Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Quỳnh Chi - Linh Linh - Bảo Thắng - Tùng Đinh - Thứ Bảy, 05/10/2024 , 11:11 (GMT+7)

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

TS Đỗ Tiến Phát - Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Ảnh: Tùng Đinh.

Từ phương pháp chọn giống dựa trên kỹ thuật gây đột biến truyền thống đến chuyển gen, hiện nay, các nhà khoa học Việt Nam đã áp dụng hệ thống CRISPR/Cas. Phương pháp này cho phép họ thêm hay xóa một đoạn gen, tùy chỉnh mức độ biểu hiện của gen đích, hay thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể… theo chủ đích, với độ chính xác cao. Hệ thống CRISPR/Cas đang được xem là công cụ hiệu quả và chính xác nhất trong công tác cải tạo giống cây trồng. 

TS Đỗ Tiến Phát - Trưởng phòng Công nghệ tế bào thực vật, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đại diện nhóm nhà khoa học đã phát triển và ứng dụng thành công các hệ thống CRISPR/Cas trong nghiên cứu cơ bản. Các kết quả nghiên cứu được xuất bản trên nhiều tạp chí quốc tế uy tín, đã khẳng định thành công của nhóm. Một số kết quả nghiên cứu đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và có tiềm năng ứng dụng trong thực tế sản xuất.

Trong định hướng nghiên cứu cơ bản, các nhóm nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển các hệ thống đánh giá nhanh hiệu quả hoạt động của cấu trúc chỉnh sửa gen. Kết hợp với nhóm nghiên cứu tại Đại học Việt Pháp (USTH), các nhà nghiên cứu của hai đơn vị đã ứng dụng thành công hệ thống CRISPR/Cas9 trong nghiên cứu chức năng gen liên quan tới hình thành lông hút trên rễ cây dưa chuột, gen có vai trò tới phát triển bộ rễ, khả năng hấp thụ lân trên cây lúa…

Với định hướng ứng dụng, các nhà nghiên cứu công nghệ sinh học đã hợp tác với chuyên gia tại Đại học Missouri (Hoa Kỳ), Viện nghiên cứu IPK (Đức) để ứng dụng thành công hệ thống chỉnh sửa gen CRISPR/Cas9 và tạo đột biến định hướng gen liên quan tới sinh tổng hợp đường khó tiêu trên cây đậu tương, từ đó làm giảm đường khó tiêu trong hạt của giống đậu tương Việt Nam. Việc giảm hàm lượng đường khó tiêu giúp nâng cao hiệu suất tiêu hóa, tăng cường giá trị dinh dưỡng từ các sản phẩm đậu tương. Kết quả nghiên cứu này đã được cấp bằng sáng chế bởi Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ). 

Giống đậu cải tiến được khảo nghiệm trong nhà lưới qua các vụ để đánh giá tính ổn định gen di truyền. Ảnh: VAST.

Cụ thể, ứng dụng chỉnh sửa gen, gây đột biến trên giống đậu tương ĐT26, cho ra đời giống đậu mới có hàm lượng đường khó tiêu giảm từ 30 - 50%. Giống đậu này đang được khảo nghiệm trong nhà lưới qua các vụ để đánh giá tính ổn định gen di truyền. Thời gian tới, các nhà khoa học sẽ khảo nghiệm giống đậu mới trên đồng ruộng có kiểm soát.

Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu do Bộ NN-PTNT hỗ trợ, nhóm nghiên cứu công nghệ sinh học kết hợp với các thành viên từ Viện Di truyền nông nghiệp đã phát triển các dòng đậu tương đột biến hàm lượng dinh dưỡng Omega-9 (oleic axit) tăng vọt trên 80%, so với giống gốc chỉ 20%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đây của giống đậu tương chỉnh sửa gen của Mỹ và Trung Quốc đã được thương mại hóa gần đây.

Tiếp nối thành công đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục ứng dụng công nghệ này để tạo đột biến đa gen trên giống đậu tương ĐT26, tạo ra các dòng cây kháng bệnh phấn trắng.

