Với 42 trên 63 tỉnh thành có chim yến, cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam có nhiều cơ sở để hình thành một ngành công nghiệp về yến sào . Gia tăng chế biến, đa dạng hoá sản phẩm sẽ là định hướng thúc đẩy xuất khẩu, tiến tới doanh thu 1 tỷ USD xuất khẩu sản phẩm từ yến sào.
Vào hình:
Là quốc gia có bờ biển dài, nhiều đảo và các dãy núi nhô ra biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nghề nuôi chim yến. Hiện cả nước có 42 trên 63 tỉnh nuôi chim yến với trên 22.000 nhà yến. Chất lượng sản phẩm yến sào của Việt Nam cũng được đánh giá vượt trội hơn so với các nước trong khu vực và ngày càng được ưa chuộng. Minh chứng là doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất yến đã tăng 43% nhờ xuất khẩu chính ngạch, hiện Việt Nam có 8 doanh nghiệp được phép xuất khẩu sản phẩm từ yến sang thị trường Trung Quốc.
Để nâng tầm trở thành nước sản xuất công nghiệp về yến sào và thành phẩm từ yến. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực chế biến tổ yến . Như công ty CP dinh dưỡng Avanest, sau 3 năm chuẩn hoá về công nghệ sản xuất, nhà máy đã đạt chuẩn GMP, những lô hàng nước yến đầu tiên trị giá gần 30 tỷ đồng đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Gia tăng giá trị yến sào bằng chế biến sâu là hướng đi mới tạo ra nhuận cao hơn so với xuất khẩu tổ yến thô trước đây. Tiềm năng xuất khẩu những sản phẩm tinh chất từ yến sang thị trường Trung Quốc là rất lớn.
Phỏng vấn:
Bà NGUYỄN THỊ HÀ – Tổng Giám đốc CTCP dinh dưỡng Avanest Việt Nam
“ Chúng tôi đã có những cuộc khảo sát và thử nghiệm một số tỉnh ở TQ thì người tiêu dùng cũng như công ty nhập khẩu nước yến họ đánh giá sản phẩm của Việt Nam rất cao nên họ rất chú trọng, mong muốn được hợp tác nhập khẩu sản phẩm nước yến ”
Hiện nay, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sản phẩm tổ yến lớn nhất thế giới, với nhu cầu khoảng 300 - 400 tấn/năm, chiếm khoảng 80% thị phần toàn cầu. Gia tăng chế biến, đa dạng hoá sản phẩm sẽ là định hướng thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tỷ dân, tiến tới doanh thu 1 tỷ USD từ xuất khẩu. Nhưng để đạt được con số trên đòi hỏi các địa phương, chính quyền và các nhà yến cần phát triển yến bền vững, có trách nhiệm để bảo đảm thương hiệu tổ yến Việt Nam.
Phỏng vấn: Ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam
“ Phải coi yến là vật nuôi mà luật chăn nuôi đã luật hoá, nuôi ở đây không phải nuôi trồng mà khai thác có kiểm soát thì mới duy trì phát triển được. Hệ thống nhà yến của chúng ta phải có đủ điều kiện, sản phẩm yến ra phải được tiêu chuẩn hoá và quy chuẩn hoá. Chúng ta phải làm được như vậy thì mới khẳng định được thương hiệu quốc gia về yến của Việt Nam ’’
Dự báo đến năm 2030, sản lượng yến Việt Nam có thể đạt 350 - 400 tấn/năm, với giá trị khoảng trên 1 tỷ USD./