nuôi giống gia cầm nặng 100kg, chạy 70km/giờ tiên tiến nhất

Với trọng lượng khi trưởng thành đạt trên 100kg, tốc độ chạy lên tới 70km/giờ, đặc biệt là dạ dày tiêu hóa được thức ăn thô xanh nên đà điểu đã và đang giúp nhiều doanh nghiệp, người dân và hợp tác xã làm giàu từ nuôi loài gia cầm khổng lồ này.

Báo Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi) xin được giới thiệu tới bà con, doanh nghiệp, hợp tác xã kỹ thuật nuôi chim đà điểu sinh sản và thương phẩm tiên tiến nhất hiện nay.

1 - Chuồng trại

Chuồng nuôi đà điểu được xây dựng theo kiểu chuồng thông thoáng tự nhiên, gồm 2 phần:

Phần chuồng nuôi có mái che, nền bê tông, rộng 7-9m, bước gian 3,6m, có hiên rộng 1,2m.

+Chuồng nuôi đà điểu con, hậu bị: tường hai đầu hồi xây kín, tường mặt trước, sau cao 80cm, trên có khung lưới B40 và bạt che chắn, cửa ra vào thông với sân thả.

+Chuồng nuôi đà điểu sinh sản: tường hai đầu hồi xây kín, mặt trước để thông thoáng với sân thả, tường mặt sau xây cao 1,5 m, có bố trí máng ăn sát tường.

Mái chuồng được lợp bằng tôn austnam hoặc ngói fibro. Nền chuồng bê tông có láng xi măng bằng phẳng, nhẵn, độ dốc về phía trước để thuận tiện cho việc dọn vệ sinh, rửa nền chuồng.

+Ổ đẻ được bố trí nơi góc chuồng, tạo một hố nông có đường kính 1-1,5m đổ đầy cát để đà điểu làm ổ khi đẻ hoặc để tắm cát làm sạch lông. Chuồng nuôi nên bố trí theo hướng đông nam, thông thoáng và tránh mưa hắt.

Phần diện tích chăn thả: nền đất hoặc nền cát, có hệ thống thoát nước ở xung quanh.

2 - Dụng cụ chăn nuôi

Dụng cụ sưởi ấm: chụp sưởi, đèn hồng ngoại hoặc hệ thống sưởi nền bằng khí nóng.

Quây úm: quây úm làm bằng cót ép, tấm nhựa, khung lưới sắt hoặc khung gỗ, chiều cao 35-40cm, diện tích 2-2,5m2, mỗi quây như vậy có thể nuôi 15-25 đà điểu.

 Thảm lót và chất độn chuồng: Sử dụng thảm sợi mềm, cát khô

Máng ăn, uống:

+ Giai đoạn đà điểu con (1-4 tuần tuổi): dùng chậu sành, máng nhựa hoặc cao su, hình tròn đường kính 25-30cm, thành cao 7-10cm, hình chữ nhật kích thước 50 x 20 x 5cm.

+  Giai đoạn 5-12 tuần sử dụng máng cao su hoặc bể xi măng dài 1-1,2 m; rộng 30-40cm; cao 20cm.

+ Sau 3 tháng tuổi sử dụng máng xi măng kích thước dài 1,5-2m, rộng 40-50cm; cao 30-40cm, lòng máng vét tròn thuận lợi cho việc vệ sinh thau rửa.

1. Giai đoạn con (01 ngày đến 3 tháng tuổi)

1.1. Nhận đà điểu giống

Đà điểu loại 1 có khối lượng đạt từ 0,8-1,0kg, khoẻ mạnh, hai chân mập bóng đứng vững, mắt sáng tinh nhanh, bụng gọn, rốn khô, lông tơi không dính bết.

1.2. Mật độ

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: 5-10 con/m2 quây úm.

Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: 4-8 con/m2 nền chuồng và 2-4 con/ m2 sân thả

Giai đoạn 7-12 tuần tuổi: 3-5 con/m2 nền chuồng và 1-2 con/ m2 sân thả

1.3. Nhiệt độ và độ ẩm

Bảng 1. Nhiệt độ, độ ẩm (dưới chụp sưởi)

Tuần tuổi

Nhiệt độ (oC)

Đm (%)

 

32 - 33

65 - 70

 

30 - 32

60 -75

 

28 - 30

60 -75

 

 26 - 28

60-75

5-12

24 - 26

65 -75

Trong quá trình úm phải quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ môi trường:

TT

Hành vi của đà điểu

Nhiệt độ quây úm

Xử lý

 

Nằm tản đều trong quây

Đủ độ ấm

 
 

Há miệng để thở, tránh xa nguồn nhiệt (bóng đèn điện, chụp sưởi…)

Quá nóng

Tắt bớt bóng điện, treo cao thiết bị sưởi

 

Tập trung, nằm đè lên nhau dưới nguồn nhiệt

Quá lạnh

Bổ sung thêm bóng điện, hạ thấp chụp sưởi

1.4. Ánh sáng

Giai đoạn 1-4 tuần tuổi thời gian chiếu sáng 24 giờ/ngày, từ tuần thứ 5 trở đi 17giờ/ngày.

1.5. Thức ăn và cách cho ăn

* Thức ăn gồm có 2 loại: thức ăn tinh và thức ăn xanh. Tỷ lệ thức ăn tinh/xanh trong giai đoạn này là 1/0,5.

Thức ăn tinh: sử dụng hỗn hợp cám mảnh hoặc viên nhỏ

Bảng 2. Giá trị dinh dưỡng thức tinh

Chỉ tiêu

1 – 4 tuần tuổi

5 - 12 tuần tuổi

Độ ẩm (%)

12,0

12,0

Protein thô (%)

21,0

20,0

ME (Kcal/kg)

2.900

2.800

Xơ thô (%)

4,0

5,5

Canxi (%)

1,0 – 1,5

1,0 – 1,3

Phospho tổng số (%)

0,4 – 0,8

0,4 – 0,8

NaCl (%)

0,18-0,20

0,18-0,20

Lysine (%)

1,30

1,00

Met+Cystein tổng số (%)

0,90

0,73

Béo thô (%)

4,2

4,5

Khoáng tổng số (%)

7,0

7,0

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8500

De hues 8501

Thức ăn xanh: 1-12 tuần tuổi các loại rau, cỏ mềm: xà lách, rau muống, chè đại, cỏ hoa trắng. Từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng các loại cỏ xanh, lá ngô non.

Cách cho ăn: Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, cung cấp một lượng nhỏ thức ăn để kích thích chúng ăn nhiều hơn. Số lần cho ăn trong ngày của giai đoạn này như sau:

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: cho ăn 9-10 lần/ngày đêm

Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: cho ăn 6-7 lần/ngày đêm

Giai đoạn 7-12 tuần tuổi: cho ăn 4-5 lần/ngày

Đàn đà điểu sinh sản giống gốc tại Trạm Nghiên cứu đà điểu Ba Vì - Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương. Video: Quang Dũng.

Bảng 3. Định lượng thức ăn và dự kiến khối lượng cơ thể cần đạt

Tuổi

(tuần)

Khối lượng cơ thể (kg/con)

Thức ăn tinh (g/con/ngày)

Thức ăn xanh (g/con/ngày)

Mới nở

0,8-0,9

   
 

0,9-1,0

15-20

Tập ăn

 

1,5-1,6

80-90

40-45

 

2,8-3,0

140-150

70-75

 

3,9-4,2

190-200

95-100

 

5,0-5,3

250-260

130-140

 

6,5-7,0

320-350

180-200

 

8,0-8,5

400-430

250-300

 

9,5-10,0

470-500

300-350

 

11,0-11,5

530-550

350-400

10

13,0- 14,0

600-650

450-500

11

15,0-16,0

650-700

500-550

12

17,5-19,0

700-750

600-700

 

Lưu ý: trong tuần đầu có 10-15% cá thể đà điểu giảm 15-20% khối lượng cơ thể

1.6. Nước uống

Nguồn nước cho đà điểu con uống phải sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước ấm 23-25 độ C. Cho uống nước tự do và cần thay nước 3-4 lần/ngày.

2. Giai đoạn hậu bị 1 (4-10 tháng tuổi)

- Chọn đà điểu giống đầu kỳ: chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khối lượng đạt yêu cầu, không có dị tật.

- Thức ăn: Tỷ lệ sử dụng tinh/xanh trong giai đoạn này là 1/1.

Bảng 4. Giá trị dinh dưỡng thức ăn tinh

Chỉ tiêu

4-6 tháng tuổi

7-12 tháng tuổi

Độ ẩm (%)

12,0

12,0

Protein thô (%)

17,0

16,0

ME (Kcal/kg)

2600

2500

Xơ thô (%)

8,0

8,0

Canxi (%)

0,7-1,0

0,8-1,2

Phospho tổng số (%)

0,4-0,8

0,4-0,8

NaCl (%)

0,18-0,20

0,18-0,20

Lysine (%)

0,85

0,75

Met+Cyst tổng số (%)

0,62

0,55

Béo thô (%)

4,0

3,5

Khoáng tổng số (%)

6,5

7,5

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8502

De hues 8503

Bảng 5. Định lượng thức ăn và khối lượng cơ thể cần đạt

Tuổi

(tháng)

Khối lượng (kg/con)

Thức ăn tinh (kg/con/ngày)

Thức ăn xanh (kg/con/ngày)

Trống

Mái

Trống

Mái

Trống

Mái

 

28-30

25-27

1,1

0,9

1,0

0,9

 

40-42

36-38

1,2

1,1

1,1

1,0

 

52-55

47-50

1,3

1,2

1,2

1,1

 

63-65

58-61

1,4

1,3

1,3

1,2

 

74-76

68-72

1,4

1,3

1,4

1,3

 

83-85

79-82

1,5

1,4

1,5

1,4

10

90-92

85-88

1,6

1,5

16

1,5

Cho đà điểu ăn tự do 2 lần/ngày vào đầu buổi sáng và buổi chiều, để riêng máng thức ăn tinh và thức ăn xanh

Cung cấp đủ nước sạch cho đà điểu uống cả ngày đêm.

3. Giai đoạn hậu bị 2 (11-24 tháng)

3.1. Chọn đà điểu giống

Khi 11 tháng tuổi đà điểu thay lông mới với sự phân biệt gắn với giới tính: đà điểu trống lông chuyển dần sang màu đen, đà điểu mái lông xám tro.

Chọn con đà điểu khỏe mạnh nhanh nhẹn, không có dị tật, trong đó trống chọn khối lượng từ cao xuống, mái chọn xung quanh khối lượng trung bình, kết hợp chọn theo năng suất trứng của mẹ.

3.2. Thức ăn và phương pháp cho ăn

Tỷ lệ sử dụng tinh/ xanh là 1/1,5

Bảng 6. Giá trị dinh dưỡng thức ăn tinh

Chỉ tiêu

Giá trị

Protein thô (%)

13,0

ME (Kcal/kg)

2200

Xơ thô (%)

10,0

Canxi (%)

1,0 - 2,0

Phospho tổng số (%)

0,4 – 0,8

NaCl (%)

2,0

Lysine (%)

0,8

Met+Cyst tổng số (%)

0,54

Béo thô (%)

4,0-4,5

Khoáng tổng số (%)

9,0-10,0

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8520

4. Giai đoạn nuôi đà điểu hậu bị từ 10-24 tháng tuổi

Cho đà điểu vận động nhiều, mức ăn giảm. Nếu có điều kiện nên nuôi tách riêng trống, mái và kiểm tra định kỳ khối lượng đà điểu cũng như tình trạng sức khỏe để có những điều chỉnh về thức ăn cho phù hợp.

Bảng 7. Định lượng thức ăn và khối lượng cơ thể cần đạt

Tuổi

(tháng)

Khối lượng (kg/con)

Thức ăn tinh (kg/con/ngày)

Thức ăn xanh (kg/con/ngày)

Trống

Mái

Trống

Mái

Trống

Mái

11-12

105-110

90-95

1,4

1,3

1,7

1,6

13-16

115-120

95-100

1,3

1,2

1,9

1,8

17-20

120-125

100-102

1,3

1,2

2,0

1,9

21-24

125-130

102-105

1,4

1,3

2,0

1,9

4.1. Chọn giống

Lúc 24 tháng tuổi, màu sắc mỏ, chân của con trống thay đổi theo hướng từ trắng sang hồng nhạt và đỏ lên vào mùa sinh sản.

- Chọn đà điểu trống: chọn những con khỏe mạnh, dáng đứng thẳng nhanh nhẹn, lông màu đen mượt, mỏ và chân màu đỏ, gai giao cấu phát triển.

- Chọn đà điểu mái: chọn những con khỏe mạnh, nhanh nhẹn, thân hình cân đối, lông mượt màu xám tro, chân thẳng, bụng mềm, lỗ huyệt rộng, ướt.

Đà điểu sinh sản theo mùa từ nửa sau tháng 12 của năm trước đến nửa trước tháng 9 năm sau. Sau đó đà điểu ngừng đẻ và thay lông.

Do vậy, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đà điểu sinh sản được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đẻ trứng và giai đoạn ngừng đẻ.

4.2. Giai đoạn đẻ trứng

Bảng 8. Giá trị dinh dưỡng thức ăn tinh

Chỉ tiêu

Giá trị dinh dưỡng

Protein thô (%)

16,0

ME (Kcal/kg)

2500

Xơ thô (%)

8,0

Canxi (%)

3,0

Phospho tổng số (%)

0,8

NaCl (%)

0,20

Lysine (%)

0,85

Met+Cystein tổng số (%)

0,73

Béo thô (%)

4,5

Khoáng tổng số (%)

10,0

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8510

Cách cho ăn: thức ăn tinh cho ăn theo tỷ lệ đẻ trong khoảng 1,3-1,6 kg/con/ngày, thức ăn xanh cho ăn tự do với mức < 2kg/con/ngày gồm các loại cỏ ghi-nê, cỏ voi, rau muống, bèo tây, cải bắp… được thái nhỏ với kích thước 1-3 cm. Có thể cho ăn chung hoặc riêng thức ăn xanh và thức ăn tinh.

Nước uống: Nhu cầu nước uống cho đà điểu sinh sản từ 2-5 lít nước/con/ngày.

Yêu cầu chất lượng nước sạch, vệ sinh máng uống hàng ngày

đẻ: giữ vệ sinh ổ đẻ luôn khô ráo, thay cát khô định kỳ.

Thu nhặt trứng: Thời gian đẻ trứng của đà điểu tập trung vào buổi chiều từ 14-17h, người chăn nuôi phải theo dõi, đỡ đẻ kịp thời bằng khăn bông sạch. Trứng sau khi thu nhặt phải được bảo quản ngay.

3.  Giai đoạn ngừng đẻ

Thường đà điểu kết thúc vụ đẻ vào giữa tháng 9 hàng năm, nghỉ đẻ và thay lông trong thời gian 2,5-3,0 tháng.

Chọn loại thải 10-15% những con có khả năng sinh sản kém (trống phôi thấp, mái năng suất trứng thấp)

Cách dập đẻ: khi đàn đà điểu đẻ giảm còn khoảng <5% trong 7 ngày liên tiếp thì bắt đầu cho dập đẻ.

Trong giai đoạn dập đẻ thức ăn xanh cho ăn theo tỷ lệ 1/1, thức ăn tinh được khống chế về chất và lượng như trong bảng sau:

Bảng 9. Lịch trình dập để theo ngày

TT

Thời gian

Khẩu phần thức ăn tinh

Yêu cầu

Ghi chú

Dinh dưỡng

kg/con/ngày

 

Dập đẻ (3 ngày)

   

Đà điểu giảm hoặc ngừng đẻ.

Theo dõi tình trạng sức khỏe

 

Ngừng đẻ 1

(25- 30 ngày)

Pr    13%,

ME  2200-2300

1,0

Đà điểu giảm, ngừng phát dục, giữ và giảm nhẹ khối lượng

Tiêm vắc xin Newcastle hoặc vắc xin khác khi cần thiết

 

Ngừng đẻ 2

(25-30 ngày)

Pr    13%,

ME  2200-2300

1,2

Đà điểu khỏe mạnh, cuối giai đoạn lông mọc phủ toàn thân

Theo dõi tình trạng sức khỏe

 

Dựng đẻ

(22-27 ngày)

Pr     15-16%,

ME  2450-2500

1,4

Đà điểu phát dục, con trống có mỏ và chân màu đỏ, con mái máy cánh và bắt đầu đẻ bói vào cuối giai đoạn

Bổ sung ADE vào thức ăn, nước uống

 

Ghi chú: Thời gian bắt đầu đập đẻ có thể thay đổi tùy theo thực tế đàn đà điểu sinh sản hàng năm. Bố trí đủ số lượng máng ăn đảm bảo mọi con đều được ăn. Trộn thức ăn tinh với thức ăn xanh.

