Khuyến nông cộng đồng - Cầu nối tri thức

Hiệu ứng tích cực ở Gia Lai

Tuấn Anh - Thứ Ba, 23/07/2024 , 06:00 (GMT+7)

Sau 2 năm thí điểm, mô hình tổ khuyến nông cộng đồng ở Gia Lai đã có những kết quả khả quan, nhận được sự ủng hộ rất lớn từ chính quyền và người dân.

Khuyến nông cộng đồng hướng dẫn người dân kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững. Ảnh: Tuấn Anh.

Hàng nghìn hộ dân được hưởng lợi

Bài liên quan

Tính đến thời điểm này, các tổ khuyến nông cộng đồng ở Gia Lai đã phối hợp với HTX Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Tâm Thành (xã Ia Hrung, huyện Ia Grai) tổ chức được 18 lớp tập huấn với hơn 900 lượt người tham gia. Theo đó, tổ khuyến nông cộng đồng hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại trên cà phê, cây ăn quả. Đồng thời, hướng dẫn kỹ thuật tái canh cây cà phê hiệu quả.

Bên cạnh đó, tổ khuyến nông cộng đồng đã phối hợp với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tổ chức được 25 lớp tập huấn với khoảng 1.000 lượt người tham gia. Theo đó, người dân được tập huấn về nhận thức các yêu cầu của chương trình cà phê bền vững 4C, RA, cũng như an toàn lao động trong sản xuất, giảm thiểu lao động trẻ em trong ngành cà phê.

Đặc biệt, tổ khuyến nông cộng đồng đã tham gia vào các dự án xây dựng mô hình sản xuất cà phê hữu cơ tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 - 2025, xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả theo VietGAP phục vụ phát triển vùng nguyên liệu gắn với liên kết tiêu thụ tại các tỉnh Tây Nguyên.

Khuyến nông cộng đồng hỗ trợ mô hình canh tác cà phê thông minh tại huyện Chư Păh. Ảnh: Tuấn Anh.

Có vườn cà phê 1,5ha được hỗ trợ từ tổ khuyến nông cộng đồng, ông Lương Văn Sức (xã Ia Nhin, huyện Chư Păh) phấn khởi cho biết: “Từ đầu năm đến nay, tổ khuyến nông cộng đồng đã phối hợp với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền hỗ trợ gia đình về phân bón, tư vấn kỹ thuật chăm sóc vườn cà phê theo các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chúng tôi đánh giá rất cao về các tổ khuyến nông cộng đồng, nhất là việc họ phối hợp với Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên để kiểm tra mẫu đất để từ đó điều chỉnh quy trình chăm sóc cà phê cho phù hợp hơn với thực tế vườn cây”.

Ông Sức cho biết thêm, do vườn cà phê xen sầu riêng phát triển tốt, mới đây gia đình ông đã vinh dự được Trung tâm Khuyến nông Quốc gia dẫn đoàn đến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm. Đây chính là tiền đề để người dân ngày càng tin tường hơn vào sự hỗ trợ của các tổ khuyến nông cộng đồng.

Ông Lâm Quốc Triều, Giám đốc HTX Nông nghiệp, Thương mại và Dịch vụ du lịch sinh thái Hàm Rồng (Pleiku) cho biết, thời gian qua tổ khuyến nông cộng đồng đã có những đóng góp rất tích cực cho HTX và nông dân phát triển đề án cà phê hữu cơ tại xã Ia Băng, huyện Đăk Đoa. Cụ thể, tổ khuyến nông cộng đồng đã phối hợp với Công ty TNHH Vĩnh Hiệp tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn bà con quy trình sản xuất cà phê từ khâu chọn giống đến kỹ thuật trồng chăm sóc và thu hoạch. Không những vậy, tổ khuyến nông cộng đồng còn ghi nhận những ý kiến của người dân, sau đó làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh để xem xét, khảo sát, quy hoạch các dự án về khuyến nông phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu tại địa bàn. Trong đó, dự án hỗ trợ phân bón cho nông dân trồng cà phê hữu cơ, kết nối nông dân với doanh nghiệp trong khâu bao tiêu sản phẩm.

“Tổ khuyến nông cộng đồng đã từng bước giúp người dân nâng cao giá trị sản phẩm trên thị trường, nhất là cà phê được trồng theo hướng hữu cơ. Mặt khác, tổ khuyến nông cộng đồng cũng luôn lắng nghe ý kiến của người dân để có những phản ánh kịp thời với cơ quan chức năng nhằm có những điều chỉnh phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng trên từng vùng sản xuất”, ông Triều chia sẻ.

Cần tạo cơ chế để khuyến nông cộng đồng phát huy hiệu quả

Theo quyết định số 1088 của Bộ NN-PTNT về việc phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ thành lập 2 tổ khuyến nông cộng đồng tại xã Ia Băng (huyện Đak Đoa) và xã Ia Hrung (huyện Ia Grai).

Tổ khuyến nông cộng đồng xã Ia Băng tập huấn cho người dân. Ảnh: Tuấn Anh.

Tại xã Ia Băng, ngoài việc hỗ trợ phát triển đề án mô hình cà phê hữu cơ cho HTX trên diện tích 30ha, tổ khuyến nông cộng đồng còn mở rộng hướng dẫn kỹ thuật canh tác cà phê bền vững cho nhiều người dân trong vùng.

Anh Dương Văn Thành, thành viên tổ khuyến nông cộng đồng xã Ia Băng cho biết, đối với những hộ dân đã có kiến thức cơ bản về chăm sóc cà phê thì tổ khuyến nông cộng đồng sẽ hỗ trợ kỹ thuật canh tác cà phê bền vững theo hướng hữu cơ.

Mặt khác, đối với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, tổ khuyến nông cộng đồng đã có nhiều chương trình tập huấn hơn để nâng cao nhận thức cũng như hiệu quả sản xuất cho người dân.

“Với người đồng bào dân tộc thiểu số, kỹ thuật canh tác cà phê cũng như vấn đề quản lý tài chính còn gặp nhiều hạn chế. Chính vì vậy, tổ khuyến nông cộng đồng sẽ chú trọng nhiều đến việc tập huấn cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước hướng đến phát triển cà phê bền vững”, anh Thành chia sẻ.

Cũng theo anh Thành, sau 2 năm đi vào hoạt động, hiệu quả lớn nhất của tổ khuyến nông cộng đồng là đã gắn kết, chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp và người dân để tạo ra những hiệu ứng tích cực trong sản xuất cà phê bền vững.

Người dân được hỗ trợ phân bón từ tổ khuyến nông cộng đồng xã Ia Băng. Ảnh: Tuấn Anh.

Đánh giá về những hoạt động nổi bật của tổ khuyến nông cộng đồng trong thời gian qua, ông Phạm Hữu Phước, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai cho biết, các tổ khuyến nông cộng đồng đã từng bước chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

Bên cạnh đó, tổ khuyến nông cộng đồng cũng đã tư vấn tổ chức quản lý sản xuất, chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm.

Đồng thời, tổ khuyến nông cũng tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, bảo tồn và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống.

Cũng theo ông Phước, các tổ khuyến nông cộng đồng hiện còn khá mới nên các thành viên đang còn thiếu các kiến thức để triển khai công tác hoạt động tư vấn, hướng dẫn cho các HTX, người dân. Bên cạnh đó, người dân vẫn chưa hiểu rõ vai trò, chức năng của tổ khuyến nông cộng đồng nên việc tuyên truyền vận động người dân thực hiện các hoạt động sản xuất tập trung còn gặp nhiều khó khăn. 

Mặt khác, các thành viên của tổ khuyến nông cộng đồng thường là những cán bộ công chức, bán chuyên trách, chủ yếu làm việc trong giờ hành chính nên không có nhiều thời gian, từ đó gây khó khăn cho quá trình hoạt động.

Để tổ khuyến nông hoạt động hiệu quả, ông Phước cho rằng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí cho các tổ khuyến nông cộng đồng hoạt động. Các tổ khuyến nông cộng đồng hiện chưa có nguồn kinh phí và chưa tạo ra được nguồn thu từ các hoạt động khuyến nông. Thời gian hoạt động khuyến nông cộng đồng chủ yếu là chuyển giao khoa học kỹ thuật, tư vấn sản xuất nông nghiệp mà chưa chú trọng đến phát triển thị trường, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc.

Tuấn Anh
Tin khác
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi nhiều giải pháp
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đòi hỏi nhiều giải pháp

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng, nhưng vẫn chưa có giải pháp huy động nguồn lực xã hội một cách hiệu quả.

Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm
Câu chuyện thứ bảy: Đặt tên sản phẩm

Tương tự như tên một người, tên một sản phẩm cũng gửi gắm vào đó những tình cảm, sự trân quý, lòng mong muốn, khi mọi người nhắc đến, nhớ đến có nhiều cảm xúc.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’
Kinh nghiệm hay từ mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’

Ông Mai Văn Quốc ngụ ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước (Cà Mau) đã nuôi thành công mô hình ‘xen canh lúa - tôm càng xanh, luân canh tôm sú’.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Măng tre tứ quý giúp dựng cơ nghiệp

Quả đồi dốc cao, cằn cỗi, nên nhiều năm bỏ hoang, chẳng ai muốn làm. Cho đến khi cặp vợ chồng già này đến lập nghiệp và thu tiền tỷ từ măng tre tứ quý.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Giàu nhờ tư duy sắc bén và cần cù

Với hơn 30ha đất, ông trồng 8ha bơ, 5ha sầu riêng, 10ha bưởi, 7ha hồ tiêu... Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu hơn chục tỷ đồng sau khi trừ chi phí.

Bí kíp sản xuất thanh long sạch
Bí kíp sản xuất thanh long sạch

Bình Thuận Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật, nông dân Nguyễn Văn Thanh đã tìm ra quy trình sản xuất thanh long sạch đáp ứng yêu cầu của thị trường khó tính.