| Hotline: 0983.970.780

Những đứa trẻ ở 'xóm bờ mương' dưới cầu Long Biên trong mùa Covid

Thứ Tư 25/08/2021 , 07:56 (GMT+7)
Học bài xong, 5 đứa trẻ chia nhau nửa gói mỳ tôm bóp vụn ăn ngon lành vì người lớn ở đây bảo dịch thế này, làm gì có tiền mà ăn bim bim.
'Xóm bờ mương' nằm dưới chân cầu Long Biên ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

"Xóm bờ mương" nằm dưới chân cầu Long Biên ở phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Tùng Đinh.

"Xóm bờ mương" là tên mà những người dân dùng để gọi khu vực cạnh mương dẫn nước thải dưới chân cầu Long Biên, thuộc Tổ dân phố số 3, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đây là nơi sinh sống của những gia đình người lao động làm việc chủ yếu ở chợ đầu mối Long Biên. Dịch Covid-19 bùng lên, chợ có ca dương tính, cả khu vực bị phong tỏa và những người lao động ở "xóm bờ mương" vừa mất việc, vừa không được ra ngoài.

Ở xóm trọ này, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát lại, nhiều nhà bám trụ nhưng cũng không ít nhà phải về quê, những dãy trọ im lìm. Ảnh: Tùng Đinh.

Ở xóm trọ này, từ ngày dịch Covid-19 bùng phát lại, nhiều nhà bám trụ nhưng cũng không ít nhà phải về quê, những dãy trọ im lìm. Ảnh: Tùng Đinh.

Trẻ con trong xóm đều là con cái của những người lao động ngoại tỉnh, có em thì ở cùng bố mẹ, có em thì từ quê ra chơi nhưng vướng dịch nên không về được. Khi người lớn không có thu nhập, lũ trẻ ở đây cũng bị ảnh hưởng theo.

Làm gì có tiền mà ăn bim bim

Hoàng Thùy Linh là con thứ 3 trong gia đình có 4 chị em, bố mẹ em sống và mưu sinh ở "xóm bờ mương" này đã chục năm nay.

Cô bé Hoàng Thùy Linh, 7 tuổi, ra Hà Nội chơi với bố mẹ nhưng vướng dịch chưa về được. Ảnh: Tùng Đinh.

Cô bé Hoàng Thùy Linh, 7 tuổi, ra Hà Nội chơi với bố mẹ nhưng vướng dịch chưa về được. Ảnh: Tùng Đinh.

Gần trưa, học bài xong, Linh lấy nửa gói mì tôm bóp nát, đổ ra chiếc rây rồi rủ lũ trẻ trong xóm cùng ăn. 5 đứa trẻ chia nhau ăn ngon lành nhúm mỳ tôm vụn trong khi mẹ Linh nói: "Bọn trẻ đòi ăn bim bim nhưng không có tiền anh ạ, nên bảo mấy chị em bóp mỳ ăn tạm, thế mà vẫn ăn ngon lành".

7 tuổi, Linh là đứa trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát và rất nghe lời. Cô bé kể hè vừa rồi cha mẹ cho 3 chị em và cậu trai út ra Hà Nội chơi, nhưng vướng dịch nên 2 tháng rồi chưa về quê được.

Linh cùng đám trẻ trong xóm chia nhau nửa gói mỳ tôm bóp vụn thay bim bim. Ảnh: Tùng Đinh.

Linh cùng đám trẻ trong xóm chia nhau nửa gói mỳ tôm bóp vụn thay bim bim. Ảnh: Tùng Đinh.

"Cháu cũng nhớ nhà, nhưng ở đây với bố mẹ cũng được chỉ là không được đi đâu chơi thôi", cô bé quê Hà Nam nói khi đang cùng bạn chọc quả trứng cá ở ven bờ mương.

Nhà mà Linh nhắc đến nằm ở xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Bố mẹ mưu sinh ngoài Hà Nội, Linh và 3 chị em lớn nhất 13 tuổi, bé nhất 3 tuổi ở với ông bà nội, học trường làng.

Những đứa trẻ trong 'xóm bờ mương' cũng lay lắt theo người lớn khi dịch xuất hiện. Ảnh: Tùng Đinh.

Những đứa trẻ trong "xóm bờ mương" cũng lay lắt theo người lớn khi dịch xuất hiện. Ảnh: Tùng Đinh.

Cùng quê và là họ hàng với nhà Linh nhưng 3 anh em Nguyễn Trà My lại theo bố mẹ ra Hà Nội từ nhiều năm nay và đang học tại Trường tiểu học Nghĩa Dũng (Q. Ba Đình). Trong những ngày giãn cách, My vẫn phải làm bài tập để chuẩn bị cho năm học mới, năm nay em vào lớp 3.

Hơn 1 tháng không được ra ngoài, quanh quẩn trong khu trọ, My tự tìm niềm vui cho mình bằng những tấm ni lông và bìa các tông cũ. Em xây cho mình một "ngôi nhà" trên chiếc xe đẩy hàng của gia đình đang bỏ không cạnh bờ mương vì chợ Long Biên đóng cửa.

'Căn nhà' tự chế của Nguyễn Trà My bằng bìa các tông và ni lông cũ. Ảnh: Tùng Đinh.

"Căn nhà" tự chế của Nguyễn Trà My bằng bìa các tông và ni lông cũ. Ảnh: Tùng Đinh.

Bế em gái Nguyễn Diệp Chi vào "ngôi nhà" của mình, My nói: "Cháu rất thích chơi trong nhà này, nhưng nhiều khi nóng quá thì không ngồi lâu được".