3.1. Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi

Trước khi nuôi 2 tuần phải tẩy rửa vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh, phun thuốc sát trùng, quét nước vôi nền chuồng, tường, hành lang chuồng nuôi.

Diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi

Phát quang cây cối xung quanh khu vực chuồng nuôi, làm cỏ, khơi thông cống rãnh và rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi.

Phun sát trùng hoặc xông khử trùng chuồng trước khi đưa vào sử dụng 7 ngày.

3.2. Vệ sinh thú y trong quá trình nuôi

Vệ sinh sạch sẽ máng ăn và máng uống trước khi cho đà điểu ăn, uống.

Thường xuyên quét dọn vệ sinh hành lang, quét mạng nhện, cắt cỏ xung quanh chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh hai bên chuồng.

Định kỳ đánh thuốc diệt chuột và các loại côn trùng khu vực xung quanh và chuồng nuôi

Hàng ngày thu gom đà điểu chết và đưa ra khu xử lý chôn sâu hoặc đưa vào lò đốt.

3.3. Vệ sinh khử trùng chuồng trại sau mỗi đợt nuôi

- Đưa toàn bộ máng ăn, uống và dụng cụ chăn nuôi ra khỏi chuồng.

- Sau 1 tuần phải hoàn thành việc dọn sạch cát độn chuồng đưa về nơi quy định, tổng vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi (phun nước rửa chuồng), sửa chữa thay thế những chỗ bị hỏng sau đó tổng vệ sinh toàn bộ chuồng nuôi.

- Phun khử trùng trong chuồng nuôi sau đó đóng của không cho người qua lại và để trống chuồng 15-20 ngày mới đưa đà điểu vào nuôi.

3.4. Quy trình sử dụng vắc xin

 Bảng 10. Lịch phòng vắc xin

Ngày tuổi

Loại vắc xin

Liều lượng

Cách sử dụng

 

Viêm gan

0,5ml/con

Tiêm dưới da

 

ND-Lasota

= 3 liều gà

Nhỏ mũi

15

Fluvac 2

0,5ml/con

Tiêm dưới da

21

ND - Emulsion

2ml/con

Tiêm dưới da

45

Fluvac 2

1ml/con

Tiêm dưới da

225 ngày

ND – Emulsion

Fluvac 2

2ml/con

2ml/con

Tiêm dưới da

18 tháng

ND – Emulsion

Fluvac 2

2ml/con

2ml/con

Tiêm dưới da

24 tháng

ND – Emulsion

Fluvac 2

Viêm gan

2ml/con

2ml/con

1ml/con

Tiêm dưới da

Ngừng đẻ 1

ND – Emulsion

Fluvac 2

Viêm gan

2ml/con

2ml/con

1ml/con

Tiêm dưới da

 

Ghi chú: Bổ sung ADE, đường glucoza trước và sau tiêm vắc xin 3-5 ngày. Bổ sung vitamin C, chất điện giải để chống nóng cho đà điểu khi nhiệt độ môi trường >35 oC (đặc biệt là đối với đàn sinh sản).

1- Chuồng trại

Áp dụng như chuồng nuôi đà điểu sinh sản

2 - Dụng cụ chăn nuôi

Dụng cụ sưởi ấm: chụp sưởi, đèn hồng ngoại hoặc hệ thống sưởi nền bằng khí nóng.

Quây úm: quây úm làm bằng cót ép, tấm nhựa, khung lưới sắt hoặc khung gỗ, chiều cao 35-40cm, diện tích 2-2,5m2, mỗi quây như vậy có thể nuôi 15-25 đà điểu.

 Thảm lót và chất độn chuồng: Sử dụng thảm sợi mềm, cát khô

Máng ăn, uống:

+ Giai đoạn đà điểu con (1-4 tuần tuổi): dùng chậu sành, máng nhựa hoặc cao su, hình tròn đường kính 25-30cm, thành cao 7-10cm, hình chữ nhật kích thước 50 x 20 x 5cm.

