Nông dân U Minh vận dụng kinh nghiệm và tri thức nuôi cá đồng hiệu quả

Trọng Linh - Thứ Ba, 08/10/2024 , 10:25 (GMT+7)

Cà Mau Cá đồng hiện có giá trị kinh tế cao, nên nhiều địa phương tại tỉnh Cà Mau đã quy hoạch vùng nuôi nhằm khôi phục và phát triển nguồn lợi cá đồng trong tự nhiên.

Cá đồng hiện đang có giá trị kinh kế cao. Ảnh: Trọng Linh.

Nhắc đến rừng U Minh Hạ, nhiều người nghĩ ngay đến vùng đất ngập nước, được thiên nhiên ưu đãi, ban tặng nhiều sản vật có giá trị, vang danh một thời như rùa, rắn, cá đồng… Trong số này, giờ có loài nằm trong sách đỏ, cấm săn bắt và được bảo tồn như rùa, rắn hổ. Ngày nay, cá đồng tuy chưa đến mức khan hiếm, nhưng trước việc khai thác cá non trái phép của nhiều người, nguồn lợi cá đồng trong tự nhiên dần cạn kiệt.

Để nhân rộng và phát triển nguồn lợi cá đồng trong tự nhiên, góp phần tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân dưới tán rừng, UBND huyện U Minh (Cà Mau) đã chỉ đạo ngành chuyên môn, các xã, thị trấn trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn và phát triển nguồn lợi cá đồng theo phương châm “Không đánh bắt cá non, chỉ bắt cá đạt kích cỡ lớn”.

Ông Trần Việt Hồng phát triển kinh kế bằng nghề trồng tràm kết hợp nuôi cá đồng. Ảnh: Trọng Linh.

Hơn 10 năm nuôi cá đồng để phát triển kinh tế gia đình, ông Trần Việt Hồng (53 tuổi), ngụ ấp 14, xã Nguyễn Phích nắm rất rõ quy luật phát triển của những loài cá này trong tự nhiên. Nhờ có kinh nghiệm nên số lượng cá giống được ông Hồng thả nuôi rất ít bị hao hụt, lớn nhanh và ít bệnh. Với cách thức nuôi hoàn toàn dựa vào tự nhiên, cá tự tìm thức ăn nên lượng cá sau khi thu hoạch được người tiêu dùng rất ưa chuộng và liên tục đặt hàng.

“Tôi có 5ha diện tích đất rừng, tận dụng trên bờ để trồng tràm, dưới kênh tôi thả nuôi cá đồng. Cá giống tôi cứ thả nối liên tục và ngày nào cũng thu hoạch. Cá tôi nuôi lớn hoàn toàn tự nhiên, mình dùng lưới cỡ lớn hoặc đặt lọp để bắt. Ngày xưa mình làm ruộng, có mặt bằng, cá sinh sản rất nhiều, bây giờ do đào kênh, mương để trồng tràm, kênh nước sâu nên lượng sinh sản của cá không đạt tỉ lệ cao”, ông Hồng nói.

Ông Hồng cho biết thêm, cá đồng tự nhiên hiện rất được người tiêu dùng ưa chuộng nên giá bán khá cao, dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg. Trung bình, hằng năm ông thu nhập hàng chục triệu đồng từ việc bán cá đồng.

Nuôi cá đồng kết hợp trồng bông súng của các hộ dân tại xã huyện U Minh. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Hồng là hộ dân vừa được Hộ nông dân huyện U Minh lựa chọn thực hiện dự án nuôi cá đồng. Điều kiện để được lựa chọn là hộ dân phải có vuông, nguồn nước ngọt, không trồng keo lai trên toàn diện tích thì được nhà nước đầu tư 60kg cá giống (gổm 40 cá trê vàng; 20kg cá sặc rằn) kèm theo thức ăn. “Tôi triển khai dự án được 2 tuần nay, bước đầu cá còn nhỏ nên phải cho ăn thức ăn để tránh bị hao hụt. Khi cá đạt kích cỡ nhất định, đủ sức tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên thì tôi sẽ thả ra môi trường rộng lớn để chúng tự sinh trưởng và phát triển”, ông Hồng cho hay.

Ông Hồng chia sẻ thêm, kỹ thuật nuôi cá đồng khá đơn giản, không tốn quá nhiều công chăm sóc. “Lúc nhỏ, mình nuôi trong màn lưới, khi cá khoảng 30 ngày tuổi thì mình thả ra môi trường. Ngoài môi trường tự nhiên có rất nhiều thức ăn như tôm tép, cá tạp, rong tảo… Cá đồng khi thả ra ngoài tự nhiên rất ít bệnh, cá khỏe mạnh nên tỉ lệ hao hụt rất thấp”.

Cá đồng rất dễ nuôi và ít bị dịch bệnh. Ảnh: Trọng Linh.

Để nguồn lợi cá đồng được nhân rộng và phát triển, chính quyền tỉnh Cà Mau nói chung và huyện U Minh nói riêng đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân không khai thác cá non hoặc đánh bắt cá bằng cách xung điện kiểu tận diệt. Kết quả bước đầu cho thấy ý thức người dân chấp hành khá tốt, nhiều người dân còn tự nguyện giao nộp dụng cụ bắt cá cho cơ quan chức năng.

Ông Lê Hồng Thịnh, Phó Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết, đầu năm 2024, UBND huyện U Minh đã chỉ đạo cho Phòng NN-PTNT phối hợp với Hội Nông dân huyện và các đơn vị có liên quan xây dựng 3 dự án nuôi cá đồng ở 3 xã gồm Khánh An, Khánh Thuận và Nguyễn Phích, tổng diện tích nuôi là 48ha, với 33 hộ tham gia. Kinh phí thực hiện các dự án được sử dụng từ nguồn vốn khoa học và công nghệ huyện năm 2024 và vốn đối ứng của các hộ dân tham gia. Đối tượng nuôi gồm cá lóc, cá rô và cá trê vàng, tỷ lệ 1 con/m2, giai đoạn đầu cá giống được thả trong ao dèo, cho ăn thức ăn viên để đảm bảo tỷ lệ sống cao. Sau đó, sẽ thả ra ngoài rừng ăn thức ăn tự nhiên.

Theo lãnh đạo UBND huyện U Minh, đến nay, dự án đã triển khai được trên 95% khối lượng công việc, hiện đã thả 230.100 con giống (cá sặc rằn 117.600 con, cá trê vàng 112.500 con).

Qua khảo sát của ngành chuyên môn, cá đang phát triển tốt, trọng lượng khoảng 40 - 50 con/kg. Để dự án mang lại hiệu quả, ngành chuyên môn huyện U Minh đã tổ chức tập huấn cho 90 hộ dân trong vùng thực hiện dự án về kỹ thuật nuôi cá đồng gắn với bảo vệ nguồn lợi cá đồng, kết hợp tuyên truyền thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên. Mục tiêu chính của các dự án là nhằm khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá đồng.

“Chúng tôi xác định từng bước góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm cá đồng tự nhiên. Đồng thời, giúp nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất và giá trị kinh tế từ nguồn lợi cá đồng; phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tiểu vùng và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, chung tay phát triển nguồn lực xây dựng nông thôn mới”, ông Thịnh cho biết thêm.

Trọng Linh
Tin khác
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.

Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải
Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải

Với mục tiêu giảm lượng phân bón, nhiều công nghệ hiện đại được các nhà máy sản xuất nghiên cứu như công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ phân bón tan chậm...

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X

Vườn sầu riêng 22 năm tuổi sum suê, lúc lỉu những chùm trái, canh tác theo quy trình sạch, đã trở thành điểm tham quan ưa thích của khách du lịch khi đến Tà Đùng.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao

Nhờ nắm được quy trình sinh trưởng của từng loại cây và trồng xen nhiều loại giá trị cao, Chủ tịch Hội nông dân xã Đắk P’lao đã tạo cơ nghiệp lớn, bền vững.

Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống
Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống

Thông qua bài viết ngắn này chúng tôi muốn vinh danh mẹ thiên nhiên, vinh danh các ngành khoa học về sự sống, đồng thời nhấn mạnh vai trò của di truyền học hiện đại như một trọng tâm, trụ cột, xương sống của các khoa học về sự sống. 

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'

Không chỉ chịu khó làm lụng, đôi vợ chồng nông dân còn làm giàu nhờ nắm chắc kỹ thuật, nuôi thành công cá trắm, chép từ 'mềm' sang 'giòn', chất lượng cao, lợi nhuận tốt.

Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng
Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng

Dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số, gắn với giảm nghèo bền vững là mô hình hay, được triển khai rộng rãi ở Gia Lai. Huyện Đăk Đoa là một điển hình.

Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR225
Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR2251

Theo AHLĐ Trần Mạnh Báo - Chủ tịch ThaiBinh Seed, nếu thiếu cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn, công sức nghiên cứu sẽ trở nên lãng phí.

Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng
Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng

Quảng Bình Hơn chục nông dân là chủ của những chiếc máy cày trổ tài cùng nhau để bình chọn người cày nhanh, cày đẹp…