Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Vườn sầu riêng 'sinh' tiền của cặp vợ chồng 9X

Hồng Thủy - Thứ Tư, 30/10/2024 , 14:16 (GMT+7)

Vườn sầu riêng 22 năm tuổi sum suê, lúc lỉu những chùm trái, canh tác theo quy trình sạch, đã trở thành điểm tham quan ưa thích của khách du lịch khi đến Tà Đùng.

Sau khi liên kết với HTX Dịch vụ - Thương mại và Du lịch Tà Đùng (HTX Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, Đắk Nông) để đưa vườn sầu riêng thực sinh này vào chương trình tham quan du lịch, chủ vườn là cặp vợ chồng 9X Huỳnh Thị Cẩm Tiên và Nguyễn Hữu Vinh kiếm thêm cả trăm triệu đồng thu nhập mỗi năm.

Theo chân anh Võ Duy Quang, Giám HTX Tà Đùng, chúng tôi đến tham quan vườn sầu riêng thực sinh của vợ chồng anh Vinh ở bon B'srê B, xã Đắk Som. Do trồng khá thưa, trên diện tích 1,3ha chỉ có hơn 100 cây, lại được sống trên đất bazan màu mỡ, nên những cây sầu riêng khá to, nhiều gốc to gần 2 vòng tay ôm, tán xòe rộng, phải ngửa hẳn cổ ra sau mới nhìn được những chùm trái trên cao.

Anh Vinh cho biết, đây là giống sầu riêng 9 Hóa, do cơm rất mềm, nên còn được gọi là sầu riêng sữa. “Giống này ở miền Tây trồng nhiều, Tây Nguyên thì ít hơn. Vườn sầu riêng này là của cha mẹ vợ em, ông bà quê gốc Bến Tre, lên đây năm 2002, mua đất rồi mang giống sầu riêng 9 Hóa dưới quê lên trồng”, Vinh cho biết.

Nguyễn Hữu Vinh bên một cây sầu riêng cổ thụ trĩu quả. Ảnh: HT.

Vinh cho biết, năm 2023, vợ chồng anh thu hơn 30 tấn trái, bán xô tại vườn giá hơn 40 ngàn đồng/kg. Riêng năm nay, anh dưỡng trái ít hơn, sản lượng khoảng 20 tấn. “Mình phải giảm áp lực cho cây, chứ năm nào cũng bắt cây ra trái hết công suất, cây sẽ ngày càng suy, cây không khỏe thì làm sao cho nhiều trái được, chất lượng cơm cũng giảm. Ngoài ra, nguyên tắc của em khi bán cho thương lái là chỉ cắt trái già, mang về ủ vài ngày là chín đều, không phải tác động gì thêm”, Vinh nói.

Chị Huỳnh Thị Cẩm Tiên nói thêm: “Năm nay tụi em dưỡng cây, nên giảm trái. Bình quân mỗi cây chỉ để từ 180 - 220kg trái, tùy cây to nhỏ. Nhưng giá bán lại cao hơn, sầu riêng rụng, hàng nhất, bán cho khách tại vườn từ 50 - 60 ngàn đồng/kg. Vì thế, doanh thu cũng không giảm so với vụ trước. Vụ sầu riêng năm nay, em bán tại chỗ cho khách du lịch cũng đạt khoảng hơn 1 tấn. Họ đến tham quan vườn, mua ăn tại chỗ, rồi mua mang về, sau đó lại gọi điện thoại mua tiếp, có khách ở Sài Gòn cứ ăn hết lại gọi đặt”.

Vinh cho biết, để trái sầu riêng “xanh vỏ, đều hộc, thơm ngon” không phải là chuyện dễ. Theo Vinh, cây sầu riêng rất mẫn cảm với thời tiết, sâu bệnh nên bất kể thời điểm phát triển lá, ra hoa, đậu trái đều phát sinh bệnh hại. Vì thế, người trồng sầu riêng thường phun thuốc hóa học, không những sức khỏe bị ảnh hưởng mà sản phẩm làm ra không an toàn, sâu hại kháng thuốc, môi trường bị ô nhiễm.

“Riêng vườn sầu riêng này, ngay từ khi cha mẹ vợ làm đã tuân thủ nguyên tắc là không sử dụng thuốc hóa học bừa bãi, mà dùng các giải pháp sinh học. Anh thấy đấy, cây không chỉ to mà rất khỏe, ít sâu bệnh, trái đẹp, múi mềm, thơm, béo”, Vinh nói.

Do canh tác quy trình sạch, chất lượng thơm ngon, nên từ 1 năm nay, vườn sầu riêng của vợ chồng Vinh trở thành điểm đến hấp dẫn của khách du lịch, trong đó có cả người nước ngoài. Ảnh: HT.

Hiện nay, sau khi liên kết với HTX Tà Đùng, Vinh tiếp tục “nâng cấp” quy trình chăm cây theo hướng hữu cơ, sử dụng hoàn toàn phân hữu cơ, vi sinh để bón cho cây.

“Để nâng cao chất lượng trái sầu riêng và giảm chi phí, thì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Lâu nay, em đã tự ủ xác bã thực vật, phân chuồng để làm phân bón. Còn trị sâu bệnh, hiện nay có nhiều chế phẩm sinh học đặc trị trên cây sầu riêng rất hiệu quả. Trong đó có dòng nấm vi sinh đối kháng Trichoderma, chống lại các loại nấm gây hại trong đất, giúp cân bằng độ pH, giải độc đất, dùng để ủ phân chuồng, rác thải hữu cơ. Cách làm này đặc biệt hiệu quả trong phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ, chết nhanh, chết chậm, xì mủ, lở cổ rễ do nấm bệnh và tuyến trùng vùng rễ”, Vinh phân tích.

Ước mơ của Vinh là đến thế hệ sau, tức các con anh, vườn sầu riêng này sẽ là những cây cổ thụ, to cao, trong một khu vườn rợp mát, sạch, đẹp, trở thành điểm đến thú vị, được nhiều người biết đến, không chỉ người Việt Nam, mà còn cả du khách nước ngoài. “Ngoài sầu riêng, em dự định sẽ đầu tư, cải tạo và làm thêm các mô hình kết hợp, biến nơi đây thành một điểm du lịch sinh thái, tham quan, học tập cho du khách và các em học sinh”, Vinh nói.

Sầu riêng rụng là đặc sản thu hút khách tham quan của vợ chồng Vinh. Ảnh: HT. 

Theo Giám đốc HTX Tà Đùng, ý tưởng của Vinh nghe thì có vẻ lớn lao, nhưng thực tế không phải khó. “Lên kế hoạch thực hiện cụ thể, kiên trì với ý tưởng. Nếu không đủ tiềm lực kinh tế để làm một lúc thì thì cứ làm từng phần nhỏ, chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình canh tác bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, thì chắc chắn sẽ thành công”, anh Võ Duy Quang nói.

Do đặc thù thời tiết nên tại khu vực huyện Đắk Glong này, sầu riêng thường thu hoạch muộn hơn các vùng khác. Trong khi các tỉnh như Bình Phước, Đồng Nai hay Đắk Lắk, sầu riêng đã vào cuối vụ thì tại đây, sầu riêng đang chín rộ.

“Đây là một lợi thế không nhỏ về khía cạnh thị trường. Bên cạnh đó, lại canh tác theo hướng bền vững, sản phẩm chất lượng cao, vườn cây to, đẹp, khung cảnh cũng đẹp như vườn sầu riêng của vợ chồng Vinh, thì không lo gì không phát triển bền vững”, anh Võ Duy Quang, Giám đốc HTX Tà Đùng.

Hồng Thủy
Tin khác
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Làm giàu với kỹ thuật trồng xen nhiều nông sản giá trị cao

Nhờ nắm được quy trình sinh trưởng của từng loại cây và trồng xen nhiều loại giá trị cao, Chủ tịch Hội nông dân xã Đắk P’lao đã tạo cơ nghiệp lớn, bền vững.

Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống
Di truyền học - Trụ cột của các khoa học về sự sống

Thông qua bài viết ngắn này chúng tôi muốn vinh danh mẹ thiên nhiên, vinh danh các ngành khoa học về sự sống, đồng thời nhấn mạnh vai trò của di truyền học hiện đại như một trọng tâm, trụ cột, xương sống của các khoa học về sự sống. 

Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'
Nông dân '4 chấm' ở Đắk Nông: Kỹ thuật biến cá 'mềm' thành 'giòn'

Không chỉ chịu khó làm lụng, đôi vợ chồng nông dân còn làm giàu nhờ nắm chắc kỹ thuật, nuôi thành công cá trắm, chép từ 'mềm' sang 'giòn', chất lượng cao, lợi nhuận tốt.

Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng
Hiệu quả từ lớp dạy nghề ra đến ruộng

Dạy nghề cho lao động người dân tộc thiểu số, gắn với giảm nghèo bền vững là mô hình hay, được triển khai rộng rãi ở Gia Lai. Huyện Đăk Đoa là một điển hình.

Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR225
Cấp bách cải thiện khả năng kháng bạc lá cho giống lúa chủ lực TBR2251

Theo AHLĐ Trần Mạnh Báo - Chủ tịch ThaiBinh Seed, nếu thiếu cơ chế thúc đẩy việc ứng dụng sản phẩm khoa học vào thực tiễn, công sức nghiên cứu sẽ trở nên lãng phí.

Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng
Những ‘tay lái lụa’ trên cánh đồng

Quảng Bình Hơn chục nông dân là chủ của những chiếc máy cày trổ tài cùng nhau để bình chọn người cày nhanh, cày đẹp…

Làm cánh đồng mẫu lớn, chi phí giảm 10 - 15%, giá trị tăng 20 - 25%
Làm cánh đồng mẫu lớn, chi phí giảm 10 - 15%, giá trị tăng 20 - 25%

Các chuyên gia cho rằng, cơ quan quản lý nên giữ vai trò điều phối, giúp các bên liên quan trong chuỗi lúa gạo dễ thống nhất về quan điểm làm việc.

Giảm được phát thải CH4, N2O, lúa giảm mạnh nguy cơ ngộ độc hữu cơ, sâu bệnh
Giảm được phát thải CH4, N2O, lúa giảm mạnh nguy cơ ngộ độc hữu cơ, sâu bệnh

Kiểm soát tốt 2 loại khí phát thải chính trên lúa là CH4 và N2O, người dân có nhiều điều kiện tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất, theo GS.TS Nguyễn Bảo Vệ.

Giảm sử dụng nước trong canh tác lúa để giảm phát thải
Giảm sử dụng nước trong canh tác lúa để giảm phát thải

Thông qua việc áp dụng công tác MRV, tỉnh Hậu Giang có thể nâng cao độ chính xác trong việc đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất đến môi trường.

Mô hình thí điểm lúa giảm phát thải: Lợi nhuận có thể tăng 18 triệu đồng/ha
Mô hình thí điểm lúa giảm phát thải: Lợi nhuận có thể tăng 18 triệu đồng/ha

Năng suất lúa ‘vực lên’ trong khi diện tích ngày càng được mở rộng mà không cần kêu gọi bà con. Đây là kết quả của việc xuống giống thưa, quản lý dịch hại tốt.

Việt Nam lần đầu có mã số vùng trồng rừng
Việt Nam lần đầu có mã số vùng trồng rừng

GS.TS Võ Đại Hải coi số hóa vùng trồng rừng gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu là bước tiến quan trọng, giúp ngành gỗ thích ứng với tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cao.