+  Giai đoạn 5-12 tuần sử dụng máng cao su hoặc bể xi măng dài 1-1,2m; rộng 30-40cm; cao 20cm.

+ Sau 3 tháng tuổi sử dụng máng xi măng kích thước dài 1,5-2m, rộng 40-50cm; cao 30-40cm, lòng máng vét tròn thuận lợi cho việc vệ sinh thau rửa.

1- Giai đoạn con (01-3 tháng tuổi)

1.1. Nhận đà điểu giống

Đà điểu loại 1 có khối lượng đạt từ 0,8-1,0kg, khoẻ mạnh, hai chân mập bóng đứng vững, mắt sáng tinh nhanh, bụng gọn, rốn khô, lông tơi không dính bết.

1.2. Mật độ

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: 5-10 con/m2 (quây úm 2-3/m2).

Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: 4-8 con/m2 nền chuồng và 2-4 con/m2 sân thả

Giai đoạn 7-12 tuần tuổi: 3-5 con/m2 nền chuồng và 1-2 con/m2 sân thả

1.3. Nhiệt độ và độ ẩm

Bảng 11. Nhiệt độ, độ ẩm (dưới chụp sưởi)

Tuần tuổi

Nhiệt độ (oC)

Đm (%)

 

32-33

65-70

 

30-32

65-75

 

28-30

65-75

 

 26-28

65-75

5-12

24-26

65-75

Trong quá trình úm phải quan sát phản ứng của đà điểu với nhiệt độ môi trường:

TT

Hành vi của đà điểu

Nhiệt độ quây úm

Xử lý

 

Nằm tản đều trong quây

Đủ độ ấm

 
 

Há miệng để thở, tránh xa nguồn nhiệt (bóng đèn điện, chụp sưởi…)

Quá nóng

Tắt bớt bóng điện, treo cao thiết bị sưởi

 

Tập trung, nằm đè lên nhau dưới nguồn nhiệt

Quá lạnh

Bổ sung thêm bóng điện, hạ thấp chụp sưởi

1.4. Ánh sáng

1- 4 tuần tuổi: thời gian chiếu sáng 24 giờ/ngày, từ tuần thứ 5 trở đi 17giờ/ngày.

1.5. Thức ăn và cách cho ăn

* Gồm có 2 loại: thức ăn tinh và thức ăn xanh. Tỷ lệ thức ăn tinh/xanh là 1/0,5.

Thức ăn tinh:

Bảng 12. Giá trị dinh dưỡng thức ăn tinh

Chỉ tiêu

1 – 4 tuần tuổi

5 - 12 tuần tuổi

Độ ẩm (%)

12,0

12,0

Protein thô (%)

21,0

20,0

ME (Kcal/kg)

2.900

2.800

Xơ thô (%)

4,0

5,5

Canxi (%)

1,0 – 1,5

1,0 – 1,3

Phospho tổng số (%)

0,4 – 0,8

0,4 – 0,8

NaCl (%)

0,18-0,20

0,18-0,20

Lysine (%)

1,30

1,00

Met+Cystein tổng số (%)

0,90

0,73

Béo thô (%)

4,2

4,5

Khoáng tổng số (%)

7,0

7,0

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8500

De hues 8501

Thức ăn xanh: 1-4 tuần tuổi các loại rau, cỏ mềm: xà lách, rau muống, chè đại, cỏ hoa trắng… từ 3 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng các loại cỏ xanh, lá ngô non.

* Cách cho ăn: Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, cung cấp một lượng nhỏ thức ăn để kích thích chúng ăn nhiều hơn. Số lần cho ăn trong ngày của giai đoạn này như sau:

Giai đoạn 1-2 tuần tuổi: cho ăn 9-10 lần/ngày đêm

Giai đoạn 3-6 tuần tuổi: cho ăn 6-7 lần/ngày đêm

Giai đoạn 7-12 tuần tuổi: cho ăn 4-5 lần/ngày đêm

Bảng 13. Định lượng thức ăn và dự kiến khối lượng cơ thể cần đạt

Tuổi

(tuần)

Khối lượng cơ thể (kg/con)

Thức ăn tinh (g/con/ngày)

Thức ăn xanh (g/con/ngày)

Mới nở

0,8-0,9

   
 

0,9-1,0

15-20

Tập ăn

 

1,5-1,6

80-90

40-45

 

2,6-2,8

140-150

70-75

 

3,9-4,2

190-200

95-100

 

5,0-5,3

250-260

130-140

 

6,5-7,0

320-350

180-200

 

8,0-8,5

400-430

250-300

 

9,5-10,0

470-500

300-350

 

11,0-11,5

530-550

350-400

10

13,0- 14,0

600-650

450-500

11

15,0-16,0

650-700

500-550

12

17,5-19,0

700-750

600 - 700

Lưu ý: trong tuần đầu có 10-15% cá thể đà điểu giảm 15-20% khối lượng cơ thể

1.6. Nước uống

Nguồn nước cho đà điểu con uống phải sạch đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Những ngày đầu nên cho đà điểu uống nước ấm 30-35 độ C. Cho uống nước tự do và cần thay nước 3-4 lần/ngày.

2 - Giai đoạn (4-12 tháng tuổi)

- Chọn đà điểu giống đầy kỳ: chọn những con khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn về khối lượng, không có dị tật

- Thức ăn: Tỷ lệ sử dụng tinh/xanh là 1/1.

Bảng 14. Giá trị dinh dưỡng thức ăn tinh

Chỉ tiêu

4-6 tháng tuổi

7-12 tháng tuổi

Độ ẩm (%)

12,0

12,0

Protein thô (%)

17,0

16,0

ME (Kcal/kg)

2600

2500

Xơ thô (%)

8,0

8,0

Canxi (%)

0,7-1,0

0,8-1,2

Phospho tổng số (%)

0,4-0,8

0,4-0,8

NaCl (%)

0,18-0,20

0,18-0,20

Lysine (%)

0,85

0,75

Met+Cyst tổng số (%)

0,62

0,55

Béo thô (%)

4,0

3,5

Khoáng tổng số (%)

6,5

7,5

Cám hỗn hợp của hãng

De hues 8502

De hues 8503

Bảng 15. Định lượng thức ăn và khối lượng cơ thể cần đạt

Tuổi

(tháng)

Khối lượng (kg/con)

Thức ăn tinh (kg/con/ngày)

Thức ăn xanh (kg/con/ngày)

Trống

Mái

Trống

Mái

Trống

Mái

 

32-34

28-30

1,1

0,9

1,0

0,9

 

45-48

40-42

1,2

1,1

1,1

1,0

 

60-62

52-55

1,3

1,2

1,2

1,1

 

77-79

65-68

1,4

1,3

1,3

1,2

 

86-88

77-77

1,5

1,4

1,4

1,3

 

95-97

85-88

1,6

1,5

1,5

1,4

10

102-105

92-95

1,7

1,6

16

1,5

11

109-112

95-97

1,8

1,7

1,7

1,6

12

116-118

100-102

1,8

1,7

1,7

1,6

Cho đà điểu ăn tự do 2 lần/ngày vào đầu buổi sáng và buổi chiều, để riêng máng thức ăn tinh và thức ăn xanh

- Nước uống: cung cấp đủ nước sạch cho đà điểu uống cả ngày, đêm

3.1. Vệ sinh chuồng trại

Thực hiện như quy trình nuôi đà điểu sinh sản

3.2. Quy trình sử dụng vắc xin

Bảng 16. Lịch phòng vắc xin

Ngày tuổi

Loại vắc xin

Liều lượng

Cách sử dụng

 

Viêm gan

0,5ml/con

Tiêm dưới da

 

ND-Lasota

= 3 liều gà

Nhỏ mũi

15

Fluvac 2

0,5ml/con

Tiêm dưới da

21

ND - Emulsion

2ml/con

Tiêm dưới da

45

Fluvac 2

1ml/con

Tiêm dưới da

225 ngày

ND – Emulsion

Fluvac 2

2ml/con

2ml/con

Tiêm dưới da

Đình Tường - Nguyên Huân - Quang Dũng
Báo Nông nghiệp Việt Nam
Tùng Đinh - Đình Tường
Quang Dũng