Áp dụng mô hình canh tác tiên tiến vào sản xuất lúa giúp nông dân giảm được chi phí và ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Áp dụng mô hình thông minh vào sản xuất lúa tại ĐBSCL
Xưa nay tập quán sản xuất lúa tại nhiều nơi vẫn theo cách truyền thống là sạ lan, sạ vãi, không chỉ tốn rất nhiều giống và thời gian trong gieo sạ, mà còn kéo theo việc sử dụng rất nhiều phân bón và thuốc BVTV do sạ giày, làm tăng thêm chi phí, giảm năng suất, giảm lợi nhuận.
Phát biểu Ts TRÌNH QUANG KHƯƠNG – Trưởng bộ môn nông học Viện Lúa ĐBSCL: “Như chúng ta đã biết ở ĐBSCL có tập quán lâu đời là sạ lan, sạ vãi với lượng lúa giống từ 200-250 kg/ha cho nên rất tốn kém cho người nông dân,”
Đứng trước bối cảnh giá phân bón, thuốc BVTV tăng cao, cùng với việc tìm lời giải điều tiết giá cả trên thị trường, ngành nông nghiệp định hướng tập quán canh tác cho bà con nông dân thông qua việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, áp dụng các mô hình canh tác thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu và điều kiện sinh thái của từng địa phương.
Phát biểu Ông HOÀNG TRUNG – Thứ trưởng Bộ NN-PTNT: “Thứ nhất chúng tôi yêu cầu người dân tăng cường hướng dẫn cho người dân là sử dụng phân bón một cách tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất và phải cân đối nữa giữa phân vô cơ và hữu cơ thì cái này chúng ta đang làm, kèm theo đó là các mô hình rất có hiệu quả và đã được chứng thực ngoài thực tế, đã được nêm yết công khai và chuyển giao các quy trình đó cho các địa phương đó là vấn đề thứ hai, vấn đề thứ ba các tiến bộ kỹ thuật trong thời gian qua mà cục đã nghiên cứu và đưa ra thực tế và đã áp dụng thực tế các địa phương đang làm và chúng ta nghe trong thời gian qua rất nhiều như 1 phải 5 giảm, 3 giảm 3 tăng, công nghệ sinh thái rồi bây giờ là chương trình dịch hại tổng hợp, chuơng trình quản lí sức khỏe cây trồng tổng hợp đang được áp dụng rất là phổ biến, thì làm sao giảm thiểu chi phí các vật tư đầu vào”.
Hiện nay mô hình canh tác lúa thông minh do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với một số đơn vị, doanh nghiệp triển khai thực hiện tại 13 tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL với mục tiêu gia tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân và nhất là tăng tính chủ động trong canh tác một cách thông minh trước những tác động của biến đổi khí hậu và thị trường.
Phát biểu Ông DANH THẢO – Xã Thạnh Hòa, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang: “Khi áp dụng mô hình canh tác lúa thông minh này kết hợp đồng bộ với khoa học kỹ thuật nên nông dân lợi rất là nhiều. Sạ thưa 1ha có 60kg thôi từ chổ đó mình giảm được cái phân, giảm giống rồi thuốc BVTV hầu như rất ít, xuyên suốt nguyên vụ luôn tôi không có xịt sâu rầy”.
PGS.TS MAI THÀNH PHỤNG – Phó ban cố vấn Chương trình Canh tác lúa thông minh: “Đay là mô hình chúng tôi thấy đưuọc nó tích hợp được nhiều giải pháp mà chúng tôi gọi là thông minh, trong đó cái vấn đề sạ đó là bằng sạ cụm sạ máy với lượng giống 6kg 1 công, thành ra tới sắp gặt rồi thì vẫn còn hàng lối rất đẹp, bông rất dài mà chúng tôi đếm đưuọc gần 200 hạt chắc trên 1 bông, ít sâu bệnh cả nguyên 1 vụ phun thuốc có 2 lần à, so với lúa ngoài mô hình đó thì tiết kiệm được chi phí và năng suất tăng lên, tổng lợi nhuận thì cao hơn so với đối chứng tlaf từ 3-6 triệu 1 ha”.
Thực tế, qua nhiều chương trình thực nghiệm trên chính đồng ruộng của bà con nông dân tại các địa phương vùng ĐBSCL, mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu đã mang lại hiệu quả tích cưc cho nguời trồng lúa tại ĐBSCL. Mô hình giúp nông dân giảm được chi phí sản xuất lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, từ đó bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng.