Hợp nhất ngành nước, nhất cử lưỡng tiện

Minh Phúc - Tùng Đinh - Lê Hoàng Vũ - Thứ Ba, 04/03/2025 , 14:16 (GMT+7)

Khi công tác quản lý ngành nước chỉ một Bộ đảm trách thì có lợi rất lớn. Quan trọng nhất là thông tin kịp thời, giải pháp nhanh gọn, nguồn lực cũng được giảm đi.

Theo cuộc hẹn đã lên lịch từ trước, tôi gõ cửa phòng làm việc của Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp tại trụ sở Bộ NN-PTNT, số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội. Dự định ban đầu là cuộc trò chuyện về chủ đề đảm bảo an ninh nguồn nước, thế nhưng, biết tin ông vừa đảm trách cương vị mới: Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tôi liền “lái” câu chuyện theo một hướng khác, thời sự hơn, đó là: Công tác quản lý ngành nước thay đổi như thế nào khi hai Bộ NN-PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường hợp nhất, và chính thức hoạt động từ ngày 1/3/2025.

Tránh những tranh luận không cần thiết

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp mở đầu bằng câu hỏi: “Tại sao phải nhập hai Bộ?” rồi lý giải, đây không đơn giản là câu chuyện nhập cơ học, mà vì nhiều mảng hai Bộ quản lý có sự trùng lắp, thậm chí có những việc không rõ ràng, như vấn đề quản lý nguồn nước.

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra tình hình hạn mặn tại Thành phố Cần Thơ. Ảnh: Kim Anh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) có Cục Quản lý tài nguyên nước, còn Bộ NN-PTNT có Cục Thủy lợi. Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN-MT) thì quản lý về nguồn nước nói chung, cân bằng nước và chất lượng nước. Còn Cục Thủy lợi thì quản lý nước trong công trình thủy lợi và xử lý các vấn đề tưới, tiêu (như hạn hán, lũ lụt…).

Về quy hoạch nguồn nước, chúng ta đang phải làm 2 quy hoạch là Quy hoạch tổng hợp về lưu vực sông (Cục Quản lý tài nguyên nước triển khai) và Quy hoạch thủy lợi lưu vực sông (Cục Thủy lợi triển khai). Nội dung hai quy hoạch đương nhiên là có sự khác nhau, nhưng nếu nhập vào một cũng không có gì sai, thậm chí còn tốt hơn.

“Đây là nhiệm vụ có sự giao thoa. Do đó, khi hai Bộ nhập làm một, công tác quản lý nước sẽ thống nhất, vừa tránh ‘dẫm đạp’, chồng chéo nhau, vừa “hợp sức” để triển khai công việc hiệu lực, hiệu quả hơn”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp chia sẻ.

Ông lấy ví dụ khác, trước đây, nước ngầm, nước mặt do Bộ TN-MT quản lý và cấp phép khai thác, nhưng việc sử dụng nước ngầm, bổ cập nước ngầm lại là ngành thủy lợi. Tức là ngành thủy lợi phải xin cấp phép mới được dùng. Bây giờ, Bộ mới sau hợp nhất quản lý cả hai mảng, đối với những vùng cực hạn sẽ có giải pháp cân bằng nguồn nước tốt hơn vì cùng một định hướng, cùng một cách làm. Như ở bán đảo Cà Mau hay vùng giáp biển không có nước ngọt, người dân buộc phải khai thác nước ngầm để pha loãng nước mặn nuôi tôm và sử dụng trong sinh hoạt, từ đó gây ra sụt lún.

Công tác quản lý thủy lợi gắn chặt với quản lý nguồn nước, dự báo khí tượng thủy văn và quản lý đất đai. Ảnh: Tùng Đinh.

Bây giờ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có những giải pháp đồng bộ để vừa tăng lượng nước ngầm lên, vừa khai thác nước ngầm phù hợp, đồng thời dẫn nước ngọt về để tránh khai thác nước ngầm… Một số dự án chậm tiến độ do thủ tục hành chính rườm rà vì phải xin giấy phép, xin ý kiến, thì bây giờ được đẩy lên rất nhanh vì chỉ còn một bộ thủ tục.

Thứ hai, khi công tác quản lý ngành nước đã thống nhất về một Bộ, thì sẽ có tầm nhìn dài hạn hơn, mang tính bền vững hơn, và không bị cát cứ. Những vấn đề còn phải tranh luận sẽ không cần tranh luận nữa, như việc làm đập dâng trên sông Hồng, trong Quy hoạch Phòng chống thiên tai và Thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ NN-PTNT trình (đã được Thủ tướng phê duyệt) có một số đập dâng trên sông Hồng. Và, trong đề xuất của Bộ TN-MT cũng có quy hoạch đập dâng trên sông Hồng. Vậy thì Bộ nào sẽ làm đập dâng? Chỉ riêng việc ấy thôi đã tốn nhiều giấy mực rồi. Nhưng bây giờ ai cũng rõ, Bộ Nông nghiệp và Môi trường làm. Như vậy, mọi thứ sẽ được đẩy lên rất nhanh, đó mới là điều quan trọng.

