Ước tính sản lượng sầu riêng năm 2023 của tỉnh Đắk Lắk khoảng 214.000 tấn/11.000 ha. Tuy nhiên, toàn tỉnh mới được phê duyệt 49 mã số vùng trồng, với tổng diện tích được cấp mã là 2.186 ha.
Đẩy nhanh các thủ tục cấp mã vùng trồng sầu riêng
Đắk Lắk có diện tích sầu riêng lớn nhất nước nhưng hiện nay các mã vùng trồng được cấp để phục vụ xuất khẩu còn hạn chế.
Đắk Lắk có diện tích sầu riêng hơn 22 nghìn ha, trong đó, diện tích cho sản phẩm 11 nghìn ha và diện tích trồng mới hơn 7 nghìn ha). Đắk Lắk hiện nay là tỉnh có diện tích sầu riêng lớn nhất cả nước và sản lượng đứng thứ 2 sau tỉnh Tiền Giang đang. Hiện nay, sầu riêng được trồng tập trung tại một số huyện như: Krông Năng, Krông Pắc, Cư M’gar.... Ước sản lượng sầu riêng năm 2023 khoảng 214.000 tấn/11.000 ha. Tuy nhiên, toàn tỉnh Đắk Lắk mới được phê duyệt 49 mã số vùng trồng, với tổng diện tích được cấp mã là 2.186 ha. Con số này khá kiêm tốn so với tổng diện tích của Đắk Lắk.
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN NGỌC GIAO, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar, Đắk Lắk.
Trong thời gian vừa qua huyện cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân cũng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thiết lập hồ sơ. Đến hiện tại chúng tôi đã thiết lập được 39 mã vùng trồng sầu riêng trên địa bàn huyện với diện tích 860 ha sầu riêng đạt điều kiện tiêu chuẩn xuất khẩu và toàn bộ hồ sơ thủ tục đã chuyển về Chi cục trồng trọt và phát triển nông thôn để chuyển cho Cục Bảo vệ thực vật tỉnh để chuyển cho phía Trung Quốc. Hiện nay, chúng tôi đã nhận được văn bản của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật trong việc tổ chức triển khai kiểm tra trực tuyến. Sắp tới phía Trung Quốc sẽ tổ chức triển khai kiểm tra 11 mã số trồng trên địa bàn huyện Cư M’gar với tổng diện tích khoảng 130ha.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk, vùng trồng đã gửi thông tin cho Cục BVTV chờ Tổng cục Hải quan Trung quốc phê duyệt của địa phương là 133 vùng trồng sầu riêng, diện tích với 2.892 ha. Như vậy đến nay tổng diện tích sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và đang chờ phê duyệt là 5.078 ha/7.500 ha sầu riêng trồng thuần (chiếm 67,7%).
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN HẮC HIỂN, Phó chi cục trưởng phụ trách Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk.
Hiện nay, Đắk Lắk là một trong những tỉnh có mã số vùng trồng tương đối khá lớn. Hiện nay có khoảng 80 mã vùng trồng đã được cấp và 20 cơ sở đóng gói. Riêng đối với sầu riêng có 40 mã vùng trồng được cấp và 17 cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc phê duyệt. Định hướng trong thời gian tới thì hiện nay Chi cục đã tham mưu cho Sở tất cả hồ sơ liên quan đến mã số vùng trồng ra ngoài Bộ NN-PTNT thông qua Cục Bảo vệ thực vật. Thời điểm này có khoảng 140 hồ sơ đủ điều kiện gửi ra Cục Bảo vệ thực vật và đã gửi cho phía Trung Quốc cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong 140 hồ sơ đó thì có 136 mã vùng trồng sầu riêng và 10 cơ sở đóng gói.
Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, Sở NN-PTNT Đắk Lắk đã xây dựng các kế hoạch đẩy nhanh việc cấp mã cũng như duy trì các vùng trồng đã được cấp mã số theo đúng yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc được cấp mã vùng trồng cũng như nâng cao chất lượng sẽ giúp cho ngành sầu riêng Đắk Lắk được phát triển bền vững, từ đó khẳng định được giá trị của loại trái cây vua.