Từ một loại côn trùng dân dã, bằng việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tự động, anh Đặng Cao Nam đã biến dế trở thành sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu.
Biến dế mèn thành sản phẩm hàng hóa xuất khẩu
(Bình Phước) Từ một loại côn trùng dân dã, bằng việc ứng dụng công nghệ cao vào nuôi dế tự động, anh Đặng Cao Nam đã biến dế thành sản phẩm hàng hóa để xuất khẩu.
Tọa lạc tại huyện biên giới Lộc Ninh, Bình Phước trang trại dế công nghiệp rộng hơn 3 ha của anh Nam - đồng sáng lập công ty Cricket One Việt Nam được xem là trang trại lớn và hiện đại bật nhất tại Việt Nam.
Theo đó, dế được nuôi trong trại lạnh, từng thùng dế xếp tầng lên nhau chạy dài thẳng tắp, hệ thống cho ăn, uống tự động, hệ thống quạt hút gió cùng đèn sưởi hoạt động liên tục, hàng loạt thiết bị cảm biến và camera quan sát được lắp đặt khắp các ngõ ngách trong khu nuôi. Công suất của trang trại khoảng 25 tấn dế tươi/tháng. Chi phí chăn nuôi dế khá thấp, chỉ dưới 20.000 đồng/kg.
“Hạ tầng trong trại này đang có gồm thiêt bị giám sát về môi trường, hệ thống quạt, thông gió, đèn tự động hóa, làm sao bảo đảm môi trường tốt nhất cho dế sinh trưởng và phát triển. Đặt biệt là công nghệ nhận diện hình ảnh, quan sát cử động của con dế để phát hiện dấu hiệu stress mình sẽ có giải pháp can thiệp kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho dế”.
Ngoài công nghệ tiên tiến, quy trình tuần hoàn khép kín, bài bản, khoa học . Để dế trở thành sản phẩm hàng hóa, Anh Nam còn xây dựng nhà máy chế biến dế thành bột Protein và dế đông lạnh. Hiện thị trường chính của trang trại là xuất khẩu, sản phẩm của trang trại có mặt tại trên 20 quốc trên khắp thế giới đem lại doanh thu hơn 80 tỷ đồng/năm.
“Mình thấy dế là một loại côn trùng sống tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới, nếu nuôi ở Canada hay EU nó sẽ không thuận lợi về con người, chi phí sản xuất. Việt Nam mình có tất cả thuận lợi về con người, thức ăn, khí hậu, nếu mình sản xuất ở Việt Nam, mình chinh phục thị trường thế giới rõ ràng đây là cuộc chơi mình nắm nhiều cơ hội để chiến thăng được.
Ông Trần Văn Phương PGĐ Sở NN-PTNT BP
“Dế là một loài thực phẩm mới ở nhiều nước đã phổ biến nhưng ở Việt Nam chưa phổ biến lắm, mô hình này chúng tôi thấy, phù hợp trong phát triển nông hộ, sự liên kết cũng tạo ra được sản phẩm và các sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu như vậy đảm bảo các mặt an toàn thực phẩm, mô hình này có tiềm năng nhân rộng. Với sản phẩm này chúng tôi đang cùng công ty để xậy thành sản phẩm Ocop của tỉnh, sản phẩm Ocop đạt điều kiện xuất khẩu.”
Nông trại dế của anh Nam là một mô hình chăn nuôi mới tại địa phương. Thành công của trang trại dế đã từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư, đưa các cây con giống mới vào sản xuất để phát triển, làm giàu.