Tích hợp dữ liệu điều tra cơ bản để đề ra chiến lược tốt hơn

Theo Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp, cái được thứ ba sau khi hai Bộ hợp nhất, đó là tiết kiệm được rất nhiều chi phí và nguồn lực thực hiện điều tra cơ bản. Theo quy định, ngành thủy lợi điều tra các công trình thủy lợi, lượng nước vào, nước ra; điều tra cơ bản về mưa, dòng chảy để phục vụ sản xuất. Lĩnh vực phòng chống thiên tai phải điều tra cơ bản về lòng dẫn, mực nước để quản lý đê điều an toàn. Và ở ngành tài nguyên và môi trường thì điều tra tổng lượng nước đến, tổng lượng nước đi; chất lượng nước; môi trường nước; dòng chảy kiệt; dòng chảy môi trường; về thủy văn, khí tượng, về xâm nhập mặn, hạn hán… Tất cả những dữ liệu này đang nằm rải rác, bây giờ phải tích hợp lại thành bộ dữ liệu lớn. Từ đó, chúng ta sẽ tính toán, phân tích lại. Và kết quả đầu ra của điều tra cơ bản chính là xây dựng kế hoạch và chiến lược tốt hơn.

Hồ thủy lợi Ngàn Trươi (Hà Tĩnh), nơi lưu trữ nguồn tài nguyên nước dồi dào phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt và các ngành kinh tế - xã hội. Ảnh: Tùng Đinh.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp cũng chia sẻ, hiện nay, chúng ta đang sử dụng 80% nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (lợi nhuận không cao), chỉ 20% phục vụ các ngành khác. Chính vì vậy, hiệu quả sử dụng nước của Việt Nam thấp hơn so với bình quân của thế giới.

Nhưng đã xác định nước là tài nguyên rồi, thì bản thân ngành nông nghiệp cũng phải tính toán sử dụng hợp lý để giá trị sử dụng cao lên. Muốn làm được điều đó thì phải gia tăng phục vụ các ngành kinh tế khác, như nước cho công nghiệp, dịch vụ và nước sinh hoạt.

Và, đã nói đến sản xuất nông nghiệp là phải nói đến cả đất và nước. Trước đây cơ sở dữ liệu đất đai do Bộ TN-MT quản lý, còn Bộ NN-PTNT cấp mã số vùng trồng. Nếu hai dữ liệu này tích hợp vào với nhau thì công tác quy hoạch sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Bộ Chính trị đã cho phép giảm diện tích đất lúa thêm 500.000ha, chỉ phải giữ 3 triệu ha thôi. Vấn đề đặt ra là, chuyển đổi chỗ nào, chuyển đổi ở đâu để nâng cao giá trị sử dụng đất, thì ngành nông nghiệp không tự làm được. Bây giờ, khi có cả dữ liệu ngành đất đai và dữ liệu ngành nông nghiệp, chúng ta sẽ biết rõ diện tích nào phải chuyển đổi mà không phải chờ địa phương hay ngành tài nguyên môi trường cung cấp số liệu. Ở những vị trí khó khăn về nguồn nước, ngành thủy lợi không thể phục vụ được, nếu có lợi thế làm khu công nghiệp, khu dân cư, thậm chí là làm sân golf thì sẽ đề xuất chuyển đổi. Hoặc, những vị trí sát khu dân cư, khu đô thị thì tốt nhất là không nên trồng lúa… Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có chiến lược dài hạn trên nền tảng sử dụng đất hợp lý.

Ngành nông nghiệp không phải mua dữ liệu khí tượng thủy văn nữa

Trong công tác phòng chống thiên tai, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp kể, trước đây, toàn bộ dữ liệu đầu vào dự báo khí tượng, thủy văn, thời tiết từ ngắn hạn, dài hạn hay trực tiếp trong các đợt thiên tai để phục vụ chỉ đạo điều hành, đều phụ thuộc vào Tổng cục Khí tượng Thủy văn. Nhiều lúc phải đợi, phải có văn bản yêu cầu để được cung cấp dữ liệu. Ví dụ, họ dự báo năm nay có La Nina hay El-Nino, có hạn hay có lụt thì ngành nông nghiệp tính toán để khuyến cáo dịch chuyển mùa vụ hợp lý. Có những dữ liệu phục vụ công tác chuyên ngành, Bộ NN-PTNT phải trả tiền để mua, vì dự báo thời tiết cũng là dịch vụ.