Cũng trong định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nhóm nghiên cứu đã thành công tạo đột biến định hướng gen bZIP1 trên cây cà chua. Kết quả cho thấy, các dòng cà chua đột biến có hàm lượng đường trong quả cao hơn giống gốc, đặc biệt hàm lượng amino axit tăng mạnh trong quả. 

“Quan trọng nhất, chúng tôi đã quan sát, tính trạng nông - sinh học vốn có của cây đậu tương vẫn duy trì qua nhiều thế hệ, không bị thay đổi”, TS Đỗ Tiến Phát khẳng định và kỳ vọng những giống này sẽ sớm được đưa vào thực tiễn, phục vụ sản xuất.

Một số sản phẩm tiềm năng đã được tạo ra làm nguyên liệu cho các nghiên cứu tiếp theo cũng như có thể ứng dụng trực tiếp vào thực tế sản xuất. Những thành công này mở ra cơ hội hợp tác hơn nữa giữa các nhà khoa học tại Viện Công nghệ sinh học với các đối tác trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển công nghệ và phát triển sản phẩm trong thời gian tới.

Với sự hợp tác rộng rãi với các nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

Quỳnh Chi - Linh Linh - Bảo Thắng - Tùng Đinh
Tin khác
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia
Nghề làm bún 400 tuổi bên sông Bồ trở thành di sản văn hóa quốc gia

THỪA THIÊN - HUẾ Nghề làm bún Vân Cù (thị xã Hương Trà) và lễ hội điện Huệ Nam (thành phố Huế) được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ tháng 12/2024.

Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Triển khai toàn diện quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật: Ngành Nông nghiệp, các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, sẽ tiếp tục phối hợp tốt trong triển khai quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM.

Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM
Trên 47.000 cán bộ khuyến nông cộng đồng có thể tham gia chương trình IPHM

Trình bày và đề xuất của đại diện Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về lực lượng khuyến nông tham gia triển khai chương trình IPHM.

Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái
Cách thành phố Cần Thơ triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái

Đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ giới thiệu cách triển khai mô hình IPHM gắn với nông nghiệp sinh thái và cảnh quan.

Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'
Cây trồng có giá trị kinh tế cao cần phân bón 'chuyên dụng'

Theo GS.TS Trần Văn Hâu, nguyên Giảng viên cao cấp Trường Đại học Cần Thơ, những cây trồng có yêu cầu kỹ thuật, giá trị kinh tế cao cần có phân bón 'chuyên dụng'.

Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM
Lợi ích từ áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM

Chia sẻ của ông Lê Văn Thiệt - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật về những lợi ích trong áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp - IPHM, đảm bảo an toàn sản xuất và xuất khẩu.

Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO
Phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng BiO

Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam trình bày về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).

Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV
Mỗi năm Syngenta Việt Nam đào tạo cho 1 triệu nông dân sử dụng thuốc BVTV

Mỗi năm Syngenta Việt Nam tiếp cận, tập huấn kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV an toàn hiệu quả cho hơn 1 triệu nông dân. Có 250.000 nông dân được tập huấn theo chuyên đề 4 đúng, 5 nguyên tắc vàng, sử dụng thuốc và thu gom bao gói sau sử dụng có trách nhiệm.

Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM
Ứng dụng cây trồng cải tiến trong thực hành IPHM

Bà Đào Thu Vinh, Điều phối viên tổ chức Croplife Việt Nam cho biết các giống cây trồng cải tiến, kháng sâu bệnh hại giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, có khả năng chống chịu lại các yếu tố bất lợi của môi trường và dịch hại. Đây luôn là một cấu phần quan trọng trong chương trình IPHM và IPM.

Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa
Các sinh vật gây hại mới nổi và biện pháp phòng ngừa

GS.TS Nguyễn Văn Tuất, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật BVTV Việt Nam, chia sẻ, nhiều sinh vật gây hại bùng phát mạnh trong điều kiện biến đổi khí hậu, cần phòng ngừa bằng tổng hợp nhiều giải pháp.