Người khơi dòng chảy lạ cho lúa nước: [Bài 2] Làm lúa không cày bừa và tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ

Dương Đình Tường - Thứ Năm, 22/02/2024 , 14:20 (GMT+7)

Anh Trần Văn Hòa đội trưởng sản xuất của HTX Minh Tân kể, 3 năm 4 vụ nay một phần diện tích đã áp dụng công nghệ không làm đất, giống nảy mầm siêu tốc.

Lương Văn Trường (áo đen) trò chuyện cùng anh Trần Văn Hòa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Hợp với cả sản xuất nhỏ lẫn quy mô lớn

Cụ thể vụ đầu, đội của anh Hòa ở HTX Minh Tân (Vụ Bản, Nam Định) làm 4 mẫu và mới đây nhất làm trên 10 mẫu: “Lúc đầu áp dụng công nghệ giống nảy mầm siêu tốc tôi rất lo. Vụ xuân 2021 rất rét, mạ sạ của bà con chết hết phải sạ lại khoảng 60% còn mạ sạ của mình cứ nằm im, cũng sợ. Ai cũng bảo: “Chết rồi, nhà này chắc phải gieo lại thôi”. Nhưng khi nắng lên, mạ lại phát triển bình thường.

Bài liên quan

Vụ sau tôi ứng dụng tiếp công nghệ không cày dù bản thân có 2 máy cày nhỏ. Vụ mùa nắng nóng rất hợp với công nghệ này bởi vi sinh vật bổ sung xuống ruộng hoạt động mạnh giúp rơm rạ nhanh phân hủy, chỉ sau 1 tuần với 3 lần lồng, còn vụ xuân trời lạnh lại ít nước nên phải lồng 4, 5 lượt mới đạt.

Bà con thấy lạ, cứ bàn tán không biết ông này làm lúa kiểu gì mà khác vậy nhưng rồi thấy tôi làm thành công vụ sau họ đã ứng dụng trên 10 mẫu.

Không cày bừa vừa đỡ tốn mỗi sào 70.000đ công làm đất lại đỡ được khoảng 30.000đ/sào vì chẳng cần bón lót. Còn hạt giống nảy mầm siêu tốc giúp chủ động về thời gian mùa vụ, không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Tôi mong sao hai công nghệ này sớm được phổ biến đại trà cho bà con nhàn hơn và chủ động hơn trước những diễn biến bất thường của thời tiết”.

Lý giải việc bùn đất bắn đầy lên áo quần mặt mũi, anh Hòa bảo vụ này do mình mang giống sang HTX Thanh niên Nam đại dương (đơn vị sở hữu công nghệ - PV) muộn nên không kịp làm, giờ vừa phải ủ giống kiểu thông thường, vừa phải điều khiển máy cày bừa.

Làm đất khiến cho bùn bắn đầy lên mặt anh Trần Văn Hòa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tạm biệt anh, chúng tôi qua phà, qua cầu phao vượt sông để sang với cặp vợ chồng Nguyễn Văn Mỹ-Đặng Thị Phượng ở tổ dân phố Bắc Trung Nam, thị trấn Ninh Cường, huyện Trực Ninh. Sản xuất theo quy mô lớn, họ đam mê ứng dụng những kỹ thuật mới, đưa các loại máy cơ giới mà nhất là mạ khay máy cấy xuống đồng. Anh Mỹ cho biết, qua thử nghiệm cả hai công nghệ cấy lúa không cày bừa và giống nảy mầm siêu tốc đều phù hợp với kiểu làm nông theo cánh đồng mẫu lớn.

“Đã 3 vụ nay tôi dùng giống nảy mầm siêu tốc với số lượng nhiều, vụ đầu tiên làm 1 tấn cấy 100 mẫu, vụ 2, 3 làm 3 tấn cấy gần 300 mẫu. Giống của tôi còn công nghệ, chế phẩm thì nhờ chú Lương Văn Trường, Giám đốc HTX Thanh niên Nam đại dương xử lý. Tất cả có 4 loại giống gồm ST25, nếp 97, Bắc thơm số 7 và TBR 225 công nghệ này đều áp dụng tốt, tôi chỉ thấy ưu điểm chứ chưa thấy nhược điểm, được nông dân rất ủng hộ vì không bị động về thời tiết.

Anh Nguyễn Văn Mỹ: "Làm ruộng không cày bừa hợp với mạ khay, cấy máy". Ảnh: Dương Đình Tường.

Với số lượng giống nhiều, trước đây mùa đông tôi phải lo nghĩ ngâm thời điểm nào, ủ ra làm sao, thậm chí còn phải mang cả chăn bông ra mà ủ. Giờ, kể cả giống đã định gieo hôm nay nhưng trời mưa vẫn dừng lại được. Nhà tôi làm nhiều loại dịch vụ cho bà con, nếu phải cày bừa ngoài đồng về lại phải ngâm ủ giống thì rất vất vả.

Công nghệ làm ruộng không cày bừa tôi thấy đỡ rửa trôi màu, rút ngắn được thời gian để kịp thời vụ và cũng rất phù hợp với máy cấy. Nếu cày sâu, bừa kỹ theo lối canh tác cũ mà khi bị mất nước, bùn đông lại mà chúng tôi hay gọi là “the ruộng” thì máy cấy rất nặng tải vì dính bánh. Không cày bừa mà chỉ lồng như thế này tuy đơn sơ lại hiệu quả.

Hơn thế, dùng vi sinh để xử lý tàn dư nấm bệnh trong đất cũng tốt hơn, nhất là ở vụ mùa thời gian gấp gáp, lượng rơm rạ nhiều, giúp rơm rạ phân hủy nhanh, thành phân bón cho cây lúa ở vụ sau, đất tơi xốp giun dế cũng có nhiều. Sắp tới tôi mong muốn thành lập HTX hoặc trung tâm mạ khay máy cấy ứng dụng cả hai công nghệ mới này để làm dịch vụ cho bà con, giúp họ giảm bớt đi gánh nặng cũng như phiền hà của nghề nông”.

Cảnh làm đất thủ công rất vất vả của nông dân Minh Tân. Ảnh: Dương Đình Tường. 

Nông trại tiên phong

Lương Văn Trường, Giám đốc HTX Thanh niên Nam Đại Dương- tác giả của hai công nghệ mới kia cho biết đã cùng với anh Mỹ ứng dụng công nghệ cấy lúa không cày bừa một vụ trong năm 2021 ở xã Đồng Sơn huyện Nam Trực, hoàn toàn khả thi. Nhưng nông dân thường cứ phải mắt thấy tai nghe mới làm theo, bởi thế, vụ sau họ sẽ làm mô hình ở Ninh Cường để cho mọi người thấy nó tiết kiệm và nhàn như thế nào. Hơn thế việc không cày bừa, vùi rơm rạ xuống đồng rồi xử lý bằng vi sinh vật còn giúp giảm phát thải khí các bon và metan trong canh tác lúa. 

Còn về hạt giống nảy mầm siêu tốc, chúng rất bền về mặt vật lý nên cho vào máy gieo mạ khay sẽ không bị tắc hay gẫy mầm, trong khi đó mạ gieo bình thường sáng lọt máy, chiều đã vướng rồi. Hơn nữa, khi ủ mạ với số lượng nhiều, áp lực rất lớn về thời gian nhưng nếu áp dụng công nghệ nảy mầm siêu tốc thì nông dân rất nhàn, sáng có đi uống rượu cứ việc vứt đấy, chiều về gieo cũng không việc gì.

Không cần cày bừa mà chỉ lồng rồi xử lý vi sinh phân hủy rơm rạ. Ảnh: Dương Đình Tường.

“Tôi hiện không dám mở rộng hạt giống nảy mầm siêu tốc và cấy lúa không cày bừa vì vấn đề bản quyền chứ không phải là về công nghệ bởi việc nhân rộng chúng rất đơn giản. Công nghệ cấy lúa không cày bừa nông dân thường không tự làm đất mà phụ thuộc vào máy của người làm dịch vụ. Họ muốn làm cả cày bừa để tăng doanh thu, giờ tự dưng cắt đi một nửa công đoạn nên không muốn làm, kể cả trả tiền cao lên. Nếu có hợp tác xã hay tổ hợp tác tổ chức chỉ đạo việc lồng thì rất hợp”, anh Trường bày tỏ.

Cũng theo anh Cường, công nghệ không cày bừa yêu cầu ruộng đồng phải bằng phẳng để khi tưới chế phẩm vi sinh phân hủy rơm rạ xuống (1 lít/sào 360m2), nước sẽ hòa tan chúng rồi dẫn đi khắp mặt đất. Tiếp đó lồng đơn lần một cho dập thân rạ xuống nước, 2 ngày sau lồng đơn lần hai, 3-4 ngày sau tháo cạn nước, lồng đơn lần ba. Bình thường làm đất theo kiểu truyền thống phải lồng 4 lần nhưng cùng trong một ngày, đằng này làm theo công nghệ mới cách rách hơn, chia làm mấy ngày nên khi áp dụng cho nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ hơi khó bởi phụ thuộc hoàn toàn vào cánh máy dịch vụ.

