Nhiều người đã phá bỏ cây hồ tiêu nhưng ông Nguyễn Tấn Lục lại quyết tâm vực dậy cây 'vàng đen' một thời nhờ sử dụng phân bón hữu cơ do chính mình làm ra.
Gia Lai chuyển hướng cây trồng theo hướng nông nghiệp hữu cư
Tây Nguyên đang bước vào mùa khô, mọi cây trồng đều trở nên héo úa, mất sức sống. Thế nhưng, vườn cây nhà ông Nguyễn Tấn Lục ở xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai vẫn hiên ngang vươn mình đón nắng gió.
Để có được vườn cây xanh tốt như thế này, cũng nhờ nhận thức sớm việc chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ của ông Lục nên cây hồ tiêu và các loại cây khác khác trong vườn không bị ức chế, ngộ độc phân bón hóa học mà chết.
Từ khi chuyển sang làm phân bón hữu cơ, mọi nguồn nguyên liệu đầu vào được kiểm soát. Ông Lục còn tận dụng những phế phẩm từ cây bơ, chuối ở nhà trồng sẵn kết hợp với đạm cá, men vi sinh bản địa, sữa chua, để từ đó cho ra công thức làm nên sản phẩm phân hữu cơ “trứ danh” của riêng mình.
Lão nông U50 vực dậy cây hồ tiêu từ phân hữu cơ
Phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Lục (thôn 4, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai)
Nếu nói về phân bón hưu cơ nó có nhiều loại, bản thân tôi làm ra 4 loại phân hữu cơ. Đó là dạng phun nước, đó là dòng đạm cá, đặc biệt là đạm đậu nàh, trong cái đạm đậu nành chứa protein rất cao. Sữa đậu nành người uống đã tốt rồi, giờ đi bón cho cây nó còn tốt hơn nữa. Rồi đạm bánh dầu, rồi chuối làm kali hàng đầu. nếu so với đậu này thì có 22 ngàn 1 kg thì một phi có 15kg. Phân bón hoá học đây nó không bay mùi vị gì hết.
Từ khi làm phân hữu cơ, mỗi năm gia đình ông Lục tiết kiệm rất nhiều chi phí. Với 2ha đất của gia đình, ông Lục hiện trồng xen ba loại cây chủ lực với 1.600 trụ tiêu, 1.200 cây cà phê và khoảng 100 cây sầu riêng. Ngoài ra, còn trồng thêm các loại cây ngắn ngày như chanh dây, đậu phộng trên diện tích đất tái canh, đất trống. Mỗi năm, thu hoạch từ các loại cây trồng giúp gia đình ông Lục thu về khoảng gần 400 triệu đồng.
Không chỉ trồng cây đơn thuần, ông Lục còn mày mò làm ra các sản phẩm chế biến tiêu xanh.
Phỏng vấn ông Nguyễn Văn Thương, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Chư Sê
Qua mô hình của ông Lục, Phòng nông nghiệp cũng tham mưu cho UBND huyện nhân rộng phổ biến các kỹ thuật phổ biến sản xuất phân hữu cơ.
Đến nay, mô hình của ông Lục đã được nhiều người nông dân ở Gia Lai, Kon Tum tới học hỏi. Ngoài ra, ông cũng chia sẻ và chuyển giao kinh nghiệm sản xuất phân bón hữu cơ miễn phí cho rất nhiều hộ nông dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Nhu cầu của người dân cần làm và sử dụng phân hữu cơ cũng đang phát triển mạnh, do đó ông Lục đang cân nhắc thời gian sẽ giúp người dân phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.