Bê tông đất xây nhà, làm đường: [2] Chi phí giảm một nửa

Dương Đình Tường - Thứ Ba, 08/10/2024 , 10:30 (GMT+7)

Vướng phải hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn của những công trình nhà nước, TS Nguyễn Thế Hùng - chủ nhân của dung dịch hóa đá DHD đã tìm ra những cánh cửa ứng dụng khác.

Trang trại ở Bắc Giang có nền bằng bê tông đất. Ảnh nhân vật cung cấp.

Tiết kiệm nhỏ của tôi nhưng là tiết kiệm lớn cho xã hội

Bài liên quan

Đó chính là những công trình tư nhân. Sau khi nghe TS Nguyễn Thế Hùng giới thiệu về dung dịch DHD, thấy hay quá, một chủ trang trại ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã tiên phong làm cả 1ha nền chuồng trại và mấy cây số đường giao thông nội bộ đủ để ô tô tải đi lại thoải mái mà chỉ hết có mấy trăm triệu đồng. Nó rẻ hơn bê tông cỡ 1/2 bởi thay vì phải mua cát, mua đá sỏi thì dùng ngay đất tại chỗ để trộn với xi măng và dung dịch DHD.

Điều quan trọng là nhận thức của chủ trang trại này: “Tiết kiệm vài trăm triệu đồng đối với tôi chỉ là nhỏ nhưng tôi muốn thử nghiệm để những người dân khác có thể học theo, đó mới là sự tiết kiệm lớn cho xã hội”.

Sau mấy năm đưa vào xây dựng, với những xe ô tô chở lợn cả chục tấn chạy qua, bà nhận xét con đường bê tông đất ấy tốt hơn đường bê tông thông thường vì càng ngày nó càng hóa đá. Bởi là đất nên con đường cũng mát hơn khi đi chân trần trên đó. Nền chuồng lợn cũng vẫn rất tốt. “Nếu ai muốn đến xem hiệu quả của bê tông đất thì chủ trang trại đó luôn sẵn sàng”, ông Hùng khẳng định.

Làm sân bê tông đất ở đầu cáp treo Sapa, tỉnh Lào Cai. Ảnh nhân vật cung cấp.

Ứng dụng thứ hai của dung dịch DHD, theo ông Hùng, là làm bờ ao, đáy ao, bờ suối, đáy suối nhân tạo để tích trữ nước. Một chủ trang trại ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội đã nhờ ông hóa đá bờ ao, đáy ao để biến cái ao đất thành bể bơi, nước trong leo lẻo mà vẫn nhìn thấy bờ đất đầy mộc mạc, tự nhiên chứ không phải là cái bể bơi kiểu công nghiệp, bê tông, ốp gạch men như thông thường. Hơn thế nữa nó còn tiết kiệm chi phí đến một nửa.

Ứng dụng thứ ba của dung dịch DHD là làm những vách taluy. Vừa rồi bão Yagi đã làm sạt lở rất nhiều vách taluy, nguyên nhân chính là do phá rừng, hết rễ cây nên đất mất đi sự liên kết. Nếu đổ bê tông làm taluy thì tạo ra lớp áo bên ngoài cứng hơn nền đất bên trong, khi ngấm nhiều nước mưa gây ra sụt thì bê tông cũng trôi. Công nghệ đất hóa đá sẽ làm cho đất và bê tông ăn chặt thành một khối bởi trong bê tông vẫn có thành phần là đất, chúng trơ với nước, chảy tràn qua mà không ngấm vào bên trong như đất giúp taluy không bị sạt. Ông Hùng đã làm những thí nghiệm taluy bằng công nghệ đất hóa đá trong thời gian hàng chục năm nên rất tự tin về điều này.

Ứng dụng thứ tư của dung dịch DHD là làm cứng bùn ở các cảng như cảng Cần Giờ, hay trên các túi bùn của nền đường cao tốc ở đồng bằng sông Cửu Long.

Ứng dụng cuối cùng của dung dịch DHD là làm gạch không nung, giúp giá thành hạ hơn khoảng 30 - 40% so với gạch nung. Bên cạnh gạch không nung, ông Hùng đã cung cấp chất hóa cứng đất và giải pháp thi công cho công trình xây một ngôi trường bằng đất ở huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam do kiến trúc sư nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Khác với kiểu tường trình đất của bà con, ở đây trình tường theo công nghệ cao và được làm một cách rất nghệ thuật, có thể đem dự thi quốc tế.

Xây trường học bằng đất ở xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Ảnh nhân vật cung cấp.

Mơ về những ngôi làng, thành phố toàn nhà bằng đất

Có thể nói trong các công trình đã áp dụng công nghệ đất hóa đá thì H’mong Village của ông Lại Quốc Tĩnh ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang được TS Nguyễn Thế Hùng đánh giá là thành công nhất bởi có những ngôi nhà trình tường đất rất đẹp, hài hòa với cảnh quan, bản sắc văn hóa địa phương trong một khu vực rộng 17ha, thu hút đông khách du lịch. Ông Hùng mơ ước về những ngôi làng nhà bằng đất hay những thành phố nhà bằng đất.

“Ở nước Pháp có thành phố đỏ tức Toulouse hoàn toàn xây bằng gạch mộc, rất độc đáo. Khi luật đất đai của ta cởi mở hơn thì không chỉ có một ông Lại Quốc Tĩnh mà sẽ có nhiều ông như thế ở các vùng miền bởi rõ ràng sống trong ngôi nhà đất được thiết kế như biệt thự với tường dày 40 - 50cm, không bị bong tróc, màu sắc mộc mạc sẽ sướng hơn ở nhà bê tông bởi không khí bên trong mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm rất tốt cho sức khỏe, kể cả những người có bệnh về đường hô hấp. Hơn thế, nhà đất còn cách âm tốt, tiết kiệm điện, đúng với nghĩa sống xanh.

Một ngôi nhà bằng gạch không nung. Ảnh nhân vật cung cấp.

Ở trong khu xưởng sản xuất của tôi tại huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có xây dựng hai ngôi nhà đất nên được trải nghiệm nhiều rồi. Đầu tiên khi làm ra công nghệ này tôi chỉ mục đích bán dung dịch DHD làm gạch không nung nhưng không thuyết phục được người mua, nên phải làm ra máy ép gạch không nung kiểu thủ công để xây một cái nhà có đầy đủ phòng ngủ, phòng bếp, phòng tắm trình diễn cho người ta xem thực tế. Nhà bằng công nghệ bê tông đất phù hợp cho nhiều phân khúc, có thể phân khúc dành cho người có nhu cầu làm nhà càng rẻ càng tốt như nhà ở xã hội, hoặc là phân khúc dành cho người có nhu cầu cao cấp, không quan tâm đến giá thành mà cần độ tiện nghi, thẩm mỹ cao”.

Bê tông DHD ít đất (khoảng 10% đất) có thể thay thế hoàn toàn bê tông thông thường. Khi đó, không cần đá sỏi, chỉ cần cát và 10% đất. Chất lượng bê tông ít đất tương đương bê tông thông thường, giảm giá thành công trình 20% hoặc hơn nữa. Phần lớn các công trình bê tông thường có thể được thay thế bằng bê tông ít đất. Bê tông DHD nhiều đất cho phép chế tạo các công trình nghệ thuật vì giữ được mầu sắc mộc mạc của đất.

TS Nguyễn Thế Hùng (trái) bên những căn bungalow xây bằng bê tông đất. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bê tông DHD toàn đất cho phép làm nền móng đường giao thông với giá rẻ hơn 50% nhưng vững hơn, thời gian thi công nhanh hơn rất nhiều. Ngoài yếu tố kinh tế mà các doanh nghiệp, cá nhân có thể so sánh, nhận thấy ra, bê tông đất còn có ý nghĩa lớn về môi trường khi tận dụng được đất phế thải, đỡ tốn nhiên liệu cho gạch nung, đỡ tốn cát sỏi cho phối trộn, đỡ tốn công vận chuyển cát sỏi vì đất được khai thác ngay tại chỗ.

