Biểu tượng thờ cúng của người Việt qua góc nhìn học giả Pháp

Phạm Tuấn - Chủ Nhật, 23/02/2025 , 19:25 (GMT+7)

Biểu tượng thờ cúng của người Việt rất đa dạng và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tâm linh, được học giả Pháp Gustave Dumoutier biên soạn thành cuốn sách công phu.

Học giả Gustave Dumoutier (1850-1904).

Biểu tượng thờ cúng của người Việt được hình thành trong quá trình khai hoang lập ấp và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những biểu tượng thờ cúng quen thuộc như âm dương, rồng, hà đồ, lạc thư, long mã, hạc đậu lưng rùa, phượng, ngữ phúc, bát quái, long hổ đấu… đều có ý nghĩa riêng biệt và đặc trưng cho từng nhóm cộng đồng. Vì vậy, biểu tượng thờ cúng của người Việt nhận được không ít sự quan tâm ở các học giả nước ngoài khi khám phá văn hóa và đời sống nước ta.

“Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” cùng với “Tang lễ của người An Nam” là hai tác phẩm tiêu biểu của học giả Pháp Gustave Dumoutier (1850-1904). Từng cộng tác với Viện Viễn đông Bác cổ, học giả có nhiều khảo cứu giá trị về quan hệ thương mại cổ giữa Đông Dương với Nhật, về chùa chiền ở Hà Nội, về Trấn Vũ quán, về thành Cổ Loa, về thành nhà Mạc, về Phố Khách ở Hưng Yên, về những truyền thuyết lịch sử liên quan đến xứ Bắc kỳ, về bản đồ hải cảng An Nam thế kỷ 15…

Để thấu hiểu một dân tộc, không gì quan trọng hơn việc tìm hiểu những giá trị văn hóa tinh thần và tín ngưỡng của họ. Ở người Việt, tục thờ cúng tổ tiên chính là một minh chứng sống động cho điều này. Mỗi gia đình Việt Nam, dù trong hoàn cảnh nào, đều dành một không gian trang nghiêm nhất trong nhà làm nơi thờ phụng ông bà.

Chính vì vậy, một cuốn sách ghi chép và nghiên cứu về tập tục thờ cúng cổ truyền như “Biểu tượng phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” không chỉ là tài liệu quý giá về mặt học thuật, mà còn là chìa khóa giúp chúng ta mở ra cánh cửa để hiểu sâu sắc hơn về tâm hồn, tính cách và bản sắc của người Việt.

Trên ban thờ, mỗi món đồ thờ tự, từ bát hương, đèn nến đến những đồ cúng phẩm đều mang những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. Theo đó, các biểu tượng thường gặp trên các món đồ cúng như chữ phúc, thọ, hình âm dương, hà đồ, lạc thư và nhiều hình tượng khác đã được học giả Gustave Dumoutier ghi chép cẩn thận trong cuốn sách của mình. Điều đặc biệt là Gustave Dumoutier không chỉ dừng lại ở việc mô tả bề ngoài, mà còn đi sâu tìm hiểu về những giá trị văn hóa, tâm linh ẩn chứa đằng sau mỗi vật phẩm.

Đi kèm diễn giải về ý nghĩa, học giả Gustave Dumoutier còn ghi chép những ứng dụng của các biểu tượng này trong đời sống tín ngưỡng và thờ cúng của người Việt, những niềm tin và những điều kiêng kị. Nguồn gốc của những biểu tượng này cũng được nghiên cứu kỹ càng, đối chiếu với sử sách và được chú thích cặn kẽ để độc giả tiện tra cứu trong quá trình đọc.

Công trình nghiên cứu Việt Nam của học giả Pháp.

Giá trị của cuốn sách “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người An Nam” còn nằm ở hệ thống tư liệu hình ảnh minh họa phong phú, chi tiết về các món đồ thờ cúng của người Việt Nam cuối thế kỷ 19, giúp các thế hệ sau có thể hình dung một cách cụ thể về đời sống tâm linh của người Việt hơn một thế kỷ trước. Những hình vẽ minh họa này là tài liệu lịch sử quan trọng trong việc nghiên cứu về văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

Với mỗi biểu tượng, học giả Gustave Dumoutier đều cẩn thận đưa vào từ một đến hai hình ảnh kèm theo để lưu giữ lại hình ảnh của biểu tượng đó từ hàng trăm năm trước, giúp độc giả nhiều thế hệ, ở nhiều thời kỳ có sự so sánh đối chiếu với giai đoạn của mình.

Dễ thấy, có nhiều biểu tượng đã được giữ vẹn nguyên qua nhiều thế hệ, đến nay vẫn còn mang đầy đủ những ý nghĩa sâu sắc như được ghi chép trong cuốn sách của học giả Gustave Dumoutier.

