Chuyện nhỏ khởi nghiệp

Câu chuyện thứ mười hai: Câu chuyện cây cam hạnh phúc

Lê Minh Hoan - Thứ Hai, 16/12/2024 , 15:30 (GMT+7)

'Cây cam của tôi', 'Cây xoài nhà tôi', 'Cây dừa vườn tôi', 'Gạo ruộng nhà mình', v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa.

Cây cam hạnh phúc của HTX Cam 3T tại Cao Phong, Hòa Bình. 

Có một câu chuyện hay về hạnh phúc. Một người con hỏi người mẹ: “Sao người ta nói có tiền mua tiên cũng được, lại có người khác nói hạnh phúc không thể mua được bằng tiền vậy mẹ?”. Người mẹ không trả lời ngay mà dẫn người con ra chợ, dạo quanh hết các cửa hàng và nói: “Con nhìn xem, ở chợ này người ta bán mọi thứ nhưng có cửa hàng nào bán hạnh phúc đâu. Hạnh phúc không có người bán thì con có nhiều tiền bao nhiêu cũng làm sao mà mua”.

Vậy mà bất ngờ nhận được niềm hạnh phúc. Số là, một ngày đẹp trời nhận được món quà qua tin nhắn được từ một bạn trẻ khởi nghiệp trồng và chế biến cam nổi tiếng ở Cao Phong, Hoà Bình. Có quá nhiều cảm xúc khi nhìn thấy hình ảnh “Cây cam của tôi”, kèm theo hình tấm bảng: “CÂY CAM HẠNH PHÚC”, với địa chỉ vườn và mã QR code chuyên nghiệp.

"Cây cam của tôi", "Cây xoài nhà tôi", "Cây dừa vườn tôi", "Gạo ruộng nhà mình", v.v là những câu chuyện sáng tạo mang nhiều ý nghĩa. Từ trước tới nay, đa phần tới vụ thu hoạch nông sản, bà con nông dân chờ thương lái thu mua hay doanh nghiệp bao tiêu. Đó cũng là quy luật thị trường, có sản xuất thì có mua bán. Nhưng mua bán cũng có nhiều cách, ở những mô hình trên là tạo ra sự khác biệt, không bán trái cây, hạt gạo, v.v. mà bán cây trồng theo niên vụ. Khách hàng ứng trước tiền để người nông dân có chi phí trang trải mùa vụ.

Ngẫm nghĩ kỹ, đây không hẳn là chuyện mua bán, trao đổi bằng vật trung gian gọi là tiền, mà còn là cách xây dựng thương hiệu. Đôi khi trong bộn bề cuộc sống, mọi chuyện dựa trên suy nghĩ mọi chuyện đều xoay quanh trục bán và mua theo quy luật kinh tế thị trường. Nhưng về mặt nào đó, xã hội sẽ tốt đẹp hơn khi đồng tiền chỉ là phương tiện, hạnh phúc của con người mới là đích đến.

Bán nông sản theo niên vụ là mối quan hệ giữa người bán, những người nông dân trân quý, và người mua, những người tiêu dùng có tình yêu với người nông dân. Tư duy mua bán ở cấp thấp hơn tư duy biết ơn và trả ơn. Tục ngữ có câu: “Ăn trái nhớ người trồng cây”, nhớ ở đây là nhớ ơn, là biết ơn và trả ơn. Khi người nông dân có tiền để trang trải chi phí chăm sóc cây trồng sẽ bớt đi nỗi lo vật tư tăng giá, đồng thời có điều kiện tu bổ thêm mảnh vườn, thửa ruộng.

Cam canh ở Cao Phong, Hòa Bình. Ảnh: Tùng Đinh.

Mối quan hệ dựa trên lòng biết ơn và sự trả ơn, con người sẽ dành cho nhau tình cảm trân quý. Khi ấy, người nông dân sẽ chăm sóc nông sản của mình sao cho chất lượng, an toàn thực phẩm để trân trọng trao đến người tiêu dùng. Khi ấy, khách hàng đón nhận và biết ơn người nông dân cần lao tạo ra nông sản “của mình”. Mối quan hệ hai chiều, cho đi và nhận lại, sẽ tạo ra niềm hạnh phúc ở mỗi người.

Mã QR Code trên tấm bảng là một hình thức thương mại vừa trực tiếp, vừa trực tuyến. Mã QR Code với nhiều thông tin về quy trình sản xuất, cách thức truy xuất nguồn gốc. Đây là điều hướng tới sự minh bạch trong sản xuất nông nghiệp, một điều tối cần thiết hướng tới xây dựng thương hiệu nông sản.

Khi sở hữu một cây trồng theo niên vụ, người tiêu dùng sẽ có dịp về thăm, cùng với người nông dân chăm sóc cây “của mình”, cùng ăn bữa cơm hương đồng gió nội. Khách hàng khi trở về làng quê đứng cạnh người nông dân chân chất sẽ thấu hiểu hơn chuyện đồng áng, sẽ được trút bỏ những áp lực trong công việc nơi thị thành. Sự thấu hiểu lẫn nhau sẽ giúp mọi người trở nên thân thuộc.

Người tiêu dùng tự tay thu hái thành quả “của mình” sẽ cảm nhận độ tươi ngon hơn không chỉ nhờ chất lượng mà còn nhờ cảm xúc yêu thương. Người tiêu dùng ở thành thị thường có sự hiểu biết nhiều hơn sẽ chia sẻ với người nông dân, giúp bà con có thêm sự hiểu biết vượt ra khỏi luỹ tre làng.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Hạnh phúc đôi khi có được từ tấm lòng của mỗi người trong ứng xử, mua bán hàng ngày. Đơn giản vậy thôi!

Lê Minh Hoan
Tin khác
Câu chuyện thứ mười ba: Câu chuyện cây đu đủ
Câu chuyện thứ mười ba: Câu chuyện cây đu đủ

Cây đu đủ, như bao loại cây khác trong thiên nhiên, có thể trở thành một nguồn tài nguyên vô tận cho những bạn trẻ khởi nghiệp khai thác.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán
Câu chuyện thứ tám: Tầm nhìn mua bán

Muốn sản phẩm khởi nghiệp, OCOP vươn ra thế giới phải hiểu thế giới về đặc định từng thị trường, quy định an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, câu chuyện mong muốn gửi gắm để người tiêu dùng biết đến,…

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam
Câu chuyện thứ sáu: Vị lành phương Nam

Người Đồng bằng sông Cửu Long, ngày tư ngày tết, hầu như nhà nào cũng làm bánh mứt, trong đó không thể thiếu món chuối khô xào gừng.

Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc
Câu chuyện thứ năm: Khởi nghiệp và văn hóa đọc

Câu chuyện sách không có gì mới. Theo dòng lịch sử, sách đã có cách đây khoảng 2.400 năm trước Công nguyên.

Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn
Câu chuyện thứ tư: Nhỏ và Lớn

Con người thường chú ý những điều gì lớn lao nên ít khi quan tâm những điều được cho là nhỏ nhoi.

Câu chuyện cầu vồng
Câu chuyện cầu vồng

Một nhà lãnh đạo nước ngoài chia sẻ một câu thật thú vị: 'Trong cơn mưa, nếu nhìn xuống chân sẽ thấy bùn, nhưng nếu nhìn về phía trước sẽ thấy cầu vồng sau cơn mưa'.

Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc
Câu chuyện thứ ba: Câu chuyện thác Bản Giốc

Câu chuyện càng giàu cảm xúc càng đi vào tâm trí người tiêu dùng. Câu chuyện càng khác biệt giá cả càng khác biệt.