Lương Văn Trường, bên phải, thứ hai hàng hai nhận giải thưởng Lương Định Của năm 2021. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Công nghệ giống nảy mầm siêu tốc cũng có nhược điểm, nếu người dân tự làm thì cũng rủi ro bởi nếu xử lý không đúng, hạt sẽ bị bất lực. Hơn thế, nếu mỗi nhà đều phải xử lý thì chi phí còn cao hơn tự ngâm ủ giống thông thường nên tốt nhất là có doanh nghiệp hay hợp tác xã xử lý hạt giống tập trung rồi đóng gói, giao cho hộ dân…  

Trường thấm lắm nỗi khổ của người sản xuất nhỏ bởi xưa bố mẹ có 6 sào ruộng, chỗ này một mảnh, chỗ kia một mảnh, chăm sóc, thu hoạch đều rất cực. Anh muốn học nông nghiệp để trở về làm cánh đồng mẫu lớn nên đã chọn Đại học Đà Lạt. Học xong nhưng xét thấy thời cơ chưa đến khi về quê người dân vẫn còn ham ruộng, giữ ruộng, khó có thể tích tụ được nên anh xung phong lên miền núi làm Phó Chủ tịch xã trong 5 năm. Lúc trở về quê, thấy người ta bỏ nhiều ruộng, biết thời cơ đã chín muồi nên anh mới quyết làm nông.

Những ngày đầu anh chế tạo ra cái “xe voi”- một loại ba gác rộng 1,65m, cao 2,8 m để cõng bình thuốc trừ sâu với cái càng dài có thể phun từ đầu ruộng đến cuối ruộng. Cái xe đa dụng đó cũng dùng để bón phân hay sạ giống luôn. Ngày ngày anh kéo xe từ huyện Nghĩa Hưng lên TP Nam Định sau đó lại kéo ngược về, rồi hôm sau lại đi huyện khác.

Lúc cao điểm anh cấy tới 60 mẫu với 4 nông trại ở 4 huyện khác nhau. Về sau thấy sức đuối quá nên anh mới rút xuống còn 2 nông trại, một ở xã Nghĩa Trung huyện Nghĩa Hưng, một ở xã Đồng Sơn huyện Nam Trực, tổng cộng 32 mẫu, còn dạng liên kết thì cả trăm mẫu.

Trường gọi đó là những nông trại tiên phong bởi muốn đi tiên phong trong kỹ thuật trồng lúa ở Việt Nam. Năm 2020 HTX thanh niên Nam Đại Dương chính thức chào đời với ý nghĩa thanh niên Nam Định đoàn kết cùng nhau vươn ra biển lớn. Những lời anh kể khiến cho tôi càng thêm tò mò muốn tìm về nhà để xem tận mắt xem nơi đã thai nghén và sinh ra những công nghệ độc đáo trên như thế nào…

Những thành tựu của anh Trường gồm: Giải nhất Khởi nghiệp thanh niên nông thôn quốc gia năm 2021; Giải thưởng Lương Định Của; Top 10 khởi nghiệp quốc gia năm 2021; Top 30 dự án tác động xã hội do UNDP trao tặng; Lãnh đạo HTX trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2021.

Dương Đình Tường
Tin khác
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.

Hướng dẫn quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục trái mít
Hướng dẫn quản lý tổng hợp (IPM) sâu đục trái mít

Cây mít có nhiều đối tượng sâu, bệnh hại, trong đó sâu đục trái mít là đối tượng rất đáng quan tâm do mức độ gây hại cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng mít. Trong chương trình hôm nay, TS Trần Thị Mỹ Hạnh - Viện Cây ăn quả Miền Nam - người có nhiều năm nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây ăn trái, hướng dẫn chi tiết quy trình quản lý tổng hợp sâu đục trái mít.

Hướng dẫn trồng dưa leo công nghệ cao trong nhà màng
Hướng dẫn trồng dưa leo công nghệ cao trong nhà màng

Dưa leo cho năng suất cao, thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 35 đến 45 ngày. Tuy nhiên, dưa leo trồng trên đồng ruộng thường chịu nhiều rủi ro bởi thời tiết, dịch hại. Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con chi tiết về kỹ thuật trồng dưa leo công nghệ cao trong nhà màng đạt hiệu quả kinh tế cao.