Bình Định không có nhiều ưu thế về nuôi biển nên đã tập trung nuôi trồng thủy sản nước lợ như con tôm thẻ theo công nghệ cao, thu được hiệu quả rõ rệt.
Nuôi tôm nước lợ thành công nhờ đổi mới công nghệ
Bình Định không có nhiều ưu thế về nuôi biển nên đã tập trung nuôi trồng thủy sản nước lợ như con tôm thẻ theo công nghệ cao đã thu được hiệu quả rõ rệt.
Dù là địa phương ven biển có nhiều đầm, vịnh nhưng Bình Định không có nhiều ưu thế để nuôi biển như các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh Bình Định là hơn 3.500ha, nhưng diện tích nuôi biển như tôm hùm chỉ có 60ha.
Trước điều kiện đó, tỉnh Bình Định đã tập trung nuôi trồng thủy sản nước lợ, đặc biệt là con tôm thẻ. Đến nay, diện tích nuôi tôm nước lợ của Bình Định khoảng 2.200ha, tập trung chủ yếu tại thành phố Quy Nhơn, thị xã Hoài Nhơn, các huyện Tuy Phước, Phù Cát và Phù Mỹ. Tuy nhiên, cách nuôi của bà con lâu nay vẫn là truyền thống, do đó, hiệu quả kinh tế không ổn định, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ông Nguyễn Ngọc Châu, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định: (nuôi ban đầu thất bại, nuôi tôm công nghệ cao đạt hơn 80 % so với nuôi truyền thống)
Đầu tư theo công nghệ cao tuy có tốn kém hơn so với nuôi truyền thống nhưng hiệu quả thu lại khá rõ rệt. Mỗi ao tôm cần đổ bê tông đáy, lót bạt; trang bị hệ thống máy tạo ô xy đáy, ô xy đảo, hệ thống tạo dòng chảy dưới đáy; mái che; đèn sưởi ấm vào mua đông…
ông Nguyễn Ngọc Châu, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định: (nuôi tôm công nghệ cao đầu tư nhiều, nhiều người không có vốn đầu tư. Còn tôi đầu tư theo kiểu cuốn chiếu. Mỗi ha đầu tư tầm 5 tỷ. Còn nuôi truyền thống thì tầm 2- 2,5 tỷ)
Bình Định cũng đã phát triển công nghệ nuôi tôm thẻ giống, cung cấp cho các tỉnh duyên hải miền Trung. Tôm thẻ giống của Bình Định được người nuôi phản hồi tốt, nhất là phát triển tốt trong môi trường nuôi có độ mặn thấp, lại chịu lạnh tốt, giúp sản lượng thu hoạch của người nuôi đạt cao. Với hướng đi này, Bình Định đang trong hành trình vươn đến mục tiêu là trở thành thủ phủ tôm giống miền Trung. Góp phần nâng cao tỷ trọng ngành nuôi trồng, hạn chế khai thác, góp phần chuyển đổi sinh kế cho ngư dân. Đây cũng là giải pháp căn cơ để cùng cả nước khắc phục tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo, không theo quy định.