Khi nông dân dang tay đón công nghệ

Tâm Phùng - Thứ Hai, 07/10/2024 , 14:26 (GMT+7)

Quảng Bình Lần đầu tiên, người nông dân vùng nam Ba Đồn được chứng kiến thiết bị bay gieo sạ, bón phân. Háo hức đến lạ thường, từ ngày đầu xuống giống đến lúc cân thóc, đếm tiền...

Chúng tôi về xã Quảng Tiên (thị xã Ba Đồn, Quảng Bình), vào một ngày cuối vụ hè thu. Trên đồng, những thửa ruộng đã gặt xong trơ lại gốc rạ bên luống hằn vết bánh của máy gặt.

Ông Trần Đình Trung, một nông dân ở thôn Tiên Sơn đứng dưới vạt ruộng nhìn máy gặt chạy tới chạy lui để chờ bốc bao lúa từ máy gặt lên con đường bê tông sát bên vạt ruộng.

Ông Trung cho hay, gia đình có gần 10 sào ruộng tham gia sản xuất liên kết với doanh nghiệp. Đầu vụ, nghe bên đơn vị liên kết là Tổng Công ty Sông Gianh nói sẽ đưa thiết bị bay về gieo sạ, bón phân làm bà con vừa lạ, vừa háo hức.

Thiết bị bay rải phân hữu cơ trên cánh đồng liên kết xã Quảng Tiên. Ảnh: T. Phùng.

Khi gần chục ha ruộng được cày bừa bằng máy phẳng lỳ là đến giai đoạn gieo sạ. Sáng sớm, hàng chục nông dân đã có mặt trên bờ ruộng để được tham quan và giới thiệu thiết bị bay, cách thức gieo và số lượng hạt giống.

“Những hình ảnh bay gieo sạ thì bà con đã thấy trên tivi, bây giờ mới như “sờ” được tận tay đó. Mà bay thì nó nhanh lắm và những giống trước bà con gieo 7kg/sào (500m2) nay chỉ còn lại khoảng 4 - 5kg thôi. Chỉ từ giảm công và giảm giống là đã có lãi rồi. Bà con mê lắm”, ông Trung chia sẻ.

Sau gieo sạ đến bón phân. Phân hữu cơ dạng viên nén được trút vào “bụng” thiết bị bay (bà con quen gọi máy bay). Thoắt một cái, máy bay vít lên cao rồi xè xè hạ thấp đúng độ chuẩn và phun phân xuống ruộng. Chỉ non buổi sáng, mấy tấn phân bón đã được rải hết trên diện tích lúa.

Ông Trung và nhiều nông dân nhẩm tính, nếu người đi rải phân thì cũng mất vài chục công chứ không phải chơi. “Nay thì nhanh lắm, lại lãi bao nhiêu công lao động. Vậy thì “cánh đồng không dấu chân” là đây rồi chứ đâu nữa”, ông Trung nói vui với mọi người.

Những ngày cùng ra ruộng với bà con là mỗi lần ông Trung háo hức lắm. Lúa xanh tốt bời bời. Rồi sự mong chờ cũng đến. Chưa năm nào mà lúa hè thu được mùa như năm nay. Bông lúa dài, chín cúi đều rực lên dưới nắng.

Dưới đám ruộng đã khô nước, ông Trần Đình Trung theo máy gặt từng đoạn ngắn. Khi máy gặt chạy qua ghé vào bờ để “đổ” từng bao lúa căng đầy xuống thì ông Trung cũng phụ bốc lúa lên xe công nông để vận chuyển đến điểm mà Tổng Công ty Sông Gianh đang thu mua lúa tươi với giá cao.

Vụ hè thu đầu tiên áp dụng công nghệ vào sản xuất được mùa, được giá nên bà con nông dân có lãi lớn. Ảnh: T. Phùng.

Khi máy gặt chạy đi, ông Trung hồ hởi nói với mọi người: “Chưa bao giờ vụ hè thu được mùa như năm nay. Năng suất chắc cũng bén trên 75 tạ/ha. Vụ này tiết kiệm được giống, công gieo, bón phân… nên nông dân có lãi lớn đó”.

Tại điểm thu mua lúa tươi giữa đồng, bà con nông dân đang phụ cân thóc với cán bộ của công ty. Ông Trần Minh Trực, phó thôn Tiên Sơn cũng phụ giúp cân và vào sổ.

Khi cân hết số lúa của mấy sào ruộng nhà mình, nhẩm tính một lúc, ông Trực nói to như để mọi người chú ý: “Chính xác nha. Tiền thu về trừ đi các chi phí thì trung bình mỗi ha bà con cũng có lãi trên 30 triệu đồng đấy. Chưa có vụ hè thu nào mà máy bay làm thay người, rồi được mùa, được giá như vụ này”.

Hiện nay, thị xã Ba Đồn có tổng diện tích sản xuất lúa khoảng 2.600ha. Trong đó có khoảng 500ha diện tích nằm trong chương trình liên kết sản xuất theo hướng hữu cơ.

Đi thăm đồng và để chỉ đạo việc đưa công nghệ cao vào sản xuất, ông Đinh Thiếu Sơn, Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn cho hay, địa phương đang tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh liên kết chuỗi, hình thành những vùng chuyên canh lúa sạch trên cơ sở đưa khoa học công nghệ vào hỗ trợ bà con nông dân sản xuất.

“Chúng tôi đang khuyến khích các doanh nghiệp vào liên kết với nông dân sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Trên cơ sở đó, đẩy mạnh việc chủ động đưa nông dân tiếp cận và làm chủ công nghệ trong sản xuất như việc sử dụng thiết bị bay gieo sạ, bón phân, phun thuốc bảo vệ thực vật… Qua đó, để tiến dần đến việc sản xuất cơ giới hóa và thêm nhiều “cánh đồng không dấu chân” trên địa bàn”, ông Đinh Thiếu Sơn nhấn mạnh.

Tâm Phùng
Tin khác
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung
‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá

Viện Di truyền nông nghiệp dày công nghiên cứu gen kháng bạc lá trên lúa TBR225 và Bắc thơm 7, có chất lượng ổn định và không được tính là sản phẩm biến đổi gen.

Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam
Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ sinh học cũng như thực trạng, giải pháp tại Việt Nam hiện nay.

TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức
TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho rằng, công nghệ sinh học Việt Nam đang có khoảng cách với thế giới, nguyên nhân chính là nhận thức.

5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về câu chuyện tri thức hóa nông dân và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy

Sau khi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác hóa học sang hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và môi trường.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp

Trong số những người đã chọn con đường này, trí thức có, nông dân thứ thiệt cũng có, trình độ, kiến thức khác nhau, nhưng có cùng quan điểm là quyết tâm làm nông nghiệp sạch, dù biết nhiều khó khăn.

Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt

Khánh Hòa Đó là trang trại Sản Việt, nằm ở thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) của anh Nguyễn Minh Thành, một người đầy tâm huyết với nông nghiệp tuần hoàn.

Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm
Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng để các địa phương tham khảo, áp dụng phù hợp.