Cách Đài Loan huấn luyện nông dân làm nông nghiệp du lịch

Nguyên Huân - Thứ Ba, 13/02/2024 , 07:26 (GMT+7)

Nhận thấy gia nhập WTO, lĩnh vực nông nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi hàng nhập khẩu, Đài Loan (Trung Quốc) ban hành nhiều chính sách giúp nông dân phát triển nông nghiệp du lịch.

Một nông dân tại thành phố Đài Trung đang giới thiệu với du khách về mô hình du lịch nông nghiệp Đài Loan.

Vai trò của Hiệp hội

Đơn vị có vai trò to lớn trong việc đào tạo, tấp huấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân Đài Loan trở thành những bậc thầy về làm nông nghiệp du lịch chính là Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch của hòn đảo này.

Với trên 200 thành viên, Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch Đài Loan cùng với Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan đã quy hoạch, xây dựng được mạng lưới các nông trại du lịch đa dạng và trải đều khắp hòn đảo.

Khi tham gia Hiệp hội, nông dân, chủ trang trại, chủ doanh nghiệp sẽ được tư vấn, hỗ trợ từ A tới Z để hình thành một mô hình nông nghiệp du lịch khép kín.

Theo đó, các quy trình kỹ thuật, quy trình canh tác hữu cơ, quy trình canh tác nông nghiệp "lương thiện" sẽ được Hiệp hội quy chuẩn và hướng dẫn, hỗ trợ các trang trại chuẩn hóa nhằm đảm bảo đủ sức hấp dẫn và thu hút được du khách tới tham quan mà không bị nhàm chán, trùng lặp.

Bà Khâu Tường Linh (Shiny), Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch Đài Loan chia sẻ, mỗi nông trại ở vùng miền khác nhau sẽ được Hiệp lên kế hoạch hội hỗ trợ, tư vấn và định hướng để khai thác được lợi thế sản vật địa phương.

Một tiết học Giáo dục thực nông của học sinh Đài Loan. Ảnh: Nguyên Huân.

Trong đó, những vùng núi cao trồng cây ăn quả sẽ được chuẩn hóa quy trình canh tác kèm hoạt động nghỉ dưỡng gắn với tiêu thụ trái cây chế biến. Vùng biển sẽ được định hướng phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp gắn với nuôi trồng, chế biến và thưởng thức thủy, hải sản. Vùng thảo nguyên sẽ phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp gắn với bò sữa, dê sữa. Vùng gần đô thị phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp đi về trong ngày kèm ẩm thực, ngắm cảnh,…

Từng năm, các thành viên thuộc Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch Đài Loan sẽ được luân phiên tham dự các hội thảo, hội nghị về du lịch nông nghiệp, được đi tham quan, tìm hiểu về du lịch nông nghiệp tại một số nước trong khu vực và trên thế giới.

Đặc biệt, Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch Đài Loan năm nào cũng có các chiến dịch truyền thông, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm du lịch nông nghiệp của từng thành viên, từng trang trại trong Hiệp hội tới du khách tại Đài Loan và các quốc gia khác.

Sau hàng thập niên nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ, thiết thực từ phía Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch về kỹ năng quản lý, quản trị, Đài Loan đã hình thành được hệ thống mạng lưới các nông trại du lịch hoạt động hiệu quả.

Các nông trại du lịch tại Đài Loan ngày nay có một điểm đặc biệt là rất ít phụ thuộc vào biến động của giá cả thị trường, bởi đa phần đầu ra của nông trại hướng tới bán cho du khách tới trải nghiệm tham quan, mua sắm thay vì chợ và siêu thị như truyền thống.

Du khách Việt Nam trải nghiệm chế biến món ăn tại Bếp quê nhà thuộc Trang trại Tiên Hồ, Đài Loan. Ảnh: Nguyên Huân.

Vai trò của Ủy ban Nông nghiệp

Cùng với cánh tay nối dài là Hiệp hội Phát triển Nông trại Du lịch, Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan chính là cơ quan quy hoạch và định hình chiến lược phát triển nông nghiệp nói chung và nông nghiệp du lịch nói riêng cho hòn đảo này trong mấy chục năm qua.

Các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp du lịch của Đài Loan là nhất quán và xuyên suốt xoay quanh bốn triết lý là: Nông nghiệp "lương thiện" - Giáo dục thực nông - Nông nghiệp là thời thượng, tôi tự hào là nông dân và cuối cùng là Bếp quê nhà.

Xoay quanh các triết lý là các chính sách hỗ trợ về giống, công nghệ, hỗ trợ kết nối du lịch nông nghiệp giữa Ủy ban Nông nghiệp và Ủy ban Giáo dục. Bên cạnh đó là các chương trình khởi nghiệp nông nghiệp, đào tạo, hỗ trợ xây dựng các nhà hàng, quán ăn gắn với tiêu thụ nông đặc sản ngay chính tại địa phương.

Hằng năm, Trung tâm giống quốc gia trực thuộc Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan đều nghiên cứu và cung ứng ra thị trường những giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tốt nhất để nông dân Đài Loan yên tâm phát triển kinh tế.

Ủy ban Nông nghiệp và Ủy ban Giáo dục Đài Loan có chương trình ký kết phối hợp xây dựng mạng lưới, hệ thống các mô hình "Giáo dục thực nông" và coi là môn học bắt buộc để các thế hệ học sinh của Đài Loan được hiểu rõ, hiểu sâu, hiểu kỹ những sản phẩm nông sản mình ăn hàng ngày có xuất xứ từ đâu, được làm ra như thế nào để từ đó yêu thương, trân quý nghề nông và những người làm nông.

Người Đài Loan quan niệm, nông sản phải ăn lúc ngon nhất, đạt độ chín và độ trưởng thành nhất. Tiếp đến là thời gian từ lúc thu hái, giết mổ tới lúc chế biến càng rút ngắn, nông sản, thực phẩm càng giữ được hương vị, chất lượng thơm ngon, giảm phát thải ô nhiễm cho môi trường.

Từ đó, Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan ban hành 2 chính sách hỗ trợ hệ thống mạng lưới chế biến món ăn từ nông sản gắn với du lịch nông nghiệp nông thôn là Bếp quê nhà và Điền Ma Ma.

Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan đã tiến hành thành lập đơn vị chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tập hợp, đào tạo cho các bà mẹ sống ở các vùng nông thôn kiến thức về dinh dưỡng, nghệ thuật chế biến món ăn, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và tiến hành thi cấp chứng nhận Điền Ma Ma khi khóa học kết thúc.

Thay đổi đầu tiên Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan hướng tới trong chương trình Điền Ma Ma là cuộc cách mạng 5 giảm. Đó là giảm muối, giảm đường, giảm dầu mỡ, giảm nước tương trong quá trình chế biến món ăn và cuối cùng là giảm âm lượng để nói chuyện nhỏ nhẹ, từ tốn trong mỗi bữa ăn.

Chính nhờ chương trình này, mà hiện hầu hết ở các vùng nông nghiệp, nông thôn của Đài Loan đều có ít nhất một nhà hàng được cấp chứng nhận Bếp quê nhà hoặc Điền Ma Ma.

Đặc biệt, văn hóa ẩm thực tại Đài Loan từ miền Bắc tới miền Trung và miền Nam có sự giảm rõ rệt về lượng dầu mỡ và độ cay so với ẩm thực tại Trung Quốc đại lục để tiếp cận được khẩu vị số đông du khách quốc tế hơn.

Mô hình nông nghiệp du lịch Giáo dục thực nông tại Trang trại nấm Bách Cô Trang Đài Loan. Ảnh: Nguyên Huân.

Từ chủ trương bài bản, đồng bộ, nhân văn và ý nghĩa này của chính quyền, những năm trở lại đây, Đài Loan đã hình thành được một tầng lớp “Thanh Nông” thực sự chất lượng.

Đó là những thanh niên được đào tạo, học hành bài bản không chỉ trong nước mà cả trên thế giới quay trở về giúp gia đình, quê hương phát triển nông nghiệp theo hướng "lương thiện", hữu cơ, du lịch xanh một cách bền vững và hiệu quả.

Khác với thế hệ ông cha trước đây chủ yếu giỏi ở khâu sản xuất, thế hệ “Thanh Nông” mới của Đài Loan ngày nay giỏi toàn diện, từ kiến thức nông nghiệp, kỹ năng quản trị tới chuyển đổi số, AI, marketing, bán hàng online,…

Với các chính sách đúng, trúng và đồng bộ của chính quyền và Ủy ban Nông nghiệp Đài Loan trong mấy thập kỷ qua cùng sự tham gia mạnh mẽ của tầng lớp “Thanh Nông” mới, có thể nói ngành nông nghiệp Đài Loan đã thực sự chuyển mình và hội nhập thành công với dấu ấn rõ nét nhất là mạng lưới nông trại du lịch.

Nguyên Huân
Tin khác
Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập
Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập

Vĩnh Long Hơn 1 thập kỷ nghiên cứu, ông Huỳnh Văn Cập đã tìm ra cách để cây thanh trà ngọt tăng khả năng ra hoa đậu trái, không còn phụ thuộc vào thời tiết.

Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe
Thôi đốt đồng, nhà nông thêm tiền, bớt ưu phiền sức khỏe

Nhiều nông dân trồng lúa đã từ bỏ thói quen đốt đồng sau khi được hướng dẫn cách xử lý rơm rạ mang lại hiệu quả kinh tế cao và cải thiện sức khỏe.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong
Câu chuyện thứ mười: Câu chuyện mật ong

Trong chuyến đi thăm một đất nước bên kia bán cầu, lần mò tìm những sản phẩm nông nghiệp để xem cách họ làm như thế nào, có khác gì mình không?

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 5] Ưu tiên tạo tín chỉ carbon, quản lý rừng bền vững

Muốn thích ứng một cách nhanh chóng, bền vững với những quy định mới như CBAM, EUDR…, chủ rừng buộc phải chuẩn hóa ngay từ khâu giống và trồng cây xuống đất.

Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn
Dịch vụ khí hậu số trong nông nghiệp: Đã xóa được 'ngờ', cần mô hình bền vững hơn

Dù chứng tỏ được lợi ích trong dự báo thời tiết, sâu bệnh... các dịch vụ số trong nông nghiệp vẫn cần thời gian để bền vững hơn, nhất là trước những thách thức mới.

Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu
Thay đổi công nghệ để nâng cao chất lượng chè xuất khẩu

Đầu tư đồng bộ vào công nghệ, quy trình và thương hiệu, ngành chè Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD
Net Zero - Đích xa sắp đến gần: [Bài 4] Cơ hội còn nhiều ở thị trường carbon bắt buộc hơn 900 tỷ USD

Thị trường carbon quốc tế đang rất sôi động, với giá trị ước tính có thể lên tới gần 1.000 tỷ USD, đòi hỏi Việt Nam cần có sự chuyển dịch mạnh mẽ.