| Hotline: 0983.970.780

Dưới bóng cây hạnh phúc thấu hiểu giá trị gia đình

Thứ Ba 03/01/2023 , 16:33 (GMT+7)

Dưới bóng cây hạnh phúc là bộ phim truyền hình do đạo diễn Vũ Trường Khoa thực hiện, chính thức lên sóng VTV1 lúc 21h từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần. 

Một cảnh trong bộ phim 'Dưới bóng cây hạnh phúc'.

Một cảnh trong bộ phim "Dưới bóng cây hạnh phúc".

“Dưới bóng cây hạnh phúc” lấy bối cảnh ven đô. Vì vậy, bối cảnh sinh hoạt của các nhân vật trong bộ phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” có sự bình lặng và râm mát nửa thành thị nửa nông thôn. “Dưới bóng cây hạnh phúc” đề cao giá trị gia đình thời hiện đại.

Bộ phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” không đặt nặng các yếu tố xung đột và kịch tính. Thế nhưng, dòng chảy âm thầm của mỗi số phận vẫn gợi mở nhiều suy tư thú vị.

“Dưới bóng cây hạnh phúc” ví von gia đình giống như một khu vườn nhỏ, có những cây khác nhau và cây lớn, cây cổ thụ là điểm tựa che chở, bảo vệ cây nhỏ hơn… Câu chuyện về cuộc đời làm dâu của Son trong một gia đình chỉ còn bố chồng và 3 người con trai.

Nhân vật Son dành tình cảm và sự quan tâm chân thành cho tất cả mọi người. Tuy nhiên vì quá ôm đồm, cô vô tình gây rắc rối ngoài tiên liệu. Bị chê trách, Son cảm thấy bị tổn thương và bỏ nhà đi. Sau những biến cố, Son hiểu rằng mọi người không hề xem nhẹ tình cảm của cô. Dù không biết nói lời cảm ơn nhưng ai cũng sẵn sàng hỗ trợ, làm tất cả mọi điều để đem lại hạnh phúc cho các thành viên.

Diễn viên Kim Oanh vào vai nữ chính Son trong bộ phim 'Dưới bóng cây hạnh phúc'.

Diễn viên Kim Oanh vào vai nữ chính Son trong bộ phim "Dưới bóng cây hạnh phúc".

Đạo diễn Vũ Trường Khoa cho biết: “Trong quá trình làm phim, các thành viên trong đoàn đều động viên nhau phải làm hết sức. Chưa rõ phim liệu có “làm mưa, làm gió” trên màn ảnh nhỏ như “Sống chung với mẹ chồng”, “Hướng dương ngược nắng”, “Cả một đời ân oán” hay “Thương ngày nắng về” hay không. Cũng có thể sẽ nhận ý kiến trái chiều nhưng trước mắt, chúng tôi hài lòng vì được làm phim để gửi tới khán giả”

Bộ phim “Dưới bóng cây hạnh phúc” cũng có nhiều nhân vật mang trắc ẩn riêng, như Tổ từng bị vợ bỏ tính tình khó ưa, hận đàn bà. ông Công không xấu bụng nhưng lại xấu nết khiến cho gia đình gặp không ít phiền muộn.

Với vai Tổ, Nghệ sĩ Ưu tú Bùi Như Lai chia sẻ: “Tuần đầu tiên tôi cực kỳ ức chế và khó chịu. 15 năm qua tôi không còn diễn nữa mà đã chuyển sang làm công việc đạo diễn, chỉ đạo. Cho nên việc phải chịu sự chỉ đạo của đạo diễn và quay phim khiến tôi cảm thấy không thoải mái. Nhưng đến ngày thứ bảy thì tôi đã quen dần với công việc và cảm thấy dễ chịu hơn với sự chỉ đạo của đạo diễn, quay phim, và tương tác với bạn diễn tốt hơn. Đây là một kinh nghiệm cực kỳ quý giá trong hành trình làm nghề của tôi, bởi vì tôi hiện còn làm giảng viên diễn xuất sân khấu, điện ảnh, truyền hình trong Đại học Sân khấu điện ảnh”.

Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Trị đảm nhận vai ông Công.

Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Trị đảm nhận vai ông Công.

Còn với vai ông Công, Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Trị thổ lộ: “Đây là một người ảnh hưởng quan niệm phong kiến, sống qua thời bao cấp và bây giờ là thời hiện đại cho nên ông luôn mong muốn gia đình mình phát triển mạnh mẽ, giống như một cái cây trong vườn, con cháu yêu thương và hòa thuận với nhau. Những biểu hiện bẳn gắt của ông cuối cùng cũng chỉ để hướng tới mục tiêu đó”.

Ngoài diễn viên Kim Oanh đóng vai Son, “Dưới bóng cây hạnh phúc” khởi chiếu đầu năm 2023 cũng có sự góp mặt của nhiều diễn viên triển vọng như Mạnh Hưng, Hoàng Anh Vũ,  Kiều My, Lương Thanh, Thạch Huyền...

Xem thêm
Hà Nội phấn đấu đóng góp khoảng 5% GRDP từ ngành công nghiệp văn hóa

UBND thành phố vừa có kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về ‘Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô’.

Thua tối thiểu U23 Iraq vì VAR, U23 Việt Nam chính thức dừng bước

Tình huống thổi phạt đền ở phút 69 là bước ngoặt khiến U23 Việt Nam để thua trước U23 Iraq ở tứ kết U23 châu Á.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm