Công nghệ sinh học là hướng đi tất yếu, nhưng chúng ta quá chậm!

Nhóm PV - Thứ Tư, 23/10/2024 , 10:19 (GMT+7)

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ sinh học (CNSH) xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dân số tăng, nhu cầu an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai dịch bệnh.

Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được tổ chức sáng 5/10, tại Hà Nội, theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: Tùng Đinh.

Cần chiến lược thúc đẩy nghiên cứu công nghệ sinh học

“Điều đáng tiếc là áp dụng CNSH ở Việt Nam còn chậm, khoảng cách với thế giới có xu hướng ngày càng tăng và chưa đạt mục tiêu của Đảng, Nhà nước đặt ra”. Đây là khẳng định của nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại Diễn đàn “Thành tựu và định hướng ứng dụng CNSH phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế” tại Hà Nội ngày 5/10 vừa qua.

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, công nghệ số, công nghệ AI… cũng là một bước đệm giúp CNSH có thể phát triển mạnh hơn. Do đó, nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kêu gọi cần phải có chiến lược đào tạo nhân lực, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để tận dụng xung lực từ CNSH.

Bài liên quan

Đồng tình với TS. Cao Đức Phát, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Hữu Ninh nhận định, nghiên cứu khoa học công nghệ luôn có độ trễ so với thực tế. Những điều chỉnh hôm nay phải nhiều năm sau mới bắt đầu phát huy tác dụng. “Tác động của CNSH, vì thế, tương đối khó cảm nhận”, ông Ninh nói.

Như vậy, cần thiết phải điều chỉnh áp dụng công nghệ tạo ra những giống mới để tạo ra sản phẩm đem lại hiệu quả sản xuất tốt hơn cho người dân, đáp ứng nhu cầu về an ninh lương thực.

Để đảm bảo ứng dụng CNSH tạo ra sự đột phá, những kỹ thuật nhân giống hiện đại, kỹ thuật di truyền và chỉnh sửa bộ gen đã cung cấp các giống mới với các tính trạng mong muốn như tính chịu hạn, kháng bệnh, chống chịu mặn; sử dụng chất dinh dưỡng, tăng năng suất và sức sống tự nhiên, hiệu quả sử dụng nước…

Gần đây nhất, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị đã xác định, xây dựng CNSH trở thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng.

Trước mắt, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường đề xuất Bộ NN-PTNT tập trung xây dựng, khai thác tối đa hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm, tập trung vào những công nghệ tế bào, công nghệ nano.

Trong giai đoạn từ nay đến 2030, số lượng nhiệm vụ khoa học công nghệ bị giảm so với cách đây 10 năm. Một phần nguyên nhân, theo ông Ninh, là rào cản về các cơ chế, chính sách, điển hình là Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định kết quả nghiên cứu thuộc phạm vi đầu tư của ngân sách Nhà nước sẽ được xem là tài sản Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp thời gian qua kém mặn mà trong việc phối hợp, đầu tư nghiên cứu CNSH.

Kỳ vọng giống sắn kháng bệnh khảm lá

Theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), Việt Nam với khí hậu nhiệt đới đang phải đối mặt với nhiều thách thức từ sâu bệnh hại, đặc biệt là đối với các loại cây trồng chính.

Các loại sâu bệnh hại ngày càng kháng thuốc mạnh mẽ, gây ra nhiều khó khăn cho nông dân. Ông Dương cho biết, trước đây nông dân có thể phun thuốc bảo vệ thực vật đến 5 lần nhưng vẫn không thể tiêu diệt được sâu, đặc biệt là trong giai đoạn chúng đã phát triển khả năng kháng thuốc.

Trong những năm gần đây, các loại bệnh như bệnh khảm lá sắn, vốn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất sắn trị giá xuất khẩu lên tới 1,4 tỷ USD, cũng đang trở thành mối lo ngại lớn.

Giống HN3 và HN5 không chỉ kháng được bệnh khảm lá, mà còn cho thấy năng suất cao, trữ bột đảm bảo. Ảnh: Trần Trung.

Tuy nhiên, khi các biện pháp sử dụng giống cây trồng chuyển gen (GMO) được áp dụng, đặc biệt là các giống có khả năng kháng sâu bệnh, hiệu quả đã được chứng minh rõ rệt. Một ví dụ điển hình là việc giống ngô kháng sâu đã giúp kiểm soát gần như hoàn toàn sâu keo mùa thu, một loại sâu hại mới gây thiệt hại lớn trong khu vực ASEAN.

Việt Nam đã đưa ra 6 giống sắn kháng bệnh để bảo vệ năng suất và chất lượng. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng việc phát triển các giống kháng bệnh không chỉ dừng lại ở khả năng chống chịu sâu bệnh, mà còn phải đảm bảo các yếu tố về năng suất và chất lượng, đặc biệt là hàm lượng tinh bột.

Ông giải thích: “Chúng tôi đặt mục tiêu hàm lượng tinh bột trong sắn phải đạt ít nhất 26%. Nếu giống sắn chỉ kháng bệnh nhưng không đạt hàm lượng tinh bột tiêu chuẩn, hoặc thời gian dự trữ lượng tinh bột trên đồng ruộng quá ngắn, nông dân sẽ không chấp nhận. Vì vậy, việc phát triển giống cây trồng cần phải kết hợp cả khả năng kháng bệnh với các tiêu chí về năng suất và chất lượng. Các giống cây trồng công nghệ sinh học mới sẽ giải quyết được điều đó”.

Ngoài giống sắn, ông Nguyễn Quý Dương cũng đề cập đến tiềm năng ứng dụng công nghệ sinh học đặc biệt công nghệ chỉnh sửa gen, tạo giống kháng sâu bệnh hại cho các loại cây trồng khác như chanh leo, lúa và chuối. Đây là những ngành sản xuất có tiềm năng lớn, nhưng đối mặt với những bệnh hại toàn cầu, và cần giải quyết thông qua việc phát triển giống kháng bệnh.

Ông cho biết, chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) mà Việt Nam đang triển khai đang tập trung vào giải pháp giống kháng và chống chịu, xem đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón.

Khuyến nghị từ CropLife châu Á

Trong những năm qua, Việt Nam đã xây dựng nhiều chính sách về CNSH trong nông nghiệp. Mục tiêu của phát triển CNSH ngành nông nghiệp đến năm 2030 là phát triển ngành công nghiệp sinh học có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp.

TS Sonny Tababa, Giám đốc Công nghệ sinh học CropLife châu Á đánh giá, cây trồng áp dụng CNSH giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu, giúp người dân nâng cao sinh kế, đảm bảo thu nhập, nhất là tại các vùng chưa đảm bảo về nước tưới, vùng sâu, vùng xa.

TS Sonny Tababa - Giám đốc Công nghệ sinh học CropLife Châu Á đưa ra một số khuyến nghị cho Bộ NN-PTNT. Ảnh: Tùng Đinh.

Trải qua quá trình 10 năm phát triển CNSH, Việt Nam đang trong giai đoạn rực rỡ nhất, theo bà Tababa, bởi đây là quãng thời gian đủ dài để các bên liên quan có những quan sát, nghiên cứu cặn kẽ về các thành tựu đã đạt được.

Bài liên quan

“Công nghệ chỉnh sửa gen đã khẳng định được vai trò, tầm quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam”, bà Tababa nhìn nhận và khuyến cáo Việt Nam nên có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện (cả về nông sản lẫn dịch hại) để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.

Theo đại diện của CropLife, cơ quan quản lý nên là đầu mối tiên phong, đóng vai trò “mở đường” cho CNSH giúp người nông dân có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với công nghệ mới.

Bên cạnh việc tự nghiên cứu về biến đổi gen, TS Tababa đề nghị Việt Nam tham khảo công nghệ, chính sách của các quốc gia châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Philippines…

“Khi nhìn vào khung pháp lý của các quốc gia lân cận, CropLife thấy có sự tương đồng với Việt Nam. Tôi tin, các bạn sẽ thu được những kinh nghiệm quý báu khi phát triển CNSH trong tương lai”, bà nhấn mạnh.

Ngành nông nghiệp đặt mục tiêu nâng cao tiềm lực nghiên cứu phát triển, ứng dụng và làm chủ CNSH hiện đại của khu vực và thế giới, đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ CNSH ngang bằng các nước tiên tiến.

Nhóm PV
Tin khác
Đào tạo kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho 40.000 nông dân
Đào tạo kiến thức về thuốc BVTV sinh học cho 40.000 nông dân

Hợp tác giữa Cục BVTV và UPL Việt Nam sẽ xây dựng 2 mô hình trên sầu riêng, lúa; đồng thời phổ biến kiến thức đến nhiều đối tượng trong chuỗi sản xuất.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Khoa học công nghệ nông nghiệp lan tỏa trên đất Nghệ An
Khoa học công nghệ nông nghiệp lan tỏa trên đất Nghệ An

Ứng dụng khoa học và công nghệ đã tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Nghệ An, thể hiện qua 5 dự án cấp quốc gia...

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).