‘Nhà khoa học của nhà nông’ vinh danh Thạc sĩ Võ Thị Nhung

Việt Khánh - Chủ Nhật, 06/10/2024 , 07:21 (GMT+7)

Thạc sĩ Võ Thị Nhung, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh ‘Nhà khoa học của nhà nông’. Từ những đóng góp thực tiễn, thành tựu này thật xứng đáng.

Thạc sĩ Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An được vinh danh Nhà khoa học của nhà nông năm 2024. Ảnh: VT.

Những cột mốc đáng nhớ

Mới đây Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh “Nhà khoa học của nhà nông” lần thứ 5 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông lần thứ X năm 2024.

Hoạt động nhằm khơi dậy niềm tự hào trí tuệ Việt Nam và phát tiết đam mê sáng tạo trong các tầng lớp nông dân, của các nhà khoa học, từ đây đẩy mạnh phong trào nghiên cứu, tìm tòi, cải tiến, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm tạo bước đột phá trên từng bờ xôi ruộng mật.

Qua 2 cấp Hội đồng, Ban Tổ chức đã lựa chọn, tôn vinh 56 “Nhà khoa học của nhà nông”. Tỉnh Nghệ An vinh dự đóng góp 1 cá nhân tiêu biểu là Thạc sĩ Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, người sở hữu “bảng vàng” đáng ngưỡng mộ xoay quanh những công trình nghiên cứu, khảo nghiệm, thử nghiệm giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng.

Bà Võ Thị Nhung có nhiều đóng góp quan trọng cho ngành nông nghiệp Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Trong chặng đường đã đi, bà Võ Thị Nhung đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ gầy dựng được tiếng vang. Về cấp tỉnh nổi bật phải kể đến đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống lúa mới thích hợp với điều kiện sinh thái tỉnh nghệ An”.

Từ hơn chục bộ giống đại trà, qua khảo nghiệm đã tuyển chọn ra giống N25 sở hữu đặc tính ngắn ngày, thơm, ngon, mềm, dẻo…, được các cấp ngành và bà con nông dân đánh giá cao. Khi đưa vào cơ cấu N25 còn có thêm nhiều ưu thế, kết quả đối chứng cho năng suất vượt trội các giống cũ từ 10 - 15%, tại vụ xuân đạt bình quân 70 - 75 tạ/ha, vụ hè thu - mùa đạt 65 tạ/ha.

Đặc biệt là trong lĩnh vực khảo nghiệm, chọn tạo giống. Ảnh: Việt Khánh.

Ở cấp Trung ương, vai trò của Thạc sĩ Võ Thị Nhung còn thể hiện sâu đậm qua dự án “Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm VSV cải tạo đất sản xuất lạc theo hướng bền vững”, đây là dự án do Bộ KH-CN ủy quyền cho địa phương quản lý với mục tiêu sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất để cải thiện độ phì nhiêu, nâng cao ẩm độ cho đất nhằm mục đích tăng năng suất cho cây lạc, góp phần phát triển thương phẩm mặt hàng này. Diễn biến tại các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu rất khả quan, tăng năng suất khoảng 10%, tăng hiệu quả kinh tế 10 - 15%.

Không dừng lại ở đó, bà Võ Thị Nhưng còn góp nhiều công sức, tâm huyết tại hàng loạt dự án cấp Bộ khác, bao gồm: Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất rau hữu cơ; Ứng dụng KH-CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất bưởi đỏ; Chuyển giao và phát triển giống lúa DCG72 (Khang dân 18 cải tiến) ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An; sản xuất giống lạc, đậu tương giai đoạn 2011 – 2020; sản xuất thử giống lúa PC26 tại các tỉnh phía Bắc...

Tâm huyết với nghề

Trên cương vị là Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, hay trước đó là Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An, Thạc sĩ Võ Thị Nhung luôn chủ động đẩy mạnh công tác khảo nghiệm, tuyển chọn giống.

Công việc tưởng chừng khá giản đơn nhưng thực chất chẳng khác nào mò kim đáy bể. Để lựa chọn ra những bộ giống ưu việt nhất, hàng năm bà Nhung cùng các cộng sự phải tiến hành sàng lọc, theo dõi tỉ mẩn khoảng 200 giống lúa thuần, 150 giống lúa lai và 40 – 50 giống cây trồng khác như lạc, ngô, đậu, chè, chanh leo, các loại rau, củ…

Các nghiên cứu mang lại nhiều quyền lợi thiết thực cho nông dân trên địa bàn Nghệ An. Ảnh: Việt Khánh.

Từ kết quả thực tiễn, bà Nhung đã chỉ đạo đơn vị tham mưu, bổ sung vào bộ giống sản xuất chính thức của tỉnh hàng chục giống cây trồng năng suất, chất lượng cao, điển hình như lúa lai Kinh Sở ưu 1588, Thiên nguyên ưu 16, Thiên nguyên ưu 9; các giống lúa thuần SL9, Hương Thuần 8, Gia lộc 105, Khang dân cải tiến (DCG72), N25; giống lúa thuần SL9, Hương Thuần 8, Gia lộc 105, Khang dân cải tiến, Q5; giống lạc QH25; giống ngô HUA601…

Thạc sĩ Võ Thị Nhung đã gắn bó với ngành nông nghiệp Nghệ An hơn 26 năm cùng những thành quả ngọt ngào, đây là kết tinh của quá trình phấn đấu bền bỉ và kiên trì.

Dành nhiều tâm huyết, sức lực nhằm mang đến cho nhà nông những nền tảng vững bền nhất là điều mà Thạc sĩ Võ Thị Nhung theo đuổi chặng đường đã qua. Ảnh: Việt Khánh.

“Xuyên suốt những năm công tác tôi luôn quan tâm và dành nhiều tâm huyết, sức lực hòng tìm ra những bộ giống mới cùng nền tảng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phù hợp để chuyển giao cho nhà nông nhằm từng bước giảm dần sức người, lại nâng cao giá trị kinh tế trên từng bờ vùng bờ thửa.

Dù công tác ở vị trí nào cũng phải nêu cao trách nhiệm, tinh thần cống hiến, sát sao với cơ sở. Có sâu sát mới nắm rõ thực tiễn sản xuất, mới hiểu tâm tư, nguyện vọng của người sản xuất, của chính quyền địa phương, của doanh nghiệp và đối tác”, Nhà khoa học của nhà nông năm 2024 khẳng định.

Việt Khánh
Tin khác
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá
Thành công tạo giống lúa giảm tích lũy kim loại nặng, kháng bệnh bạc lá

Viện Di truyền nông nghiệp dày công nghiên cứu gen kháng bạc lá trên lúa TBR225 và Bắc thơm 7, có chất lượng ổn định và không được tính là sản phẩm biến đổi gen.

Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng
Ứng dụng chỉnh sửa gen phát triển giống đậu tương giàu dinh dưỡng

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ sinh học đã phát triển và làm chủ công nghệ chỉnh sửa hệ gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas.

Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam
Ngô, đậu tương và bông là 3 loại cây ứng dụng biến đổi gen nhiều nhất tại Việt Nam

Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường đặt ra nhiều vấn đề liên quan tới công nghệ sinh học cũng như thực trạng, giải pháp tại Việt Nam hiện nay.

TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức
TS. Cao Đức Phát: Rào cản lớn nhất của công nghệ sinh học là nhận thức

TS. Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế cho rằng, công nghệ sinh học Việt Nam đang có khoảng cách với thế giới, nguyên nhân chính là nhận thức.

5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
5 gói giải pháp gỡ 3 nhóm rào cản phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn

Chia sẻ của Tiến sĩ Hoàng Sỹ Thính, Khoa du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam về câu chuyện tri thức hóa nông dân và du lịch nông nghiệp, nông thôn.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Những 'ông mai, bà mối' giúp nông dân thay đổi tư duy

Sau khi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, chuyển từ canh tác hóa học sang hữu cơ, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và môi trường.

Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp
Chọn con đường nông nghiệp sạch: Khát vọng Bechamp

Trong số những người đã chọn con đường này, trí thức có, nông dân thứ thiệt cũng có, trình độ, kiến thức khác nhau, nhưng có cùng quan điểm là quyết tâm làm nông nghiệp sạch, dù biết nhiều khó khăn.

Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt
Cơ ngơi 130ha nông nghiệp tuần hoàn của Sản Việt

Khánh Hòa Đó là trang trại Sản Việt, nằm ở thôn Suối Sâu, xã Ninh Tân, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) của anh Nguyễn Minh Thành, một người đầy tâm huyết với nông nghiệp tuần hoàn.

Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm
Ra mắt sổ tay xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm

CẦN THƠ Bộ NN-PTNT ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng Dự án phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng để các địa phương tham khảo, áp dụng phù hợp.

Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng
Khơi rãnh, tỉa cành cứu dâu tằm bị ngập úng

Yên Bái Nhờ khả năng chịu ngập úng tốt nên diện tích dâu tằm có thể phục hồi được của huyện Trấn Yên khoảng 90%. Khoảng 10% diện tích không có khả năng phục hồi (gần 100ha).

1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân
1.001 nghề tạo sinh kế cho nông dân

Thật vui khi thấy nông thôn mình chuyển biến quá nhanh. Rất nhiều nơi làng xã chả khác gì thành phố…