Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 2] Linh hoạt áp dụng kỹ thuật từ Dole

Hồng Thủy - Trần Phi - Thứ Ba, 20/08/2024 , 13:37 (GMT+7)

Một trong những thành công của Unifarm chính là biết linh hoạt áp dụng kỹ thuật phòng trừ các loại sâu bệnh từ những mô hình trồng chuối hiện đại của nước ngoài.

Có được thành công như hôm nay, Unifarm đã không ngừng nỗ lực, học hỏi kỹ thuật từ các nước trên thế giới, đặc biệt là công nghệ chuyển giao từ Tập đoàn Dole. Tuy nhiên, khí hậu của Việt Nam khác với nhiều nước trên thế giới, do đó khi chuyển giao công nghệ, việc gặp khó khăn về thổ nhưỡng, dịch hại là không tránh khỏi.

Vì vậy, để có thể đưa được sản phẩm nông sản, đặc biệt là trái chuối đến tay người tiêu dùng, các nhân viên kỹ thuật của Unifarm đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải tiến quy trình kỹ thuật, phòng trừ dịch hại...

Các chuyên gia kỹ thuật của Unifarm đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác, phòng trừ sâu bệnh hại chuối. Ảnh: Hồng Thủy.

Không áp dụng kỹ thuật máy móc

Bài liên quan

Bà Huỳnh Thị Tuyết Hương, Phó Tổng Giám đốc Unifarm hiện đang phụ trách dự án hơn 300ha chuối tại huyện Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) cho biết, Unifarm hợp tác với Dole - tập đoàn nông nghiệp toàn cầu với hơn 100 năm kinh nghiệm từ năm 2014. Quá trình làm việc chung đã giúp Unifarm có thêm những kiến thức và kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ các loại bệnh trên cây chuối từ Dole. Tuy nhiên, do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng mỗi vùng, mỗi nước khác nhau nên khi áp dụng kỹ thuật trồng, chăm sóc chuối từ một vùng như Philippines ở Việt Nam thì không thể áp dụng máy móc, mà cần có sự điều chỉnh phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của nước ta.

Bà Hương cho biết: “Tại dự án ở Bình Dương, chúng tôi đã tìm được sự dung hòa giữa kỹ thuật trồng chuối trên thế giới và điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Hiện tại, với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng chuối, Unifarm đã tích luỹ được những tiêu chuẩn kỹ thuật cao trong trồng, chăm sóc cây chuối.

Đầu tiên là áp dụng các thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với tiêu chuẩn thị trường và Việt Nam cho phép sử dụng. Ngoài ra, còn áp dụng các công nghệ tiên tiến trên thế giới như sử dụng máy phun thuốc, tưới, máy bay không người lái. Đồng thời đã cơ giới hóa khâu làm đất, sử dụng các công cụ thiết kế phù hợp cho việc trồng chuối”.

Tại Unifarm, phần lớn quy trình từ chăm sóc đến thu hoạch đều đã tự động hoá, đặc biệt là khâu thu hoạch, vận chuyển bằng ròng rọc từ vườn vào nhà đóng gói nhằm đảm bảo hình thức trái chuối không bị trầy xước.

Trong áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, Unifarm không máy móc mà có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện tại Việt Nam. Ảnh: Hồng Thủy.

“Toàn bộ quy trình từ cây giống, trồng, chăm sóc, sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học đến thu hoạch, sơ chế, đóng gói… đều được Unifarm áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc BVTV mới, chúng tôi phải xin ý kiến chuyên gia và kiểm tra thị trường để đảm bảo dư lượng trước khi sử dụng”, bà Hương nhấn mạnh.

Chuyên gia Dole cũng phải học hỏi mình

Từ lâu, Unifarm đã thành lập một tổ kỹ thuật, tập hợp những kỹ sư giỏi, chuyên môn cao, bao gồm cả chuyên gia về chuối của Dole và chuyên gia người Philippines. Tổ có nhiệm vụ hàng tuần đi khảo sát, kiểm tra vườn cây, phát hiện tình trạng côn trùng, dịch hại và các loại bệnh trên chuối, sau đó đánh giá toàn diện về mức độ, nguy cơ, thiệt hại trên đồng ruộng để lập báo cáo, lên kế hoạch xử lý khả thi.

Theo bà Hương, khi một sinh vật gây hại mới phát sinh trên vườn chuối thì phải nhanh chóng đánh giá mức độ và đưa ra phương án phù hợp nhằm tránh lan rộng thành vùng dịch. Nếu dùng thuốc BVTV, có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên phương án khả thi nhất vẫn là sử dụng giải pháp cơ học, hay nói cách khác là thủ công.

“Ví dụ để giảm sâu bệnh, cụ thể là sâu cuốn lá, chúng tôi sử dụng phương án dùng bẫy đèn bắt côn trùng hoặc cắt bỏ lá sâu để giảm mật độ bướm. Sau khi áp dụng các biện pháp cơ học này, hầu hết các loại bệnh liên quan đến côn trùng sẽ giảm trước khi quyết định sử dụng biện pháp hóa học”, bà Hương nói.

Từ lâu, Unifarm đã thành lập một tổ kỹ thuật, tập hợp những kỹ sư giỏi, chuyên môn cao để khảo sát, phát hiện sâu bệnh hại để kịp thời xử lý. Ảnh: Hồng Thủy.

Trên cây chuối có một số bệnh phổ biến, như bệnh Panama hay sâu cuốn lá, cách phòng trừ không phải mọi nơi đều giống nhau, có thể ở Hàn Quốc hay Philippines cách phòng trừ này phù hợp, nhưng lại không hiệu quả khi áp dụng tại Việt Nam. Hay như bệnh sâu cuốn lá, ở Philippins nông dân trồng chuối vốn không mấy quan tâm vì loài sâu này không phát triển mạnh, chỉ rải rác và không gây hại nhiều, vì thế không nhiều tài liệu nói về sâu cuốn lá.

“Năm 2023, trang trại chuối tại Dầu Tiếng bất ngờ bị sâu cuốn lá gây hại, chúng phát triển rất nhanh và có nguy cơ bùng dịch diện rộng. Khi đó, ngay cả chuyên gia của Dole, Philippins cũng vô cùng ngạc nhiên. Các kỹ sư của 3 bên phải ngồi lại bàn cách phòng, trị bệnh sâu cuốn lá. Và khi chúng tôi đưa ra giải pháp thì các chuyên gia đồng ý. Đó là những giải pháp thủ công, không sử dụng thuốc BVTV hóa học như: Dùng bẫy bắt bướm ban đêm, cắt nhộng sâu cuốn lá đặt xuống đất, khi đó kén không thể hóa thành bướm và bay lên được.

Phải mất đến nhiều tháng trời chúng tôi mới giải quyết được sâu cuốn lá hại chuối và không phải sử dụng tới thuốc BVTV hóa học để phun bởi sâu cuốn lá nằm trong 2, 3 lớp lá chuối nên phun không thể chạm tới”, bà Hương kể.

Diệt trừ sâu cuốn lá chuối bắt buộc phải sử dụng phương pháp thủ công. Ảnh: Trần Phi.

Ngoài ra, bà Hương cho biết một số kinh nghiệm trồng, chăm cây chuối ở Hàn Quốc hay Philippines cũng không phù hợp khi áp dụng tại Việt Nam. Như kỹ thuật xử lý bệnh Panama (bệnh vàng lá héo rũ Panama) do nấm Fusarium oxysporum f. sp. cubense gây ra, chúng xâm nhập vào hoa và cuống lá của cây chuối, gây ra sự suy yếu và hủy hoại cấu trúc mạch huyết của cây, là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây chuối và mỗi vùng thổ nhưỡng có cách xử lý khác nhau. Như tại Unifarm, cách xử lý nấm bệnh Panama là triệt tiêu mầm nấm từ dưới đất.

"Muốn phát triển bền vững thì phải học những cái tiến bộ nhất của người ta, nhưng trước khi làm phải xem những thứ đó có phù hợp với mình ở thời điểm mình làm hay không rồi mới quyết định làm. Unifarm phát triển được như hôm nay là nhờ biết học hỏi, nhưng không phải làm y chang, rập khuôn máy móc mà có nhiều thứ phải biến hoá cho phù hợp.

Tại sao chúng tôi không trồng chuối áp dụng quy trình hữu cơ mà vẫn xuất khẩu, được Dole hợp tác? Đấy là do làm đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, mà tiêu chuẩn quốc tế thì không chỉ có hữu cơ”, ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Unifarm nói.

Hồng Thủy - Trần Phi
Tin khác
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới
'Dốc túi' học nghề, đưa mây tre đan ra thị trường thế giới

Bằng nghị lực phi thường, cựu binh Tăng Tiến Huỳnh đã đưa sản phẩm mây tre đan đến với nhiều thị trường khó tính trên thế giới.

10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP
10 sản phẩm xoài của nhóm trẻ 9X chinh phục tiêu chuẩn OCOP

Nhóm 3 thành viên 9X tại huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã khởi nghiệp từ sản vật quê hương, đó là quả xoài. Thay vì bán tươi, họ chế biến để gia tăng giá trị.

Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài
Cách phục hồi sinh trưởng cây chè sau khi bị ngập úng kéo dài

Khi nước vừa mới rút cây chè đang trong tình trạng yếu, cây chưa hồi phục tuyệt đối không được bón phân. Cắt tỉa các cành yếu, cành vượt, cành la để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng.

Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3
Các biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng sau bão số 3

Chú ý bệnh bạc lá lúa, rầy và các đối tượng gây hại cuối vụ. Thoát nước triệt để, khẩn trương thu dọn vệ sinh các vườn cây. Sau mưa bão, rau xanh sẽ khan hiếm, bà con nên tận dụng cơ hội để gieo trồng càng sớm càng tốt.

Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL
Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa có tính chống chịu ưu việt cho ĐBSCL

Thông qua tài trợ của AFACI và nguồn vật liệu từ IRRI, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục triển khai Dự án SHR+ nhằm tìm ra các giống ưu việt.

Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh
Nâng tầm sâm Việt: Thiếu 2 điểm cốt lõi - Công nghệ chế biến sâu và thuốc chữa bệnh

Đại diện Hiệp hội Sâm Lai Châu mong muốn sớm tìm được thuốc chữa bệnh đối với củ sâm, bởi 'ai cũng gọi được tên bệnh mà chưa tìm được thuốc chữa'.

Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel
Cam ngọt, quả sai nhờ công nghệ tưới Israel

Hà Tĩnh Gần 90ha cam của người dân huyện Hương Sơn và Vũ Quang được Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ đầu tư công nghệ tưới Israel, góp phần nâng chất lượng sản phẩm.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 4] Hành trình tìm giống chuối kháng bệnh Panama

Ròng rã nhiều năm nghiên cứu, chọn tạo, thử nghiệm, cuối cùng, Unifarm đã tìm được giống chuối kháng bệnh héo rũ Panama - một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với cây chuối.

Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao
Nông nghiệp ở Unifarm: [Bài 3] Thu quả ngọt nhờ đầu tư, phát triển công nghệ cao

Mỗi năm, Unifarm chi khoảng 3% tổng doanh thu để đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ. Và thành quả thu được cũng tương xứng.

IRRI giới thiệu máy trộn tự hành xử lý 138-300m3 rơm rạ trong 1 giờ
IRRI giới thiệu máy trộn tự hành xử lý 138-300m3 rơm rạ trong 1 giờ

Chỉ sau khoảng chừng 1 phút, cả đống rơm rạ dài hơn 20m đã được trộn đều, thẳng tăm tắp, chỉ chờ người đến nghiệm thu và đậy bạt, chờ sử dụng.

Chuyển giao công nghệ xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cho nông dân
Chuyển giao công nghệ xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cho nông dân

NAM ĐỊNH Thuộc khuôn khổ Dự án 'Sử dụng phân bón đúng', IRRI phối hợp Sở NN-PTNT tỉnh Nam Định tập huấn công nghệ và bàn giao máy trộn tự hành cho HTX Nam Cường.

Làm chổi, du lịch cộng hưởng 'hồi sinh'
Làm chổi, du lịch cộng hưởng 'hồi sinh'

Quảng Ninh Kể từ khi kết hợp với mô hình du lịch cộng đồng, nghề làm chổi truyền thống của người dân xã Yên Đức cộng hưởng cơ hội 'hồi sinh' và phát triển.

Sự kiện