Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

Sơn Trang - Thứ Hai, 11/11/2024 , 15:28 (GMT+7)

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Một vườn quế ở Quảng Nam. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam (VPSA), Việt Nam đang có diện tích trồng quế lớn nhất thế giới với 180 nghìn ha vào năm 2023, sản lượng là 72 nghìn tấn. Quế đang là 1 trong những loại gia vị xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 63 nghìn tấn quế với kim ngạch 177 triệu USD.

Nhờ đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm gần đây, cây quế đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nông dân ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên, sản xuất quế ở nước ta nhìn chung đang ẩn chứa nhiều yếu tố thiếu bền vững, trong đó, tình trạng sản xuất độc canh đang dẫn tới một số rủi ro với đa dạng sinh học, làm suy thoái đất đai, giảm đa dạng nguồn gien và khả năng chống chọi tự nhiên của cây trồng. Những rủi ro này liên quan tới việc loại bỏ thảm thực vật tự nhiên và có lợi ở dưới tán cây, thiếu chăm sóc (tỉa cảnh...) làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cây trồng…

Trước thực trạng đó, Liên minh Thương mại Đa dạng sinh học có đạo đức (UEBT) đã sử dụng kiến thức thực tế và lý thuyết, đề xuất mô hình sản xuất quế thân thiện với đa dạng sinh học ở Việt Nam. Mô hình này được cho là sẽ giúp nông dân trồng quế gia tăng thu nhập so với sản xuất độc canh, đồng thời, tạo cơ hội đa dạng hóa thu nhập, có lợi cho đa dạng sinh học của địa phương, hướng tới sản phẩm quế chất lượng cao và ổn định, đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế…

Theo UEBT, ở trường hợp sản xuất độc canh cây quế, nếu nông dân trồng 10 nghìn cây/ha, thì tổng doanh thu trong chu kỳ trồng đầu tiên là 876 triệu đồng, tổng chi phí là 90 triệu đồng. Tính ra, lợi nhuận của nông dân trong chu kỳ đầu tiên là 786 triệu đồng.

Trồng quế đa dạng sinh học cho năng suất cao hơn so với trồng độc canh. Ảnh: Sơn Trang.

Khi sản xuất đa dạng sinh học theo mô hình trồng hỗn loài hoặc trồng đa mục đích và các ranh giới sống, trên 1ha, nông dân chỉ trồng từ 3,3 nghìn đến 6,6 nghìn cây quế, trồng xen với cây lâm nghiệp bản địa (giổi, bồ đề, trám, lim, de, sồi phảng, dẻ, tai chua…). Kết quả cho thấy, sau một chu kỳ, tổng doanh thu từ cây quế là 1,034 tỷ đồng với mô hình 6,6 nghìn cây quế và 1,023 tỷ đồng với 3,3 nghìn cây quế.

Sau khi trừ chi phí, nông dân có lợi nhuận từ 894 đến 903 triệu đồng/ha, cao hơn khá nhiều so với trồng độc canh. Chưa hết, ngoài thu nhập từ cây quế, ở các mô hình sản xuất đa dạng sinh học, nông dân còn có nguồn thu từ cây lâm nghiệp bản địa và hướng tới việc có thêm thu nhập từ tín chỉ carbon.

Sản xuất quế đa dạng sinh học còn mang lại nhiều lợi ích lớn khác cho nông dân so với độc canh, thâm canh như tỷ lệ cây sống cao hơn (hơn 85%), năng suất cao hơn…

Ở các mô hình trồng thuần, nông dân đối mặt với rủi ro cao về sâu bệnh hại, khô hạn, thiếu sinh dưỡng, nên có thể dẫn tới sử dụng hóa chất nông nghiệp. Còn sản xuất đa dạng sinh học sẽ có mức độ rủi ro thấp với sâu bệnh hại, khô hanh và thiếu dinh dưỡng, do đó, người trồng quế không cần sử dụng hóa chất nông nghiệp.

Đặc biệt, nếu như tại các mô hình sản xuất quế độc canh, năng suất ở những chu kỳ trồng tiếp theo sẽ thấp hơn nhiều do ây trồng nhạy cảm với sâu bệnh hạn và khô hạn, thì tại các mô hình sản xuất đa dạng sinh học, cây quế sẽ giữ được năng suất ổn định trong nhiều năm.

UEBT lưu ý, mô hình trồng quế đa dạng sinh học đòi hỏi những kỹ năng quản lý cao hơn của nông hộ như ghi chép sổ sách, theo dõi giám sát, nhiều kiến thức và kỹ năng nhận biết các loài bản địa, địa thế, các loại sâu bệnh hại.

Một số lưu ý của UEBT về kỹ thuật khi trồng quế đa dạng sinh học:

Cây giống: Mua từ những vườn ươm được chứng nhận hoặc tự sản xuất từ cây trong rừng (lựa chọn  cây từ 15-30 năm tuổi phát triển tốt, có vỏ cho tinh dầu dầy và không bị sâu bệnh).

Chuẩn bị đất trồng: Phát theo hàng (hoặc theo băng) với 1m chiều rộng; phát thành từng đám trống; phát xung quanh gốc cây với bán kính 80cm.

Quản lý đất trồng: Làm cỏ xung quanh gốc cho tới khi cây khép tán (2 - 3 năm). Không sử dụng thuốc trừ cỏ. Tỉa thưa hàng năm dưới 2/3 chiều cao của cây.

Quản lý sâu bệnh hại: Thăm nương thường xuyên, lồng ghép cây bản địa để xua đuổi sâu bệnh, sử dụng phương pháp thủ công (cuốc xung quanh gốc cây để phá bỏ, ngăn ngừa các tổ sâu bệnh), sử dụng hóa chất được phép trong trường hợp bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng.

Khi thu hoạch, lựa chọn cây trên 15 năm với đường kính trung bình 15cm và cao 11m, thu hoạch vỏ bằng chặt cây được lựa chọn.  Sau khi thu hoạch, trồng lại cây mới cách cây cũ 50 cm.

Sơn Trang
Tin khác
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.

Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn
Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 3] Đóng góp thầm lặng từ những mô hình nông lâm kết hợp

Bên cạnh việc góp phần chuyển đổi hệ thống thực phẩm, đảm bảo sinh kế cho người dân, nông lâm kết hợp còn có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu trung hòa carbon.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 2] Đặt tên cho rừng bằng mã số

Nhờ mã số vùng trồng, từng lô rừng được minh định trong cơ sở dữ liệu, giúp các bên thuận tiện theo dõi, giám sát và dễ dàng truy xuất nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 1] Thách thức tăng gấp 3 lượng carbon hấp thụ từ rừng

Để phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, lĩnh vực lâm nghiệp phải tăng khả năng hấp thụ carbon lên 185 triệu tấn CO2e, trong khi tỷ lệ che phủ rừng giữ ổn định.

Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu
Bất ngờ chuyện nuôi ốc hương thành công ở Bạc Liêu

Anh Ðinh Vũ Hải (49 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) bắt đầu chuyển đổi mô hình nuôi tôm công nghệ cao sang nuôi ốc hương biển, thu hơn tỷ đồng mỗi năm.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.