| Hotline: 0983.970.780

Tỷ phú Mỹ Elon Musk nói gì về 'người anh em song sinh' ở Trung Quốc?

Thứ Ba 15/02/2022 , 12:38 (GMT+7)

'Có lẽ tôi cũng có phần nào đấy là người Trung Quốc', tỷ phú Mỹ Elon Musk chia sẻ về hình ảnh đang lan truyền về một người đàn ông Trung Quốc giống hệt mình.

Bản sao tỷ phú Elon Musk tại Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao. Ảnh: Global Times

Bản sao tỷ phú Elon Musk tại Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao. Ảnh: Global Times

Ông chủ hãng xe điện Tesla, kiêm nhà sáng lập hãng hàng không vũ trụ SpaceX phát biểu như trên sau khi hình ảnh một người đàn ông ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, đã bất ngờ trở nên nổi tiếng chỉ qua một đêm trên các mạng xã hội Trung Quốc khi cư dân mạng thấy anh ta cực kỳ giống người giàu nhất thế giới, tỷ phú Elon Musk.

Trả lời về "người anh em song sinh đã thất lạc từ ​​lâu", ông Musk nói rằng: "Có lẽ tôi cũng có phần nào đấy là người Trung Quốc".

Trong mấy ngày qua tại quốc gia 1,4 tỷ người đã lan truyền mạnh mẽ một video hình ảnh của người đàn ông Trung Quốc, sau khi anh này đăng tải trên nền tảng TikTok phiên bản Trung Quốc. Cư dân mạng đã truyền nhau hình ảnh anh này đang đứng cạnh một chiếc xe hơi sang trọng và thi thoảng mỉm cười trước ống kính.

Với vẻ ngoài và thậm chí tất cả các biểu cảm của người đàn ông này trông gần như giống hệt tỷ phú Elon Musk. Tuy nhiên chỉ đến khi anh ta mở miệng nói bằng tiếng Trung đặc sệt giọng địa phương, mọi người mới té ngửa “đó không phải tỷ phú Mỹ Elon Musk”.

Tuy nhiên cư dân mạng vẫn hết sức ngạc nhiên và thích thú khi nhìn thấy "doppelganger"- phiên bản phân thân của tỷ phú Musk, rồi sau đó chế ra đủ loại tên cho anh ấy, bao gồm "Elon Mosaic" (mảnh ghép Elon), "Clone Musk" (bản sao của Musk) hay thậm chí là cả tên tiếng Trung "Yi Long Musk"…

Mặc dù vậy, hình ảnh người đàn ông ở Tô Châu đã gây ra một số tranh cãi trên mạng, với câu hỏi liệu anh ta có sử dụng tính năng hoán đổi khuôn mặt bằng trí tuệ nhân tạo (AI) để thay thế khuôn mặt của mình bằng khuôn mặt của tỷ phú Elon Musk hay không.

Đáp lại những lời “buộc tội” trên, người đàn ông này cho biết trong video mới nhất của mình rằng anh ta sẽ sớm tổ chức một buổi livestream phát trực tiếp khác bở video đầu tiên của anh ta đang hiện đã được cư dân mạng chia sẻ hơn 10.000 lần.

Tỷ phú Elon Musk 'xịn'. Ảnh: Getty Images

Tỷ phú Elon Musk "xịn". Ảnh: Getty Images

Tỷ phú Elon Musk “xịn” có họ tên đầy đủ là Elon Reeve Musk FRS, sinh ngày 28 tháng 6 năm 1971. Ông Musk hiện là một kỹ sư, nhà tài phiệt, nhà phát minh, doanh nhân công nghệ và nhà từ thiện người Mỹ gốc Nam Phi. Trước năm 2002, ông là công dân mang hai quốc tịch Nam Phi và Canada hiện còn là người đồng sáng lập của tập đoàn Neuralink và đồng chủ tịch của hãng công nghệ OpenAI. Ông Elon Musk là người giàu nhất thế giới vào thời điểm hiện tại, khi tài sản ròng của ông vượt mốc 300 tỷ USD vào đầu tháng 11 năm 2021.

Theo tạp chí Forbes, vào tháng 12 năm 2016, ông Musk được xếp hạng thứ 21 trong danh sách Những người quyền lực nhất thế giới và sau đó vươn lên vị trí quán quân trong danh sách Forbes của các nhà lãnh đạo sáng tạo nhất năm 2019.

Ông Elon Musk sinh ra và lớn lên ở thành phố Pretoria, Nam Phi, từng học một thời gian ngắn tại Đại học Pretoria trước khi chuyển đến Canada năm 17 tuổi để vào Đại học Queen. Ông chuyển sang Đại học Pennsylvania (Mỹ) hai năm sau đó, nơi ông nhận bằng cử nhân kinh tế tại Trường Wharton và bằng cử nhân vật lý từ College of Arts and Sciences. Sau đó, ông chuyển đến California vào năm 1995 để theo đuổi bằng tiến sĩ ngành vật lý ứng dụng và khoa học vật liệu tại Đại học Stanford nhưng đã quyết định nghỉ học để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh.

Ngoài việc theo đuổi công việc kinh doanh, tỷ phú Elon Musk đã hình dung ra một hệ thống giao thông tốc độ cao được gọi là Hyperloop. Ông Musk đã nói rằng các mục tiêu của SpaceX, Tesla và SolarCity xoay quanh tầm nhìn của ông là "thay đổi thế giới và giúp đỡ nhân loại".

Mục tiêu của ông bao gồm cả sứ mệnh làm giảm sự nóng lên toàn cầu thông qua sản xuất và tiêu thụ năng lượng bền vững, làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của con người bằng cách thiết lập một thuộc địa của con người trên sao Hỏa.

(Global Times)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm