Ngành chăn nuôi Tây Ninh đang có sự chuyển đổi tích trực, chuyển sang chăn nuôi liên kết với các công nghệ hiện đại, giảm gánh nặng từ chăn nuôi nông hộ.
Tây Ninh phát triển chăn nuôi theo hướng hiện đại
Ngành chăn nuôi Tây Ninh đang có sự chuyển đổi tích trực, chuyển sang chăn nuôi liên kết với các công nghệ hiện đại, giảm gánh nặng từ chăn nuôi nông hộ.
Hiện nay, tổng đàn gia cầm của tỉnh Tây Ninh khoảng 10 triệu con, tổng đàn heo là hơn 400 ngàn con. Chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỉ lệ cao, với khoảng 20%. Loại hình chăn nuôi nhỏ lẻ của Tây Ninh vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ mất an toàn dịch bệnh, ô nhiễm môi trường mà dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Do đó, ngành chăn nuôi Tây Ninh đang nỗ lực, tăng cường kiểm soát tốt đàn vật nuôi tại các nông hộ để không ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi của cả tỉnh.
Ông Dương Văn Phụng, Trưởng phòng Kỹ thuật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh:Phải tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động bà con chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học. Đồng thời tiếp tục triển khai tốt công tác tiêm phòng hàng năm trên địa bàn. Và cái thứ ba nữa là cái công tác tiêu độc khử trùng. Cái thứ tư là công tác mà kiểm soát giết mổ, tại vì nó cũng là một trong những hình thức để mình phòng, chống dịch bệnh. Cái thứ năm là phải kiểm soát tốt cho được đàn gia súc, gia cầm khi mà nhập từ bên ngoài tỉnh, để kiểm soát chặt được cái đầu vào và đầu ra.
Cơ cấu chăn nuôi của Tây Ninh trong những năm gần đây tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung theo hướng chăn nuôi an toàn sinh học. Toàn tỉnh có 2 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 71 cơ sở chăn nuôi gà, heo, bò được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.
Ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh:Trong thời gian tới thì chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển theo hướng là hiện đại, những cái trang trại lớn, chăn nuôi an toàn sinh học và chú trọng tới là phát triển con các loại bò bò thịt là cái hướng thế mạnh của Tây Ninh, kế đến là con heo và gà, kể cả gà lấy thịt và gà lấy trứng đều là những cái đối tượng được ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
Hiện nay, có nhiều dự án chăn nuôi trọng điểm, hiện đại đã góp phần thay đổi diện mạo ngành chăn nuôi Tây Ninh. Có thể kể đến như: Trang trại bò sữa Vinamilk Bến Cầu, nhà máy Bel gà, các dự án liên doanh của tập đoàn De Heus và Hùng Nhơn... Nhờ việc liên kế này mà không chỉ các doanh nghiệp được hưởng lợi mà người dân cũng giảm thiểu được những nguy cơ khi đầu tư, chăn nuôi.
Anh Lý Văn Tâm, Quản lý Trang trại chăn nuôi gà thịt Sài Gòn - Tây Ninh:Tất cả các hệ thống mình là mình xài đều tự động hết luôn, từ thuốc cám ăn, nước uống có hệ thống máy pha tự động hết. Nếu mà thuốc mình pha tự động thì tỉ lệ pha thuốc nó chính xác hơn, thời gian gà uống thuốc đạt hiệu quả hơn. Mình nuôi gia công cho De Heus thì thứ nhất là con giống tốt, thứ hai là cám tốt, thứ ba là mình quản lý được dịch bệnh. Nói chung là kết quả đạt.
Đến nay, Tây Ninh có 580 trang trại chăn nuôi gia súc, gồm 128 trang trại chăn nuôi lợn, 49 trang trại chăn nuôi trâu, 403 trang trại chăn nuôi bò và 111 trang trại chăn nuôi gia cầm. Dự kiến, với chính sách thu hút đầu tư, thời gian tới Tây Ninh sẽ đón nhận làn sóng đầu tư lớn trong ngành nông nghiệp về tỉnh đầu tư, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi.