điểm nhấn của lễ khai mạc là màn mua bát có sự tham gia của 1.000 diễn viên.
Năm 2022, điệu múa bát của người Tày tỉnh Bắc Kạn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, ghi nhận giá trị to lớn của điệu dân vũ này trong đời sống cộng đồng.
Phỏng vấn: Chị Đinh Phương Thuý, Du khách tỉnh Bắc Ninh
“ Từ nhỏ đến bây giờ mình được tham dự một lễ hội độc đáo như thế này, lần đầu tiên mình được chiêm ngưỡng một lễ hội đặc sắc và ý nghĩa như vậy” 12s
Múa bát là loại hình dân vũ có từ lâu đời mô phỏng lại các động tác ươm tơ, dệt vải của người dân từ xa xưa. Các nghệ nhân cầm trên tay đôi bát sứ, đôi đũa tre để gõ nhịp trong khi di chuyển và biểu diễn các động tác múa. Chiếc bát tượng trưng cho việc ươm tơ, nén tơ, đôi đũa để khuấy đều tơ tằm được nén trong bát. Điệu múa bát thường được diễn ra trong những không gian rộng như nhà sàn, sân vườn và lễ hội lồng tồng. Tại một số điểm du lịch múa bát dần trở thành điệu múa chào đón du khách.
Phỏng vấn: Chị Nguyễn Bích Phượng, Du kháchHà Nội
“ Đặc biệt điều để lại ấn tượng sâu sắc nhất đó là từ điệu múa bát đến từ 1.000 nghệ nhân người Tày, theo như thông tin bản thân mình biết điệu múa này đã có từ rất là lâu rồi và đến hiện tại là 50 năm rồi mới được tái hiện lại trên sân khấu này. Đó là điều rất là may mắn với cá nhân mình” 20s
Múa bát đã tồn tại suốt bao đời nay, gắn bó máu thịt và trở thành tài sản tinh thần quý giá, một phần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc Tày ở Bắc Kạn. Với nhịp điệu vừa vui nhộn, vừa say đắm, múa bát không đơn thuần mang tính giải trí mà còn góp phần cổ vũ, động viên mọi người tiếp tục hăng say lao động, sản xuất, duy trì nghề truyền thống để dệt nên những vuông thổ cẩm làm đẹp cho đời.