Kế hoạch của Elon Musk thay đổi nền nông nghiệp Mỹ

Văn Việt - Thứ Bảy, 09/03/2024 , 06:53 (GMT+7)

Nông dân Mỹ ngày nay hoàn toàn có thể lái máy kéo, xới đất hay thu hoạch mùa màng từ xa và thứ họ cần chỉ là kết nối Wi-Fi ổn định.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk. Ảnh: Reuters.

Khoảng 30% đất nông nghiệp ở Mỹ không có đủ kết nối Internet. Đó là lúc Công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk và các vệ tinh Starlink xuất hiện.

Hồi tháng Một, SpaceX và hệ thống vệ tinh Starlink của họ đã hợp tác với John Deere, nhà sản xuất máy móc nông nghiệp lớn nhất thế giới, để giải quyết vấn đề. Theo kế hoạch, Starlink sẽ cung cấp kết nối Internet ở những nơi hiện không có Wi-Fi cho máy móc của Deere. Nếu thành công, điều này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho cả hai công ty.

Kết nối Internet ổn định đồng nghĩa với việc cải thiện hiệu quả và năng suất cho nông dân.

"Bạn sẽ gieo hạt theo cách hiệu quả nhất. Bạn sẽ phun phân bón, hóa chất và những thứ tương tự một cách tiết kiệm nhất. Điều đó giúp cải thiện năng suất của nông dân và cũng giúp họ tiết kiệm tiền”, Bob Tita, phóng viên từ báo Wall Street Journal, người đưa tin về mối hợp tác giữa Starlink và John Deere, cho hay.

Để thực hiện kế hoạch, các đại lý John Deere sẽ lắp đặt thiết bị đầu cuối Starlink trên máy móc của họ cùng với modem 4G LTE JDLink để kết nối với Trung tâm Điều hành John Deere.

Công nghệ này sẽ được tung ra thị trường vào cuối năm nay và Deere vẫn chưa tiết lộ giá cả.

Mặc dù SpaceX chưa cho biết Deere sẽ tính phí bao nhiêu khi sử dụng vệ tinh của họ, mức phí họ áp dụng cho các hoạt động kinh doanh như dịch vụ khẩn cấp, xây dựng và xe lửa bắt đầu ở mức 250 USD/tháng chưa kể tiền thiết bị.

Starlink sở hữu đội vệ tinh lớn nhất thế giới với hơn 5.000 thiết bị trên quỹ đạo. Công ty cung cấp Internet tốc độ cao cho hơn 2 triệu người trên 70 quốc gia, trong đó có cả các khu vực bị xung đột tàn phá ở Ukraine.

Theo Tom Beresnyak, giảng viên tại Đại học Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania, không có gì ngạc nhiên khi Elon Musk sẵn sàng tham gia vào công nghệ nông nghiệp.

Trên thực tế, ông trùm công nghệ khiến Beresnyak nhớ đến một siêu anh hùng trong phim giả tưởng.

"Ông ấy có vẻ giống Iron Man. Ông ấy là Tony Stark. Tôi không biết liệu điều đó có thôi thúc Musk làm những điều mà người ta nói với ông ấy hay không. Tôi nghĩ Musk đơn giản là chỉ thích thử thách”, Beresnyak cho hay.

Kết nối Wi-Fi đầy đủ cho phép khách hàng của Deere sử dụng công nghệ canh tác kỹ thuật số. Ví dụ, họ có phần mềm dành cho máy phun thuốc diệt cỏ để phân biệt giữa cỏ dại và cây trồng.

Các chương trình canh tác kỹ thuật số khác cho phép nông dân khắc phục sự cố thiết bị ngay từ cánh đồng thay vì đến cửa hàng sửa chữa. Trong nhiều trường hợp, chúng giúp cải thiện khả năng kết nối, liên lạc và phối hợp hoạt động trên những diện tích đất nông nghiệp rộng lớn.

"Đặc biệt là trong một trang trại lớn, nơi bạn có nhiều thiết bị hoạt động cùng lúc, nếu chúng được kết nối với nhau thì tất cả những người trong buồng lái và những cỗ máy đó đều biết thiết bị kia ở đâu”, Tita giải thích. “Và thiết bị sẽ cho thấy loại công việc họ đang làm, chẳng hạn như họ đã thu hoạch được bao nhiêu và họ phải làm thêm bao nhiêu nữa”.

Một chiếc máy kéo không người lái của John Deere. Ảnh: Reuters.

Beresnyak cho biết công nghệ này cũng sẽ cung cấp thông tin theo thời gian thực về mùa vụ và cây trồng, thậm chí có thể cải thiện an toàn thực phẩm. Theo ông, Wi-Fi ổn định và bao trùm sẽ thúc đẩy sự phát triển của các phương tiện tự động sử dụng cho nông nghiệp.

"Vì vệ tinh ở quỹ đạo thấp của Trái Đất, chúng sẽ giúp tạo ra kết nối có độ trễ thấp. Khi bạn nhận được kết nối có độ trễ thấp, bạn có thể điều khiển các phương tiện tự hành vô cùng chính xác", Beresnyak nói.

Khoảng 60% máy kéo công suất cao hoạt động ở Mỹ và Canada là máy Deere. Nhà sản xuất này được cho là hy vọng sẽ đạt được 10% doanh thu hằng năm từ phí dịch vụ phần mềm vào năm 2030.

“Để tăng thêm khách hàng và doanh thu liên tục, Starlink sẽ mang lại thắng lợi lớn. Và tôi nghĩ đó sẽ là một chiến thắng lớn nếu Deere tìm cách tăng doanh thu nhận được từ phần mềm", Beresnyak cho hay.

Và nó không chỉ giới hạn ở Mỹ. Brazil là một trong những nước sản xuất đậu nành, mía và trái cây lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, theo Wall Street Journal, hơn 70% diện tích đất nông nghiệp tại quốc gia này không có kết nối Internet ổn định.

“Brazil là một cường quốc nông nghiệp”, Beresnyak nói. “Họ đã duy trì vị thế đó được nhiều thập kỷ rồi. Những tiến bộ trong nghiên cứu và nông nghiệp của họ thuộc hàng tốt nhất trên thế giới. Vì vậy, giới thiệu kế hoạch mới nhất của Starlink và Deere tới Brazil thậm chí còn quan trọng hơn”.

Beresnyak đồng thời nhấn mạnh đầu tư công nghệ cho nông nghiệp không bao giờ là lãng phí. Và ông tin rằng mối hợp tác giữa Deere với Starlink sẽ mang tính bước ngoặt.

Văn Việt (Theo Investor’s Business Daily)
Tin khác
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'
Câu chuyện thứ chín: Cái hộp nước 'biết nói'

Hộp nước uống thì chắc chắn không có gì lạ, chúng ta vẫn trông thấy đâu đó hằng ngày. Nhưng có một cái hộp bằng giấy thân thiện môi trường khá lạ và ấn tượng, nhãn hiệu Elix.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg
Na sầu riêng gai to, trái nặng đến 3kg

Cần Thơ Một nông dân xã Trung Thạnh (huyện Cờ Đỏ) phát triển cây na sầu riêng mới lạ, trái nặng đến 3kg, giá cao, nông dân thu ‘trái ngọt’ trên vùng lúa kém hiệu quả.

Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70
Thương hiệu nhãn Ido Đồng Tâm của lão nông U70

Cần Thơ Hợp tác xã nhãn Ido Đồng Tâm ở TP Cần Thơ đang sản xuất nhãn theo hướng VietGAP, nhằm tạo dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu.

Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc
Tận dụng nguồn tài nguyên bản địa xây dựng thương hiệu trà lá ổi túi lọc

Đồng Tháp Với hương vị thơm dịu, thanh mát và có công dụng tốt cho sức khỏe, sản phẩm trà lá ổi túi lọc của anh Phan Hồi Hương đã được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.