Khi tích hợp dữ liệu đất đai và dữ liệu ngành nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ có tầm nhìn dài hạn hơn để xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, từ đó nâng cao giá trị sử dụng đất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hay, chuyện một lãnh đạo Bộ NN-PTNT khi xuống địa phương chỉ đạo phòng chống một cơn bão cũng vậy, phải điện ngược trở lại Tổng cục Dự báo Khí tượng thủy văn đề nghị anh em dự báo thêm. Nhưng bây giờ, ở góc độ lãnh đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khi cần thông tin trong trường hợp khẩn cấp thì không cần phải qua cầu này cầu kia nữa. Như vậy, hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực trong công tác chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai được nâng lên rõ rệt.

Tóm lại, khi một việc chỉ một Bộ đảm trách thì có lợi rất lớn. Quan trọng nhất là thông tin kịp thời, giải pháp nhanh gọn, nguồn lực cũng được giảm đi. Và, chính vì nguồn lực giảm đi lại tạo ra hiệu lực tốt hơn vì không phải xin ý kiến nhiều cấp, nhiều kênh mà có thể chỉ đạo ngay lập tức.

Minh Phúc - Tùng Đinh - Lê Hoàng Vũ
Tin khác
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024
Tây Ban Nha: Doanh thu ngành công nghiệp thịt đạt 34,2 tỷ euro năm 2024

Xét theo toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm chăn nuôi và bán lẻ, Tây Ban Nha có ngành công nghiệp thịt đang tạo ra khoảng 700.000 việc làm...

Định hướng chiến lược để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và phát triển bền vững
Định hướng chiến lược để Việt Nam thoát bẫy thu nhập trung bình và phát triển bền vững

Trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kinh ngạc trong tăng trưởng kinh tế, với GDP tăng trưởng trung bình khoảng 6-7% mỗi năm, đưa quốc gia từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình thấp.

AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp
AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025 – Cơ hội kết nối và bứt phá trong nông nghiệp

TP.HCM Triển lãm máy móc nông nghiệp lớn nhất châu Á sẽ mở cửa miễn phí cho công chúng từ ngày 12-14/3 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.

Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học
Quy hoạch tốt, nuôi biển bền vững, giảm tác động đến đa dạng sinh học

Với quy hoạch cẩn thận, có thể mở rộng nuôi biển để cung cấp thực phẩm cho hàng tỷ người nhưng vẫn giảm thiểu tác động đến đa dạng sinh học biển.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư lắng nghe tiếng gọi chân trời

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư vừa ra mắt cuốn sách ‘Tiếng gọi chân trời’ viết về những cuộc đi về nhân gian, qua góc nhìn đa cảm của một phụ nữ.

Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế
Yến sào Việt Nam: Xu hướng phát triển sản phẩm quốc tế

Yến sào Việt Nam đang thu hút sự chú ý lớn từ các nhà mua hàng quốc tế như Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, mở ra nhiều cơ hội phát triển sản phẩm từ yến.

Đường lây lan và cách phòng bệnh héo vàng hại chuối
Đường lây lan và cách phòng bệnh héo vàng hại chuối

TS Nguyễn Huy Chung, Trưởng bộ môn Bệnh cây - Miễn dịch thực vật (Viện Bảo vệ thực vật) giải thích mối nguy và cách phòng ngừa bệnh Panama trên cây chuối.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài cuối] Không thể có Thủ đô văn minh bên những dòng sông đen
Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài cuối] Không thể có Thủ đô văn minh bên những dòng sông đen

Theo GS Nguyễn Quang Ngọc, các dòng sông là 'bộ mặt' của Thủ đô. Bởi vậy, không thể có Thủ đô hiện đại, văn minh với một 'bộ mặt' đen và nhem nhuốc như vậy.

Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’
Phi công Hồ Duy Hùng trong miền hồi ức ‘gãy cánh điệp viên’

Phi công Hồ Duy Hùng từng gây chấn động dư luận quốc tế với vụ cướp trực thăng của Không quân Việt Nam Cộng hòa, vừa xuất bản tự truyện ‘Gãy cánh điệp viên’.

Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài 4] Xây đập dâng trên sông Hồng, sông Đà
Hà Nội hồi sinh sông 'chết': [Bài 4] Xây đập dâng trên sông Hồng, sông Đà

Nhiều chuyên gia hàng đầu về thủy lợi cùng bàn luận các phương án xây đập dâng trên sông Hồng, sông Đà để hồi sinh các dòng sông phía Tây Hà Nội.