Đào tạo nghề không thể đưa lý thuyết suông cho nông dân

Tuy Hòa - Minh Sáng - Chủ Nhật, 10/11/2024 , 12:31 (GMT+7)

Đào tạo nghề cho nông dân, theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ, phải đạt được hai tiêu chí thiết thực và hiệu quả, chứ không thể chạy theo phong trào.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ - Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long.

Đào tạo nghề ngày nay cần quan tâm hai xu hướng. Thứ nhất, đảm bảo kiến thức cơ bản. Thứ hai, bắt kịp trào lưu thế giới. Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Mình Cừ - Hiệu trưởng Trường Đại học Cửu Long, nhấn mạnh: “Chỉ có như vậy, nông nghiệp mới thịnh vượng”.

Nông dân Việt Nam vốn có truyền thống cần cù trong sản xuất. Thế nhưng, sự thay đổi rất nhanh chóng của mô hình kinh tế nông nghiệp không còn phù hợp cho những kinh nghiệm mang tính kế thừa từ đời nọ sang đời kia. Là một người đã gắn bó cả đời với sự nghiệp giáo dục,Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ đánh giá cao đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Bởi lẽ, theo ông, kinh tế nông nghiệp vẫn là kinh tế chủ chốt, nên nguồn nhân lực nông thôn đóng vai trò quan trọng. Đào tạo nghề giúp nông dân nắm bắt kiến thức, kỹ thuật và công nghệ để tổ chức sản xuất và phát triển gia đình, tự chủ cuộc sống.

Trong xu thế xã hội vận động không ngừng, thì nghề nào cũng cần được cập nhật kiến thức liên tục. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, lao động nông thôn cần được đào tạo để phù hợp với dòng chảy nông nghiệp công nghệ cao. Một trong những yêu cầu đặt ra của kinh tế nông nghiệp là phải thúc đẩy tích hợp đa giá trị và phát huy lợi thế vùng, miền. Vậy thì đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần đặt ra những mục tiêu gì?

Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lương Minh Cừ phân tích: “Xét về đào tạo nghề, căn cứ vào đặc trưng vùng miền là khoa học. Địa hình Việt Nam đa dạng, điều kiện tự nhiên đồng bằng sông Hồng khác miền núi Tây Bắc, duyên hải miền Trung khác kênh rạch Nam bộ. Vì vậy, đào tạp nghề cho nông dân, cần tuân thủ các tiêu chí. Một, nhu cầu khách quan của địa phương. Hai, nhu cầu thực tế của kinh tế địa phương. Ba, nhu cầu chung của xã hội. Tư, xây dựng các mục tiêu khác nhau cho mỗi nơi. Năm, giáo trình đào tạo phù hợp cho mỗi nơi”.

Có một thực tế rất đáng ái ngại là không ít cơ sở đào tạo nghề tập trung chủ yếu giảng dạy lý thuyết, mà thời gian thực hành ít, do đó người lao động sau đào tạo lại thiếu kỹ năng nên khó tìm được việc làm. Đồng thời, sự liên kết giữa đào tạo nghề và hỗ trợ giải quyết việc làm chưa cao. Thưa Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ cho rằng, nặng về lý thuyết là căn bệnh cố hữu của giáo dục Việt Nam, nên đào tạo nghề cần tránh đưa lý thuyết suông cho nông dân.

Sinh viên Khoa Nông nghiệp Thủy sản của Trường Đại học Cửu Long được tạo điều kiện trực tiếp chăn nuôi dê tại Khu Thực hành Nông nghiệp nằm trong khuôn viên trường. 

Hiện tại phần lớn người lao động sau khi rời khỏi trường học đều được đơn vị sử dụng lao động đầu tư đào tạo lại. Cho nên, muốn nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, phải tính đến sự phối hợp giữa nhà trường với doanh nghiệp để cùng tham gia vào quá trình xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình. Cần có cơ chế thoáng để huy động các nguồn lực xã hội, kể cả doanh nghiệp có vốn nước ngoài, cùng tham gia đào tạo nghề cho nông dân.

Càng ngày thị trường lao động càng đa dạng mà công tác đào tạo nghề cũng phải thích ứng. Mới đây, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đề nghị bổ sung 77 nghề đào tạo dưới 3 tháng, trong đó có 24 nghề nông nghiệp và 53 nghề phi nông nghiệp, mà đặc biệt nhất là nghề livestream bán hàng. Phó Giáo sư Tiến sĩ Lương Minh Cừ khẳng định, nghề livestream bán hàng rất đắc dụng hiện nay, mỗi địa phương nên thiết kế những khóa đào tạo livestream bán hàng để giúp mỗi hộ nông dân có một kênh quảng bá sản phẩm thiết thực và hiệu quả, Livestream bán hàng không chỉ giảm tối đa chi phí thương mại, mà còn tăng cường khả năng đưa đặc sản của từng làng quê đến người tiêu dùng khắp nơi.

Tuy Hòa - Minh Sáng
Tin khác
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay
Học IPM, nông dân Quảng Ninh sản xuất giỏi, múa hát hay

Bằng lời ca, tiếng hát, nông dân phường Kim Sơn (TP Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) đã lan tỏa kiến thức, bài học từ chương trình IPM, giúp nâng cao chất lượng đồng ruộng.

Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập
Trồng quế đa dạng sinh học tăng năng suất, thu nhập

So với trồng quế độc canh, thâm canh trồng quế đa dạng sinh học cho thu nhập cao hơn, đáp ứng được các tiêu chuẩn bền vững và các quy định quốc tế.

Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao
Làm giàu từ trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao

Hải Phòng Thay đổi tư duy, chuyển đổi mô hình sản xuất từ hỗ trợ của Nhà nước để trồng lan Hồ Điệp công nghệ cao giúp ông Đào Quang Trịnh gặt hái nhiều thành công.

Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học
Làm giàu từ những vườn cà phê canh tác khoa học

Nhờ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, nhiều chủ vườn cà phê là người BahNar, J’rai ở Gia Lai đã có thu nhập cao, kinh tế gia đình khá giả.

Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương
Đào tạo nghề cần khảo sát nhu cầu từng địa phương

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn càng ngày càng trở nên cấp thiết trước tốc độ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đó là quan niệm của doanh nhân Nguyễn Văn Hiển.

Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.

Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải
Công nghệ tạo hạt phân bón - Lời giải cho bài toán giảm phát thải

Với mục tiêu giảm lượng phân bón, nhiều công nghệ hiện đại được các nhà máy sản xuất nghiên cứu như công nghệ nano, công nghệ urê hóa lỏng, công nghệ phân bón tan chậm...

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X

Vườn sầu riêng 22 năm tuổi sum suê, lúc lỉu những chùm trái, canh tác theo quy trình sạch, đã trở thành điểm tham quan ưa thích của khách du lịch khi đến Tà Đùng.