Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Sơn Trang - Thứ Ba, 26/11/2024 , 14:05 (GMT+7)

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Nấm rơm được trồng từ rơm rạ. Ảnh: Sơn Trang.

Kiếm tiền triệu từ rơm rạ

Ông Trần Thanh Tuyền ở xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, An Giang là một nông dân đã có hàng chục năm sản xuất lúa. Trước đây, cũng như các hộ trồng lúa khác, sau mỗi vụ thu hoạch, để xử lý rơm rạ trên đồng, ông Tuyền chỉ biết một cách duy nhất là gom lại thành từng đống rồi châm lửa đốt ngay tại chỗ. Mỗi lần đốt đồng như vậy, ông đều nhận thấy gây ra khói bụi rất nhiều, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường.

Khi được các cán bộ khuyến nông vận động tận dụng rơm rạ để trồng nấm rơm trong nhà kính thay vì đốt bỏ sẽ gây phát thải khí nhà kính, ô nhiễm môi trường, ông Tuyền đã nghe theo. Tận dụng đất trống của gia đình, ông xây dựng 6 nhà kính trồng nấm, mỗi nhà rộng 20m2. Từ đó, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, ông thu gom toàn bộ rơm rạ, mang về trồng nấm. Cứ mỗi vụ trồng nấm, sau khi trừ chi phí, ở mỗi nhà trồng nấm, gia đình ông có thêm lợi nhuận 2 triệu đồng.

Cũng tại huyện Châu Thành, ông Nguyễn Thanh Hà đã tìm ra hướng đi mới từ nguồn rơm rạ mà trước đây hầu như chỉ biết đốt bỏ. Sau khi tham gia một lớp học khuyến nông, ông Hà thấy ấn tượng và quyết tâm thử sức với mô hình trồng nấm rơm trong nhà kính mà lớp học giới thiệu.

Thói quen đốt đồng đang được nhiều nông dân từ bỏ sau khi được hướng dẫn cách sử dụng rơm rạ để trồng nấm, ủ phân hữu cơ. Ảnh: Sơn Trang.

Từ nguồn vốn được địa phương hỗ trợ và vốn đối ứng của gia đình, ông Hà đầu tư xây dựng 8 nhà kính trồng nấm, mỗi nhà rộng 24m2. Toàn bộ rơm rạ sau thu hoạch lúa đều được gia đình ông thu gom lại để trồng nấm. Ông Hà cho biết, mỗi tháng, với mỗi nhà nấm, ông thu hoạch được khoảng 70kg nấm rơm. Nhờ sản xuất sạch, không sử dụng hóa chất, ông Hà bán được nấm với giá 100.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi nhà nấm đem lại cho gia đình ông lợi nhuận khoảng 3 triệu đồng. Tổng lợi nhuận mỗi tháng từ toàn bộ các nhà nấm lên đến 24 triệu đồng. Sau 2 năm, ông Hà đã thu hồi vốn đầu tư các nhà kính và đang tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất nấm rơm.

Từ việc dùng rơm rạ để trồng nấm, ông Hà còn phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, rơm mục và các phế phẩm từ trồng nấm được sử dụng để nuôi trùn quế, lấy phân hữu cơ bón cho rau màu như cải, cà và hoa màu. Cách làm này không chỉ gia tăng giá trị kinh tế mà còn giúp cải tạo đất và giảm tác động xấu đến môi trường.

Bà Phạm Thị Như, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành, cho biết, trước đây, hầu hết nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện gần như không xử lý rơm rạ mà thói quen chung là đốt. Nhận thấy những tác hại của việc đốt rơm rạ, từ năm 2018, các cán bộ khuyến nông Châu Thành đã bắt đầu vận động nông dân tiến hành xử lý rơm rạ thay vì đốt bỏ.

Hơn 2 năm qua, với sự hỗ trợ từ các chuyên gia nông nghiệp hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững, các mô hình xử lý rơm rạ đã được thực hiện một cách hiệu quả ở huyện Châu Thành. Cụ thể, Trạm Khuyến nông huyện Châu Thành đã triển khai thành công 3 mô hình kinh tế từ rơm rạ gồm dùng rơm rạ để trồng nấm; ủ phân hữu cơ từ rơm rạ; sử dụng rơm rạ làm thức ăn chăn nuôi.

Nhận thấy hiệu quả thiết thực của các mô hình tận dụng rơm rạ, huyện Châu Thành đã lên kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền cho nông dân hiểu về những tác hại do đốt rơm rạ cũng như lợi ích từ việc tận dụng, xử lý rơm rạ. Mỗi năm, huyện cấp vốn đối ứng cho từ 20 - 30 mô hình mới về sử dụng rơm rạ trồng nấm, ủ phân hữu cơ …

Sức khỏe tốt hơn khi xử lý rơm rạ

Các đại biểu tham dự Hội thảo "Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam". Ảnh: Sơn Trang.

Nhằm góp phần giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp ở Việt Nam, Dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của hóa chất nông nghiệp và đốt lộ thiên đối với biến đổi khí hậu và đa dạng sinh học ở Việt Nam” đã được được thiết kế và triển khai từ năm 2022 thông qua nỗ lực hợp tác giữa Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) với các bên liên quan và được tài trợ bởi Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA).

Trong khuôn khổ Dự án, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành (TP.HCM) đã thực hiện các mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch bằng chế phẩm vi sinh tại Trà Vinh, Đồng Nai, Ninh Bình và Thanh Hóa.

PGS.TS Đinh Văn Phúc chia sẻ về sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ. Ảnh: Sơn Trang.

PGS.TS Đinh Văn Phúc - Viện Khoa học Xã hội Liên ngành, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, cho biết, các mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ cho thấy, việc sử dụng chế phẩm vi sinh trong nông nghiệp không chỉ giúp cải thiện đất bằng cách phân hủy chất hữu cơ mà còn có tác động tích cực đến sự phát triển của vi sinh vật hiếu khí trong đất. Điều này góp phần vào việc duy trì và cải thiện cấu trúc đất, đồng thời tăng cường khả năng sinh sản của đất, đặc biệt là sau quá trình canh tác.

Về hiệu quả kinh tế, mô hình sử dụng vi sinh cho lợi nhuận cao hơn khá nhiều so với ruộng đối chứng. Chẳng hạn, trong vụ hè thu ở Trà Vinh, lợi nhuận ở mô hình sử dụng chế phẩm vi sinh là hơn 22 triệu đồng, cao hơn 4 triệu đồng so với ruộng đối chứng.

Đặc biệt, sử dụng vi sinh xử lý rơm rạ mang lại lợi ích về sức khỏe cho nông dân. Theo PGS.TS Đinh Văn Phúc, trước đây, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, nông dân thường đốt đồng dẫn tới khói, bụi mù trời, khiến cho người dây hay bị các vấn đề về đường hô hấp, bị ho rất nhiều. Sau khi sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rơm rạ sau thu hoạch, nông dân không còn đốt đồng nữa. Nhờ vậy, các bệnh về đường hô hấp cũng giảm đáng kể. Ngoài ra, từ khi sử dụng vi sinh, nông dân không phải sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ nên sức khỏe được đảm bảo hơn.

PGS.TS Đinh Văn Phúc chia sẻ: “Tôi thực sự rất vui khi triển khai dự án bởi mình được làm việc trực tiếp với người nông dân, hỏi han những khó khăn của bà con, hiểu được những chia sẻ rất thật của những người nông dân. Đa số người nông dân muốn làm nông nghiệp xanh nhưng ngại thay đổi, nên nhiệm vụ của những nhà khoa học là phải hướng dẫn sao để không thay đổi quá nhiều tập quán canh tác”.

Ông Petr Sharov, Điều phối viên GAHP. Ảnh: Sơn Trang.

Ông Petr Sharov, Điều phối viên GAHP

Thách thức lớn nhất mà chúng tôi đối mặt chính là sự thiếu hiểu biết về tác hại từ thói quen đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp. Đó cũng chính là mục tiêu mà dự án của chúng tôi hướng đến để giải quyết. Chúng tôi nhận thức được rằng dự án chưa thể giải quyết hoàn toàn vấn đề, nhưng ít nhất chúng tôi đã có những tiến triển đầu tiên. Tôi tin rằng công việc này cần được tiếp tục, và điều quan trọng là phải tiếp tục làm việc với cộng đồng, giải thích và nâng cao nhận thức cho mọi người.

Sơn Trang
Tin khác
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.

Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh
Tổng quan đề án IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh

Ông Đỗ Văn Vấn, Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam, Cục Bảo vệ thực vật, giới thiệu tổng quan đề án quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM và kết quả triển khai ở các tỉnh, thành trên cả nước.

Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại
Phát triển kit chẩn đoán nhanh giám định sinh vật gây hại

Ngoài một số bệnh hại sẵn có, cây trồng còn chịu tác động của nhiều sinh vật gây hại mới nổi, sinh vật ngoại lai khiến công tác phòng chống gặp khó khăn.