Người lớn trong xóm nói, từ ngày mất việc làm, tiền tích lũy cũng cạn dần nên lũ trẻ cũng bị ảnh hưởng: "Trước ngày ăn 3 bữa thì giờ còn 2, lúc nào trẻ con thèm ăn vặt thì chỉ có mỳ tôm".

Nguyễn Trà My và em gái Nguyễn Diệp Chi chơi đùa trong 'căn nhà' của mình. Ảnh: Tùng Đinh.

Nguyễn Trà My và em gái Nguyễn Diệp Chi chơi đùa trong "căn nhà" của mình. Ảnh: Tùng Đinh.

Thu nhập về 0

Con trẻ thiếu ăn, thiếu chơi, còn người lớn trong xóm lao động này thì đang thiếu tiền. Chị Nguyễn Thị Hoa, mẹ bé Linh, người 10 năm kiếm sống ở chợ đầu mối Long Biên đang sống trong những ngày thu nhập bằng 0.

Chị chia sẻ: "Sáng thì cho trẻ ăn mỳ tôm, trưa thì mới được ăn cơm, hôm thì có người cho lạc, hôm có người cho trứng, cho đậu. Được cho gì thì ăn đó chứ không biết làm gì hơn. Không làm ra tiền nên thức ăn phải hết sức hạn chế, chỉ dám mua cân thịt về làm ruốc cho bọn trẻ ăn qua ngày. Người lớn thì ăn qua quýt rau, cháo cho xong. Khó khăn lắm, không có tiền".

Những đứa trẻ ở đây tự tìm niềm vui, có khi chỉ là những quả trứng cá chín đỏ. Ảnh: Tùng Đinh.

Những đứa trẻ ở đây tự tìm niềm vui, có khi chỉ là những quả trứng cá chín đỏ. Ảnh: Tùng Đinh.

"Năm 2006 tôi ra Hà Nội, bán hàng rong đến năm 2012 thì được một chị cùng quê nhượng cho lò bánh mỳ ở đây nên làm đến bây giờ", người phụ nữ 33 tuổi nói rồi chỉ vào những khay thép nướng bánh nằm im lìm trong góc nhà.

Theo chị Hoa, trước khi có dịch, hàng ngày chị làm bánh mỳ, sáng thì giao cho một số hàng quen quanh xóm vài chục cái, còn chủ yếu là đêm bán cho lực lượng lao động và buôn bán trong chợ Long Biên.

"Những ngày cao điểm trước đây, có khi bán được 80-100 kg bột nhưng cả tháng nay tôi không buôn bán gì rồi", chị chia sẻ và giải thích người làm bánh không tính theo cái, mà tính theo lượng bột đầu vào.

Thùy Linh lao ra ôm Hoàng Trung Kiên, cậu em trai út của cả nhà năm nay mới 3 tuổi cũng lên Hà Nội nghỉ hè. Ảnh: Tùng Đinh.

Thùy Linh lao ra ôm Hoàng Trung Kiên, cậu em trai út của cả nhà năm nay mới 3 tuổi cũng lên Hà Nội nghỉ hè. Ảnh: Tùng Đinh.

Khi được hỏi về thu nhập, bà mẹ 4 con chia sẻ trước đây mỗi tháng 2 vợ chồng gom góp cũng được 10 triệu, trừ chi phí ăn ở ngoài Hà Nội thì gửi về quê cho ông bà, vừa nuôi con ăn học, vừa trả tiền lãi ngân hàng trước đây vay để sửa gian cửa gian nhà.

"Chợ đóng cửa, thu nhập về 0 nên nhà tôi lo lắm. Sắp tới bọn trẻ phải về quê đi học mà chưa biết thế nào", theo chị Hoa, nếu trước đây 4 đứa trẻ nhà chị ra Hà Nội chơi chỉ mất tổng 200.000 đồng tiền xe khách và 28.000 tiền xe bus thì bây giờ muốn về quê phải thuê taxi, ít nhất là 1,8 triệu mà còn hiếm có người nhận.

Chợ đóng, xe kéo hàng của cha mẹ xếp thành dãy còn những đứa trẻ chỉ quanh quẩn trong khu, chưa biết ngày nào mới được ra ngoài, được về quê và có tiền để về quê. Ảnh: Tùng Đinh.

Chợ đóng, xe kéo hàng của cha mẹ xếp thành dãy còn những đứa trẻ chỉ quanh quẩn trong khu, chưa biết ngày nào mới được ra ngoài, được về quê và có tiền để về quê. Ảnh: Tùng Đinh.

Tin liên quan

Cần sớm xác nhận bảo hiểm để người lao động được hưởng trợ cấp

Cần sớm xác nhận bảo hiểm để người lao động được hưởng trợ cấp

Vẫn còn rất nhiều người lao động gặp khó khăn do dịch bệnh chưa được nhận hỗ trợ từ chính sách của Chính phủ...

Hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Tỉnh Thái Nguyên là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.

Hàng ngàn lao động tự do nhận nguồn thực phẩm thiết yếu

Hàng ngàn lao động tự do nhận nguồn thực phẩm thiết yếu

Tiếp tục 5.500 phần quà nhu yếu phẩm trong đợt 3 được Tổ công tác 970 Bộ NN-PTNT phối hợp cùng các đơn vị chuyển đến các khu nhà trọ trên địa bàn TP.Thủ Đức.

Cuộc sống bần cùng của lao động nghèo trong khu nhà tiền tỷ giữa lòng Thủ đô

Cuộc sống bần cùng của lao động nghèo trong khu nhà tiền tỷ giữa lòng Thủ đô

Khu nhà liền kề (lô L1 Trung Yên, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội) bất đắc dĩ đã trở thành nơi trú ngụ của nhiều lao động nghèo…