Từ một loại rau mọc tự nhiên trên cát, cây sa sâm đã được thuần hóa, nhân giống để sử dụng và bán ra thị trường.
Phục hồi cây hoang dại để có thu nhập cao trên vùng cát bạc màu
Từ một loại rau mọc tự nhiên trên giồng cát bên bãi biển, các thành viên của dự án “mô hình tổ phụ nữ bảo tồn Sa Sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh”, đã thuần hóa, nhân giống Sa Sâm để sử dụng và bán ra thị trường.
Sa Sâm (bà con thường gọi là cây chân vịt), vốn mọc hoang dại trên vùng cát ven biển. Hàng chục năm trước, bà con vùng biển thường đu tìm cây để hái lá dung làm thức ăn hang ngày. Cây Sa Sâm được người dân khai thác, sử dụng nhiều nên dần dần loại cây này cũng cạn kiệt và có nguy cơ không còn.
Đến thăm mô hình trồng cây Sa Sâm của bà Nguyễn Thị Hợp ở thôn Tân Định, xã Hải Ninh, một trong hai hộ trồng vườn ươm thí điểm của dự án. Sau khi được Hội Liên hiệp phụ nữ vận động trồng cây sa sâm và tham gia các lớp tập huấn về cách làm đất, lên luống, làm nhà lưới, chọn giống, trồng cây, chăm sóc… do Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh tổ chức, tận dụng vùng đất cát bỏ hoang của gia đình để trồng cây. Bbà đã “tiên phong” tìm và đưa cây sa sâm mọc ven biển về trồng trong vườn. Ban đầu, bà trồng thử nghiệm trên diện tích 100 m 2 đất với 3.000 cây sa sâm để bán giống. Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bà Hợp thường xuyên tưới nước và vun cát. Sau 3 tháng, vườn ươn nhà bà Hợp cung cấp trên 5.200 cây giống đạt tiêu chuẩn, với gia bán 1 nghàn đồng/cây, bà thu về hơn 5,2 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế, bà mở rộng diện tích lên 200m2, trồng thêm 2.600 cây Sa Sâm để bán lá.
Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hợp, thôn Tân Định, xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
“Sau khi biết được giá trị của cây Sa Sâm là dược liệu quý, tôi đã tìm và mang về trồng trong vườn. Trồng Sa Sâm đòi hỏi người trồng phải tỉ mỉ, chăm chút và siêng năng. Cây lấy dinh dưỡng từ cát nên mỗi ngày tôi thường vun cát và tưới nước sạch. Dù mới trồng thử nghiệm nhưng tôi thấy khá hiệu quả và sẽ vận động các hộ dân khác để tăng thu nhập”.
Cũng vào thời điểm này, vườn Sa Sâm nhà bà Mai Thị Qúyt, thôn Cừa Thôn, xã Hải Ninh đang bước vào thời kỳ thu hoạch lá. Sau khi tham gia lớp tập huấn, hiểu đượcc giá trị, bà Quýt quyết định tham gia mô hình trồng cây Sa Sâm. Trên diện tích khoảng 300 m2, bà Quýt trồng hơn 4.000 cây Sa Sâm. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, cây phát triển tốt, chỉ trong vòng 4 tháng, bà thu hoạch trên 80kg lá sa sâm, với giá bán 60 nghìn đồng/1kg lá, cho thu nhập gần 6 triệu đồng, cao hơn so với trồng rau màu.
Phỏng vấn bà Mai Thị Quýt, thôn Cừa Thôn , xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
“Trước đây trên diện tích này, gia đình tôi trồng rau màu. Sau khi tham gia lớp tập huấn thì tôi chuyển đổi sang trồng Sa Sâm. Thời gian đầu, tôi bán lá Sa Sâm ở các chợ truyền thống nhưng bây giờ thu hoạch được bao nhiêu thì cửa hàng An Nông lấy bấy nhiêu nên không lo đầu ra"
Được sự hỗ trợ của dự án “ Mô hình Tổ phụ nữ bảo tồn Sa Sâm bản địa trên vùng đất cát xã Hải Ninh” do Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam tài trợ thông qua “Quỹ bảo tồn” GreenViet và Viện Gustav - Stresemann phối hợp thực hiện, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Hải Ninh đã thành lập Tổ hợp tác Phụ nữ bảo tồn Sa Sâm bản địa trên vùng cát Hải Ninh với 35 thành viên.
Tham gia Tổ hợp tác, các thành viên được các chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật tại vườn về cách làm đất, lên luống, làm nhà lưới, chọn giống, chọn cây, hướng dẫn cách chăm sóc và thu hoạch theo hướng hữu cơ. Hiện tại, có 15 thành viên trong Tổ hợp tác đã tham gia trồng cây sa sâm trên cát với diện tích gần 3.000 m2.
Sau 9 tháng trồng thử nghiệm ban đầu, các hộ đã thu hoạch lá với sản lượng gần 180 kg, giá bán từ 60.000đ-80.000đ; bước đầu mang lại thu nhập khá ổn định. NGoài ra, bà con còn khai thác củ, rễ, ngồng cây phơi khô, xay mịn để làm trà túi lọc có tác dụng bồ bổ sức khỏa.
Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Nhâm, Chủ tịch Hội iên hiệp phụ nữ xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
“ Khi biết Sa Sâm là cây dược liệu quý, tôi vận động các hội viên tham gia dự án, hỗ trợ về kỹ thuật, cách chăm sóc. Hiện nay, Sa Sâm được nhiều người biết đến và lựa chọn. Không chỉ bán lá tươi, các hộ tròng Sa Sâm còn phơi khô lá và thân để bán, góp phần tăng thu nhập”.
Hiện sản phẩm từ cây Sa Sâm đã có bao bì nhãn mác riêng và được cấp giấy chứng nhận Vietgap, được giới thiệu bán tại các cửa hàng nông sản sạch của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên An Nông và được khách hàng hết sức ưa chuộng, đánh giá cao. Thời gian tới, Tổ hợp tác sẽ kết nối đưa sản phẩm lá Sa Sâm vào siêu thị Coomart Quảng Bình.
Phỏng vấn ông Phan Quốc Khánh, Phó chủ tịch UBND xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình:
“ Tương lai sẽ hướng đến việc kết nối thị trường với các doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, giới thiệu, quảng bá hình ảnh Sa Sâm Hải Ninh đến với đông đảo người dân trên địa bàn, trong nước và Quốc tế.
Để phát huy tiềm năng đất đai, chính quyền xã Hải Ninh vận động, khuyến khích các hộ dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tận dụng diện tích đất cát bỏ hoang để mở rộng diện tích trồng Sa Sâm. Đồng thời đẩy mạnh công tác nhân giống, hình thành vùng nguyên liệu tập trung. Người dân cũng mong muốn đưa thương hiệu giống cây dược liệu quý Sa Sâm trở thành sản phẩm mới, đặc thù, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho địa phương.