Sát trùng chuồng trại trong chăn nuôi là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp phần đáng kể quyết định sự thành công trong chăn nuôi.
Nội dung: Sát trùng trong chăn nuôi gia cầm là biện pháp phòng bệnh rẻ tiền nhất – hiệu quả nhất, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay. Sử dụng các chất sát trùng đúng cách sẽ giúp giảm áp lực mầm bệnh trong trại, gà ít bệnh, khỏe mạnh, sinh trưởng tốt. Giảm được chi phí thuốc sử dụng và giảm được hao hụt trong cả chăn nuôi.
Tuy nhiên hiện nay phần lớn các trang trại chăn nuôi nông hộ không chú trọng nhiều đến sát trùng, do hiệu quả của công tác vệ sinh – sát trùng khó đánh giá được bằng mắt thường. Bên cạnh đó, đa số người chăn nuôi đang sử dụng thuốc sát trùng không hiệu quả vì sử dụng theo thói quen, không nắm rõ được đặc tính của các loại thuốc sát trùng, không nắm rõ được kỹ thuật sát trùng đúng cách và dùng thuốc sát trùng sai cách dẫn đến hoen gỉ dụng cụ chăn nuôi, kích ứng cho vật nuôi thậm chí có thể gây độc.
Để có thể hiểu được sát trùng đúng cách trong chăn nuôi là như thế nào, sau đây Tiến sỹ Đào Đoan Trang, Chuyên gia kỹ thuật Công ty Cổ phần Thu y xanh Việt Nam sẽ hướng dẫn cho bà con sử dụng IF-100 để khử sát trùng trong chăn nuôi gia cầm.
KỸ THUẬT SÁT TRÙNG HIỆU QUẢ
PV: Tiến sỹ Đào Đoan Trang, Chuyên gia kỹ thuật Công ty Cổ phần Thu y xanh Việt Nam
1 – Thời gian phun sát trùng: Nên phun thuốc sát trùng vào lúc khô, ấm nhất trong ngày (thường vào buổi trưa)
2 – Cách phun: sử dụng vòi phun sương áp lực cao. Khi phun hướng đầu phun vào không khí, không hướng trực tiếp vật nuôi. Phun kỹ vách tường, trần, khe kẽ trong chuồng nuôi.
3 – Tần suất phun: phun định kỳ 1 – 2 lần/tuần khi không có dịch. Trường hợp đang điều trị hoặc xử lý dịch bệnh, cần phun ít nhất 1 lần/ngày cho đến khi hết dịch.
4 – Sử dụng các sản phẩm thuốc sát trùng: Nên sử dụng luân phiên, đảo các loại thuốc sát trùng với nhau để mở rộng phổ sát khuẩn, chống khả năng kháng thuốc sát trùng của mầm bệnh. Trong trang trại nên có ít nhất 03 – 04 loại thuốc sát trùng khác nhau (khác hoạt chất) để có thể sử dụng luân phiên theo tháng, theo quý.
5 –Một số lưu ý như, nên dọn sạch các chất thải, vật chất hữu cơ, xác động vật chết… trong chuồng trước khi phun, do một số loại thuốc sẽ bị giảm tác dụng khi có sự có mặt của chất hữu cơ. Trường hợp trống chuồng (trong chuồng không có vật nuôi: cần dọn dẹp, loại bỏ chất thải và vệ sinh, dọn rửa sạch sẽ sau đó mới phun thuốc sát trùng).
Sử dụng nước sạch để pha thuốc sát trùng, không sử dụng nước nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại nặng,… do có thể làm biến tính hoặc giảm hiệu lực của thuốc.
Cần tìm hiểu rõ tính chất của từng loại thuốc sát trùng trước khi sử dụng trong trại (tính ăn mòn, an toàn, phổ sát khuẩn,…), ví dụ: Để phun trong chuồng có vật nuôi, nên lựa chọn chất sát trùng có tính an toàn cao, không gây ăn mòn, không gây kích ứng niêm mạc của cả vật nuôi và con người.
PV: NGười dân
Có thể thấy Sát trùng chuồng trại trong chăn nuôi là biện pháp quan trọng giúp giảm thiểu bệnh tật cho gia súc, gia cầm, góp phần đáng kể quyết định sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi.