Áp dụng nhiều biện pháp để phòng và trị bệnh trên tôm là rất cần thiết để tránh những rủi ro dịch bệnh, giúp người nuôi tôm giảm thiệt hại về kinh tế.
Áp dụng nhiều biện pháp để phòng và trị bệnh trên tôm
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, trong những năm qua do biến đổi khí hậu, thời tiết thay đổi bất thường làm cho môi trường thay đổi lớn, đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đặc biệt là trong nuôi tôm của người dân. Chính vì vậy, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi cũng diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều nơi, kéo dài làm thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
Ông ĐÀO VĂN BẢY - Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng: “Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi năm nay có xuất hiện 3 loại bệnh chính là bẹnh đốm trắng, bệnh hoại tử cấp và bệnh bào tử trùng, xuát hiện rải rác trong quá trình nuôi, bện rây thiệt hai ttừ 3-3,5% diện tích nuôi”
Anh Phạm Huỳnh Hà là một trong những hộ thả nuôi tôm khá sớm ở khu vực ấp Cảng Buối, phường Khánh Hòa, TX. Vĩnh Châu. Tuy nhiên, ao nuôi của gia đình anh phải tiến hành thu hoạch sớm ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh hoại tử gan tụy cấp. Việc thu hoạch sớm khiến tôm không đạt được kích cỡ như mong muốn, giá thu mua thấp; nhưng theo anh Hà, đây là giải pháp tốt nhất để tránh thất thoát nặng hơn về năng suất.
Anh PHẠM HUỲNH HÀ - Phường Khánh Hòa, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: “Tôm thiệt hại là tôm chết sớm thu hoạch sản lượng không cao…”
HTX Hòa Nghĩa tại xã Hòa Đông, TX. Vĩnh Châu với diện tích nuôi tôm khoảng 90ha, trong năm 2023 HTX đã thả nuôi được 100% diện tích. Để cải thiện lợi nhuận sản xuất trước nhiều khó khăn đối với nghề nuôi, trước khi tiến hành thả giống, HTX đã tích cực vận động các thành viên chuẩn bị thật kĩ từ khâu chọn giống, cải tạo ao đến việc đảm bảo các yếu tố môi trường,...Việc xử lí nước để cung cấp cho ao nuôi cũng được HTX chú trọng thông qua việc nuôi tôm theo hình thức xoay vòng nước và ưu tiên sử dụng men vi sinh. Nhờ vậy, dịch bệnh trên tôm nuôi được quản lý tốt, tôm phát triển khỏe mạnh.
Ông NGÔ THANH TUẤN - Giám đốc HTX Hòa Nghĩa, xã Hòa Đông, TX. Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng: “HTX cũng có khuyến cáo là mình chọn con giống chất lượng và nuôi theo mô hình khép kín, tuần hoàn và dùng vi sinh, chăm sóc thức ăn kỹ lưỡng ”
Nhằm kịp thời khuyến cáo tình hình dịch bệnh tại vùng nuôi, hạn chế phát sinh chi phí sản xuất khi tôm nuôi nhiễm bệnh. Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng cũng đã triển khai 5 chương trình giám sát chủ động và bị động trên tôm. Định kỳ, các kết quả quan trắc môi trường và dịch bệnh sẽ được gửi về các trạm Chăn nuôi và Thú y, Phòng Kinh tế, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thành phố để thông báo cho Tổ hợp tác, Hợp tác xã, giúp người nuôi chủ động hơn trong sản xuất và phòng chống dịch bệnh.
Ông NGÔ CÔNG LUẬN – Giám đốc HTX Nông ngư 14/10, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng: “Nuôi tôm thành công yeuse tố đầu tiên là thời tiết, môi trường, dịch bệnh và chăm sóc. Trong khâu chăm sóc thì có con giống với thức ăn rất quan trọng., người chăm sóc phải biết quản lí mô trường”
Ông ĐÀO VĂN BẢY - Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng: Để giảm bớt thiệt hại ngành nông nghiệp đã khuyến cáo bà con một số giải pháp là tuan thủ lịch thời vụ, tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, ngaoif ra trước khi thả tôm phải lựa con giống hiệu quả.”
Hiện nay giá trị ở lĩnh vực thủy sản hiện chiếm trên 50% cơ cấu GDP hằng năm của tỉnh Sóc Trăng nên thành công của nghề nuôi tôm nước lợ đóng góp rất quan trọng cho tăng trưởng kinh tế mỗi năm của tỉnh. Vì vậy, “khởi động trong thận trọng” là rất cần thiết để ngành tôm tỉnh nhà trụ vững trước những biến động liên tục về giá thành sản xuất và rủi ro dịch bệnh. Phấn đấu đang sản lượng tôm nuôi trên 205.000 tấn như mục tiêu kế hoạch đã đề ra trong năm 2023.