Công nghệ hóa cứng đất làm tường bằng bê tông đất hóa đá:

Cấp phối cơ bản có công thức: 40% đất đồi, 40% đá sạn (đá base trải đường, xà bần xây dựng xay nhỏ, đá sạn lẫn đất 0,5 cm hoặc nhỏ hơn), 20% xi măng, dung dịch DHD 0.25 lít/m3 bê tông đất, nước khoảng 350 lít/m3. Công thức trên có thể đạt đến mác bê tông 300 và có thể gia giảm như sau: Tăng đất lên thì làm cho công tác trộn khó khăn hơn. Tăng đá sạn làm cho dễ trộn nhưng đá sạn cần có kích thước nhỏ. Giảm xi măng làm cho cường độ giảm. Biện pháp thi công: 

Để đảm bảo năng suất và giảm giá thành nên dùng thuyền sắt lớn để trộn, mỗi mẻ có thể trộn 4m3. Cho tất cả vào vào thuyền, dùng máy xúc đảo đều. Sau đó máy xúc sẽ xúc vữa bê tông đất lỏng vào giữa 2 tấm cofa, cách nhau 50cm. Sau khoảng vài giờ bê tông cứng thì dịch chuyển cofa và làm tiếp. Có thể dùng công thức và dụng cụ thi công trên để trộn bê tông đất trải đường.

Dương Đình Tường
Tin khác
Nông dân U Minh vận dụng kinh nghiệm và tri thức nuôi cá đồng hiệu quả
Nông dân U Minh vận dụng kinh nghiệm và tri thức nuôi cá đồng hiệu quả

Cà Mau Cá đồng hiện có giá trị kinh tế cao, nên nhiều địa phương tại tỉnh Cà Mau đã quy hoạch vùng nuôi nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng trong tự nhiên.

Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều!
Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều!

Chậm phát triển công nghệ sinh học; Chúng ta tự đẻ ra các chính sách làm khó cho chúng ta; Nghiên cứu cơ bản ở Việt Nam đang bị giảm sút rất nhiều! Ý kiến của Tiến sỹ Nguyễn Văn Long - Cục trưởng Cục Thú y tại diễn đàn ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp do Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, báo Nông nghiệp Việt Nam, tổ chức.

Công nghệ chỉnh sửa gen, các nước đang đi rất nhanh, đầu tư lớn
Công nghệ chỉnh sửa gen, các nước đang đi rất nhanh, đầu tư lớn

PGS.TS Nguyễn Hữu Ninh - Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chia sẻ quá trình các nước đang triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở Việt Nam quá chậm
Ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở Việt Nam quá chậm

Theo Tiến sỹ Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp ở nước ta quá chậm, chưa đạt mục tiêu đề ra.

Cấp thiết nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới
Cấp thiết nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới

Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT lưu ý các đối tượng sâu bệnh mới nổi như bệnh héo rũ Panama hại chuối, sâu keo mùa thu hại ngô, bệnh lùn sọc đen, vàng lùn - lùn xoắn lá hại lúa... Cấp thiết cần các chương trình nghiên cứu giống cây trồng kháng, chống chịu sâu bệnh hại trong tình hình mới.

Bê tông đất xây nhà, làm đường: [1] Bí quyết nhờ dung dịch DHD biến đất thành đá
Bê tông đất xây nhà, làm đường: [1] Bí quyết nhờ dung dịch DHD biến đất thành đá

Nghe đến một chất phụ gia của nhà khoa học Việt có thể biến đất thành đá, trong đầu tôi đầy nghi ngờ cho đến khi tận mắt thấy, tận tay sờ vào nó.

Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở Pù Luông
Người tiên phong làm du lịch cộng đồng ở Pù Luông

Đó là chị Lò Thị Hoài, Tổ trưởng Tổ du lịch cộng đồng bản Kho Mường, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

Khi nông dân dang tay đón công nghệ
Khi nông dân dang tay đón công nghệ

Quảng Bình Lần đầu tiên, người nông dân vùng nam Ba Đồn được chứng kiến thiết bị bay gieo sạ, bón phân. Háo hức đến lạ thường, từ ngày đầu xuống giống đến lúc cân thóc, đếm tiền...

‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá

Viện Di truyền nông nghiệp dày công nghiên cứu gen kháng bạc lá trên lúa TBR225 và Bắc thơm 7, có chất lượng ổn định và không được tính là sản phẩm biến đổi gen.

Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.