| Hotline: 0983.970.780

Điểm 'check-in' tuyệt đẹp của giới trẻ Sài Gòn

Chủ Nhật 20/09/2020 , 15:09 (GMT+7)

Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh gần 20km, nằm ngay cửa ngõ phía Đông, Hồ Sen Tam Đa (quận 9) là điểm đến được giới trẻ Sài thành yêu thích.

Sau những ngày cả nước phòng chống dịch Covid-19, gần 3 tháng nay, Hồ Sen Tam Đa nằm tại địa chỉ 361/20 đường Tam Đa, phường Trường Thạnh, quận 9, TP.HCM bắt đầu mở cửa trở lại cho khách tham quan, chụp ảnh.

Nhiều du khách từ trẻ đến già, từ học sinh sinh viên, nhân viên văn phòng cho đến các cụ hưu trí… cũng tranh thủ tạm xa bầu không khí náo nhiệt của phố thị để được hòa mình cùng thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, khung cảnh đồng quê, hít hà mùi thơm ngát của hương sen, ngắm nhìn những bông hoa hướng dương vàng rực đang khoe sắc…

Hồ Sen Tam Đa được nhiều khách du lịch trong và ngoài thành phố biết đến. Ông Lý Văn Sáng (65 tuổi) - chủ Hồ Sen Tam Đa cho biết, từ những năm 2015, với khu đất 4ha, ông bắt đầu trồng ao sen với mục đích ban đầu là lấy ngó sen, hoa sen bán. Tuy nhiên, sau một thời gian, ông được Phòng Kinh tế, Hội Nông dân quận 9 tổ chức cho đi tham quan, học tập mô hình du lịch tại Đồng Tháp, Đà Lạt… ông Sáng đã quyết định chuyển đổi sang mô hình làm nông nghiệp du lịch. 

Cũng theo ông chủ của Hồ Sen Tam Đa, từ đợt dịch Covid-19 đầu tiên thì không có khách lui tới thăm quan, tuy nhiên gần 3 tháng nay lượng khách mỗi ngày một tăng. 

Trung bình, mỗi ngày Hồ Sen Tam Đa đón từ 200-300 khách đến tham quan, chụp hình, với giá 40.000 đồng/lượt.

Khách đến tham quan có thể thuê những chiếc áo dài đủ màu sắc, những chiếc áo bà ba, áo yếm… với giá từ 35.000 – 70.000 đồng/bộ là có thể tạo ra nhiều bộ ảnh lung linh bên những cánh hoa sen dung dị, hay bên những bông hoa hướng dương rực rỡ làm nao lòng người.

Cuối năm 2019, ông Sáng bắt đầu trồng 10.000 cây hoa hướng dương phục vụ khách du lịch dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, theo ông Sáng, đây là vùng nước mặn, nên việc trồng hoa hướng dương cũng gặp nhiều khó khăn. 

“Từ Tết năm ngoái đến giờ, tôi trồng 4 đợt hoa hướng dương thì đến đợt này hoa mới nở đẹp và phát triển rực rỡ nhất”, ông Lý Văn Sáng chia sẻ.

Để chăm sóc, ngoài những thành viên trong gia đình ông Sáng, ông còn thuê thêm hai nhân công với chi phí 400.000 đồng/ngày/người để lội dọn sen dưới hồ, chăm sóc cây, sửa cầu, nhổ cỏ…

“Chi phí ban đầu không bao nhiêu, tuy nhiên công chăm sóc cho cây lại rất công phu. Hoa hướng dương thường trồng từ 55-60 ngày trổ bông, và hoa chỉ nở đẹp trong vòng 2 tuần. Còn riêng hoa sen thì chăm sóc vất vả hơn vì phải lội bùn, dọn lá, bón phân… Làm nghề này vất vả lắm, nhưng vì cuộc sống gia đình và vì mình đam mê nên khi có khách lui tới thì rất vui, an ủi phần nào nỗi cơ cực của nhà nông”, ông Sáng chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ có mặt từ rất sớm tại đây để lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của tuổi trẻ.

Lê Thị Mộng Ý (24 tuổi, ở Thủ Đức) chia sẻ: "Em nghe các bạn kể về vườn hoa này từ lâu rồi, nhưng hôm nay em và chị gái mới tranh thủ ngày nghỉ để đến tham quan và chụp hình. Dù hôm nay trời không nhiều nắng như mọi ngày nhưng hoa vẫn nở đẹp. Ngay tại TP.HCM lại có thể được hòa mình vào thiên nhiên như thế này thì quả thực rất tuyệt vời!". 

Thời điểm chụp hình lý tưởng nhất là lúc 7-10 giờ sáng và 13-15h. Nhiều bạn gái thích thú được tạo dáng, selfie bên những bông hoa hướng dương nở to, hướng về ánh mặt trời.  

Ngoài hoa sen, hoa hướng dương, ông Sáng còn trồng thêm một số loài hoa khác như hoa chuồn chuồn, hoa mào gà, túy điệp, sao nhái... để du khách có thể thỏa thích "check-in".

Khám phá tinh hoa ẩm thực ba miền tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực

Khám phá tinh hoa ẩm thực ba miền tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực

Ảnh 08:21

TP.HCM Người Sài Gòn và du khách có thể khám phá, thưởng ngoạn tinh hoa ẩm thực đậm hương sắc Bắc - Trung - Nam tại Lễ hội Văn hóa ẩm thực, món ngon Saigontourist Group.

Cận cảnh tổ hợp sản xuất tôm giống công nghệ cao trị giá 1.500 tỷ đồng

Cận cảnh tổ hợp sản xuất tôm giống công nghệ cao trị giá 1.500 tỷ đồng

Ảnh 12:02

Bạc Liêu Với uy tín trên trường quốc tế về cam kết không sử dụng kháng sinh trong sản xuất tôm, Tập đoàn Việt Úc kỳ vọng chuyển giao công nghệ nuôi tôm sạch cho người dân.

Cống ngăn mặn 550 tỷ đồng lớn nhất Sóc Trăng đang xây dựng như thế nào?

Cống ngăn mặn 550 tỷ đồng lớn nhất Sóc Trăng đang xây dựng như thế nào?

Ảnh 15:55

Công trình âu thuyền Rạch Mọp do Bộ NN-PTNT đầu tư khoảng 550 tỷ đồng, đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến vận hành ngăn mặn vào cuối năm 2024.

Trồng nấm vân chi nghịch vụ: Phát triển tốt, năng suất cao

Trồng nấm vân chi nghịch vụ: Phát triển tốt, năng suất cao

Ảnh 15:32

Doanh nghiệp tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk lần đầu tiên trồng thử nghiệm nghịch vụ nấm vân chi trong mùa khô, hiện cây nấm phát triển tốt, cho năng suất cao.

Nghiến cổ thụ - báu vật rừng Na Hang

Nghiến cổ thụ - báu vật rừng Na Hang

Ảnh 11:06

Tuyên Quang Lực lượng kiểm lâm các huyện Na Hang, Lâm Bình thường xuyên tuần tra, bảo vệ những cây nghiến cổ thụ hàng nghìn năm tuổi, nằm trên những cánh rừng hoang sơ, hùng vỹ.

Đua ghe được thưởng bò, heo

Đua ghe được thưởng bò, heo

Ảnh 09:59

THỪA THIÊN - HUẾ Giải đua ghe truyền thống năm nay có hơn 400 vận động viên nam, nữ. Các đội thi đấu bằng loại ghe 9 người và tham gia tranh tài 3 vè bơi, 9 độ đua.

Xem thêm

Bình luận mới nhất