Tại Mê Linh (Hà Nội) cánh đồng sen rộng 50ha, lớn nhất miền Bắc của anh Lã Quang Khanh trồng cao sản với giống Quan Âm và Bách Diệp, mỗi năm cho doanh thu hàng tỷ đồng từ bán hoa và làm trà sen.
Cánh đồng sen rộng 50 hecta của anh nông dân Lã Quang Khanh cho thu 8 tỉ một năm, ít ai biết trước đó nơi đây là khu đất cỏ dại và bùn lầy.
Bằng sự sáng tạo dám nghĩ, dám làm anh nông dân Lã Quang Khanh, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Đã biến vùng đất chiêm trũng, khó canh tác, có dại mọc hoang thành một đầm sen lớn nhất miền Bắc, mang một màu xanh của lá, tô điểm màu hồng của bông.
Anh LÃ QUANG KHANH Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Bà con nhân dân lúc đó làm một năm một vụ lúa thôi chính vì làm lúa không hiệu quả nên bà con không mặn mà nữa là bà con bỏ.
Được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội trong thực hiện “Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu” đó là hoa sen cao sản. Với hai giống sen là sen Quan Âm và sen Bách Diệp đã được anh Khanh gieo trồng với diện tích lên đến gần 50 héc ta. Sen Bách Diệp vừa có hương thơm vượt trội dùng để ướp chè và chế biến món ăn mà vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Anh LÃ QUANG KHANH Xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội
Chúng tôi là những người lao động làm được việc theo đam mê của mình sau nữa là tạo được hiệu quả kinh tế cho gia đình một phần đóng góp cho anh em trong hợp tác xã nên chúng tôi rất phấn khởi.
Công đoạn hái sen rất quan trọng, ngay từ 4 giờ sáng sớm những công nhân ở đây đã thức dậy để hái sen. Những bông sen vừa mới chớm nở, bông to, cánh đều sẽ được công nhân lựa chọn. Mỗi vụ sen sẽ được thu hoạch trong 60 ngày bất kể trời nắng hay trời mưa.
Anh LÈNG VĂN NAM Công nhân hái sen
Công việc của tôi bắt đầu từ 4 giờ sáng để lấy sen, với công việc lấy sen chúng tôi được trả 300 nghìn một ngày.
“Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau” đó là phương châm mà Hợp tác xã Bạch Thiên Sen Hải Linh đã lựa chọn để sản xuất ra sản phẩm chuyên về sen. Hợp tác xã với hơn 10 thành viên do anh Lã Quang Khanh làm chủ cánh đồng sen rộng 50 hecta. Nếu ngày đầu các công cụ chiến biến sen chỉ thô sơ thì nay đã được đầu tư quy mô như máy sấy thăng hoa, máy hút chân không, kho lạnh. Mô hình trồng sen này được anh Khanh tâm đắc ở chỗ giúp gia tăng giá trị cho cây sen và có thể phát triển bền vững nghề sen, giúp tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương. Nhờ vậy mà mô hình trồng sen này đã được chọn là nơi để những nông dân khác đến tham quan, học tập về chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Anh TRÁNG VĂN LÙNG Công nhân chế biến sen
Tôi rất thích hoa vì mùi hoa nó đặc trưng, tôi lựa chọn công việc này để tôi tích lũy kinh nghiệm sau này về quê tôi sẽ phát triển nghề hoa.
Không chỉ cho thu hoa, việc trồng sen còn giúp mở rộng thêm các ngành sản xuất mới như phát triển du lịch sinh thái gắn với cây sen, chụp ảnh lưu niệm và nhiều sản phẩm khác từ sen. Từ hai năm trở lại đây đầm sen luôn thu hút du khách trong và ngoài nước đến để chụp ảnh tại cánh đồng sen rộng 50 hecta này.
Chị LÊ THỊ HÀ
Xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội
Khu vực quanh đây toàn là chiêm trũng rất may là anh chủ đã tận dụng được đầm chiêm trũng để trồng lên hoa sen rất đẹp, quang cảnh ở đây rất thoáng đãng trong lành nên mùa sen nào mình cũng đến đây để chụp ảnh tại cánh đồng sen rộng 50 hecta.
Với mô hình trồng sen của anh nông dân Lã Quang Khanh đã thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp tại địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại huyện Mê Linh.
Mô hình không những tạo cảnh quan môi trường mà còn phát huy giá trị bản sắc văn hóa của dân tộc.