| Hotline: 0983.970.780

Nâng cao chất lượng, phát triển bền vững

Nhiều giải pháp cung ứng thực phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng Thủ đô

Thứ Ba 27/09/2022 , 09:48 (GMT+7)

Ngoài duy trì các chuỗi nông sản; kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về an toàn thực phẩm, Hà Nội dự kiến cấp biển nhận diện hộ kinh doanh an toàn thực phẩm…

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT thăm mô hình nuôi gà mía bố mẹ tại Xí nghiệp Chăn nuôi gia cầm Hadico, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT thăm mô hình nuôi gà mía bố mẹ tại Xí nghiệp Chăn nuôi gia cầm Hadico, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ảnh: Minh Phúc.

Theo Sở NN-PTNT Hà Nội, đến thời điểm hiện tại, thành phố đã xây dựng và duy trì tốt 159 chuỗi nông sản từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Nhiều chuỗi thực phẩm như: A-Z (Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long), gà mía Sơn Tây (thị xã Sơn Tây), trứng Tiên Viên (Công ty Cổ phần Tiên Viên), sữa Vinh Nga, bưởi Quế Dương (xã Cát Quế, huyện Hoài Đức), chuối Vân Nam (huyện Phúc Thọ), gạo thơm Bối Khê (Hợp tác xã Nông nghiệp Tam Hưng, huyện Thanh Oai), chè Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội)... cho hiệu quả kinh tế cao.

Các chuỗi với khoảng 1.400 sản phẩm nông sản được kiểm soát chặt chẽ và phân phối tại các siêu thị, cửa hàng. Mỗi ngày, các chuỗi cung cấp cho thị trường thủ đô hơn 60 tấn thịt lợn, 2 tấn thịt bò, 36 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng, 40 tấn thịt chế biến, 80 tấn sữa tươi, gần 100 tấn rau an toàn…

Tuy nhiên, ông Tạ Văn Tường – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội cho biết, hàng hóa nông sản rất dồi dào nhưng kênh phân phối hiện đại như siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉ chiếm tỷ trọng 30% lượng nông sản, còn lại 70% lượng nông sản vẫn tiêu thụ qua kênh truyền thống.

Để các chuỗi liên kết không bị manh mún, đứt gãy, ông Tường cho rằng, thay vì xây dựng các chuỗi giá trị thông thường, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chú trọng xây dựng chuỗi giá trị theo hướng cung ứng thực phẩm an toàn. Các khâu từ sản xuất ban đầu đến thu gom chế biến và phân phối tiêu thụ đều được kiểm soát theo hợp đồng nhằm tạo sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, có truy xuất nguồn gốc...

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2022, toàn thành phố đã thành lập 699 đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm. Kết quả, các đoàn đã kiểm tra được 16.294 cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến thực phẩm, thức ăn đường phố…, số cơ sở đạt tiêu chuẩn là 13.328 (chiếm tỷ lệ 81,8%), đã phát hiện 2.966 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với 1.140 cơ sở với số tiền phạt là hơn 3,2 tỷ đồng.

Đồng thời, tịch thu giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của 39 cơ sở, đình chỉ 66 cơ sở và tiêu hủy 64 loại sản phẩm vi phạm của 524 cơ sở.

Cùng với đó, có 1.367 cơ sở bị nhắc nhở tại chỗ vì những lỗi tồn tại của người tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, như nhân viên không cắt móng tay, còn đeo đồ trang sức khi chế biến thực phẩm…

Bà Trần Thị Phương Lan – Phó Ban Chỉ đạo cho biết, việc kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trung tâm thương mại chặt chẽ, Sở Công Thương Hà Nội đang có đề án kiểm soát an toàn thực phẩm trong chợ, sắp tới cấp biển nhận diện cho hộ kinh doanh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn.

Cùng với sự vào cuộc của các đơn vị đa dạng phong phú hơn so với năm trước, sản phẩm hàng hóa quảng bá trên thị trường Hà Nội cũng nhiều chủng loại, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, được người dân đón nhận.

Mặc dù, tình hình lạm phát xảy ra trên thế giới tăng cao, song Việt Nam đang làm tốt nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Những tháng cuối năm, Hà Nội tập trung cao độ để kiềm chế lạm phát không vượt 4% (vượt chỉ tiêu quốc hội giao).

Về phía các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, bà Lan nhấn mạnh, cần chủ động lựa chọn các điểm bán hàng mở cửa trở lại phục vụ nhân dân dịp trong và sau Tết, hạn chế tình trạng lợi dụng đẩy giá bán lên cao tại các chợ truyền thống.

Hiện Hà Nội đã và đang thí điểm mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể ở 215 trường tiểu học nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý, chủ động phòng, chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong, khi triển khai mô hình, các bếp ăn tập thể trường học tham gia thí điểm phải đáp ứng quy định về điều kiện an toàn thực phẩm như: Điều kiện cơ sở vật chất; trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm; người tham gia chế biến thực phẩm tuân thủ quy định vệ sinh cá nhân; đảm bảo điều kiện bảo quản thực phẩm tươi sống và thực phẩm bao gói sẵn.

Đặc biệt, các trường phối kết hợp với cơ quan chức năng tham gia việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhằm ngăn chặn thực phẩm không an toàn được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn.

Qua thực tế kiểm tra tại bếp ăn tập thể của các quận, huyện thời gian qua cho thấy, công tác quản lý an toàn thực phẩm bếp ăn của các đơn vị đều được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả. Các sở, ban, ngành cũng như đơn vị liên quan đã tham gia giám sát chất lượng bữa ăn cho học sinh.

Đồng Thái

(Bài viết có sự phối hợp với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản)

Xem thêm
Nông nghiệp - PTNT năm 2024: Vượt gian khó lập kỳ tích

14h00 hôm nay (27/12), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo Nông nghiệp Việt Nam xin điểm lại một số dấu ấn nổi bật của ngành trong năm 2024.

Làm đường hư hỏng công trình thủy lợi, hơn 5 ha đất sản xuất bỏ hoang

YÊN BÁI Cả cánh đồng ruộng bậc thang rộng khoảng 5 ha của người dân thôn Khe Mạng bỏ hoang, cỏ mọc um tùm bởi công trình thủy lợi bị hư hỏng do làm đường giao thông.

Nậm Tông hồi sinh giữa lòng núi rừng

Lào Cai Giữa sương mai bồng bềnh, Nậm Tông thức giấc trong ánh vàng dịu nhẹ, những mái nhà mới khoác màu đất ấm áp vẽ nên bức tranh hồi sinh kỳ diệu.