Các hình vẽ trong sách được in sắc nét, tái hiện lại tốt nhất hình ảnh của đồ vật và biểu tượng từ hàng trăm năm trước, phần nào giúp độc giả thời nay có sự so sánh và đối chiếu với hình ảnh của biểu tượng đó trong bối cảnh hiện đại. Đi cùng với hình ảnh minh hoạ là chú thích chữ Nôm trong hình, góp phần diễn giải cho độc giả hiểu thêm về biểu tượng được khảo cứu.

Hình ảnh rồng quen thuộc trong các biểu tượng thờ cúng.

Trong bối cảnh hiện đại hóa và toàn cầu hóa như hiện nay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một. Một nguồn tư liệu quý giá như “Biểu tượng, phù hiệu và đồ thờ của người Việt Nam” là một phần cần thiết nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Với nhiều thập kỷ nghiên cứu về văn hoá người Việt, học giả Gustave Dumoutier đã góp phần quan trọng trong việc ghi chép và lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Phạm Tuấn
Tin khác
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh
Thành hoàng Đông La qua diễn ca bái tụng của hậu sinh

Thành hoàng làng Đông La ở Thanh Miện, Hải Dương trở thành biểu tượng văn hóa và lịch sử trong diễn ca ‘Ngọc phả thành hoàng’ của nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu.

Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa
Lê Ký Thương khép lại cuộc đời tài hoa

Lê Ký Thương, họa sĩ kiêm thi sĩ nổi tiếng, sau một thời gian đau ốm đã trút hơi thở cuối cùng lúc 9h50’ ngày 14/2 tại TP.HCM, hưởng thọ 80 tuổi.

Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu
Phan Thị Vàng Anh kể chuyện cuộc đời lắm nỗi trớ trêu

Phan Thị Vàng Anh sau nhiều năm vắng bóng trên văn đàn, đã tái ngộ công chúng bằng tập truyện ngắn có cái tên lắt léo ‘Chuyện nhà Tí (và chuyện nhiều nhà khác)’.

Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường
Nhà thơ Phạm Trung Tín góp bao trải nghiệm thành câu vô thường

Nhà thơ Phạm Trung Tín đánh dấu hành trình bước vào tuổi thất thập cổ lai hy bằng cuốn sách 'Con chữ tấm lòng' ghi lại những kỷ niệm đường văn và bạn văn.

Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ
Ký ức biệt động Sài Gòn trong câu chuyện kết nối thế hệ

Ký ức biệt động Sài Gòn từng được đưa lên màn ảnh, bây giờ lại tái hiện trong truyện dài ‘Nụ hôn dưới vòm cây’ của tác giả Nguyễn Khắc Cường.

Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ
Châu Thành không chỉ một địa danh phổ biến miền Tây Nam bộ

Châu Thành được đặt tên cho vùng đất nằm cạnh tỉnh lỵ, áp dụng hầu hết miền Tây Nam bộ, như một thói quen ngày xưa, như một kỷ niệm hôm nay.

Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người
Hồ Chí Minh và vẻ đẹp vĩ nhân luôn tin ở con người

‘Hồ Chí Minh - Người tin ở con người’ là tuyển thơ của tác giả Hải Như, được ấn hành nhân kỷ niệm 95 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay
Tương truyền dấu chữ người thơ xưa & bước chân Đầu Đà người tu nay

Thơ Hồ Xuân Hương có sức ảnh hưởng to lớn đến mức ngoài phần thơ 'chính hiệu', còn trên trăm bài phổ biến trong dân gian cũng được 'tương truyền' là do bà sáng tác.

‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai
‘Đóa hoa sương núi’ ẩn hiện ước mơ những đứa trẻ Raglai

‘Đóa hoa sương núi’ của tác giả Tâm An được ra mắt sáng mồng ba Tết Ất Tỵ tại lễ hội Đường sách TP.HCM, chia sẻ cuộc sống những đứa trẻ dân tộc Raglai.

'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu
'Tắt lửa lòng' của Nguyễn Công Hoan được thắp lại trên sân khấu

‘Tắt lửa lòng’ của nhà văn Nguyễn Công Hoan sau 90 năm xuất hiện trên sân khấu cải lương lại được đưa lên sân khấu kịch nói vào dịp Tết Ất Tỵ.

Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết
Đánh đáo - trò chơi dân gian của trẻ con dịp Tết

Khắp các khoảnh đất, dưới các bụi tre, bên đình đều có xới đáo của bọn trẻ con. Quần áo mới, túi rủng rẻng, mồ hôi, mồ kê bết tóc, hăng say và cay cú.