| Hotline: 0983.970.780

Bí thư Hà Nội đối thoại với nông dân

Thứ Ba 27/09/2022 , 14:50 (GMT+7)

Sáng 27/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chủ trì buổi đối thoại với nông dân Thủ đô năm 2022.

Hội nghị được tổ chức trực tuyến từ điểm cầu Thành ủy Hà Nội đến 18 điểm cầu tại 18 huyện, thị xã và 406 điểm cầu tại 406 xã, phường, thị trấn.

"Lãnh đạo Thành phố rất cần nghe ý kiến tham vấn của bà con nông dân"

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, Thành ủy Hà Nội luôn xác định việc tăng cường đối thoại, tiếp thu góp ý, tích cực giải quyết kiến nghị chính đáng của nhân dân là giải pháp căn cơ, đạt hiệu quả cao trong tuyên truyền.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị đối thoại.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng phát biểu khai mạc Hội nghị đối thoại.

Qua đó, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo, điều hành của địa phương, ủng hộ và tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân khi triển khai những nhiệm vụ khó khăn, phức tạp.

 Trong những năm qua, lãnh đạo Thành phố đã nhiều lần đối thoại với nông dân, nhiều vấn đề cốt lõi hoặc còn khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Điển hình là các vấn đề liên quan đến nguồn lực đầu tư; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị; chính sách khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; hỗ trợ nông dân; quản lý, kiểm tra, giám sát việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp,…

Những vấn đề trên đã được Thành ủy, UBND Thành phố và cấp ủy, chính quyền địa phương tập trung giải quyết, tạo sự biến chuyển tích cực, được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân Thủ đô ghi nhận, đồng tình, đánh giá cao.

Tuy vậy, Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho rằng, việc triển khai thực hiện chính sách “tam nông” trên địa bàn Thành phố còn có những khó khăn, hạn chế như sản xuất manh mún; thương hiệu sản phẩm chủ lực với năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao còn mờ nhạt. Cùng với đó, ất nông nghiệp không được canh tác có xu hướng gia tăng; các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều.

Hệ thống hạ tầng kinh tế - kỹ thuật nông thôn được đầu tư chưa đồng bộ theo hướng tiệm cận đô thị. Đời sống một bộ phận nông dân còn gặp khó khăn, vấn đề giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập của người nông dân, nhất là đối tượng bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 còn hạn chế. Nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp và đầu tư vào khu vực nông thôn còn bất cập, chưa khả thi, chưa hiệu quả…

Nông dân Hà Nội đang tất bật thu hoạch lúa vụ mùa năm 2022.

Nông dân Hà Nội đang tất bật thu hoạch lúa vụ mùa năm 2022.

 Ông Đinh Tiến Dũng cho rằng, để giải quyết hiệu quả, triệt để những vấn nêu trên, lãnh đạo Thành phố rất cần nghe ý kiến tham vấn của bà con nông dân, cán bộ, hội viên Hội Nông dân, các hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư về nông nghiệp.

Nhiều tâm tư, trăn trở của nông dân gửi đến Bí thư Hà Nội

Tại Hội nghị, nhiều nông dân, lãnh đạo HTX nông nghiệp và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh đã giãi bày nhiều tâm tư với Bí thư Thành ủy Hà Nội để đưa nền nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội) đề nghị Thành phố quan tâm, tạo điều kiện đưa nông dân sản xuất kinh doanh giỏi học tập kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước. Qua đó, họ có cơ hội tiếp cận, học tập, nâng cao hiểu biết kiến thức và kỹ năng tổ chức sản xuất, quản trị kinh doanh, chuyển đổi số và ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả.

Theo ông Nghiêm Xuân Vinh, hội viên Hội Nông dân xã Minh Tân (huyện Phú Xuyên), hiện nay trên địa bàn huyện Phú Xuyên có 157 vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích khoảng 1.700ha. Tại xã Minh Tân đã thành lập HTX rau an toàn, nhưng mới chỉ dừng lại ở khâu quản lý và chuyển giao khoa học kỹ thuật, chưa chiển khai được dự án nào bài bản, quy mô.

Do đó, ông Vinh kiến nghị Thành phố cùng các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, ban hành chính sách cụ thể, rõ ràng về chế độ, nguồn kinh phí đầu tư để hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân đầu tư thực hiện các dự án. Đặc biệt, khoảng 2/3 số xã thuộc phía Tây của huyện Phú Xuyên cũng đang sử dụng nguồn nước sông Nhuệ bị ô nhiễm nặng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, dân sinh. Do đó, ông Vinh mong muốn Thành phố có giải pháp để xử lý nguồn nước ô nhiễm tại sông Nhuệ.

Ông Nguyễn Xuân Huy, hội viên Hội Nông dân xã Hoà Bình (huyện Thường Tín) kiến nghị tại hội nghị đối thoại.

Ông Nguyễn Xuân Huy, hội viên Hội Nông dân xã Hoà Bình (huyện Thường Tín) kiến nghị tại hội nghị đối thoại.

Ông Nguyễn Xuân Huy, hội viên Hội Nông dân xã Hòa Bình (huyện Thường Tín) chia sẻ, hạn chế ở địa phương là các ô thửa do hộ gia đình được giao có diện tích manh mún, sản xuất không hiệu quả, nên một số hộ bỏ đất hoang, năm cấy 1 vụ lúa không hiệu quả. Do vậy, lão nông này kiến nghị chính quyền địa phương và cấp có thẩm quyền là cầu nối trung gian, hỗ trợ về thủ tục pháp lý giữa người đầu tư và người có đất để tập hợp được diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân (chuyển nhượng, cho thuê hoặc góp vốn bằng đất…) đảm bảo cho người đầu tư yên tâm khi thực hiện dự án.

Xem thêm
Ông Đinh Thế Huynh nhận huy hiệu 50 năm tuổi Đảng

Trao quyết định và tặng hoa, ông Trần Cẩm Tú chúc mừng ông Đinh Thế Huynh đón nhận Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng - phần thưởng cao quý của Đảng.

Trang bị kỹ năng tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cho nông dân

Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh vừa tổ chức lớp tập huấn về 'Quy trình sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ phụ phẩm nông nghiệp địa phương'.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Đảm bảo an toàn cho ngư dân mùa mưa bão: [Bài 2] Nỗi lo các khu neo đậu tàu thuyền

Trong những năm qua, hệ thống cảng cá ở các tỉnh Duyên hải miền Trung dù đã được đầu tư nâng cấp, nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.