| Hotline: 0983.970.780

Nhân tạo thành công giống và nuôi thương phẩm cá chạch sông

Thứ Năm 12/09/2024 , 16:30 (GMT+7)

Cần Thơ Sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch sông tại ĐBSCL sẽ mở ra nhiều triển vọng để phát triển nuôi loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao này.

Sau một thời gian thực hiện nghiên cứu dự án khoa học và công nghệ cấp thành phố về hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông, do TS. Nguyễn Quang Trung, Trưởng bộ môn Nuôi trồng Thủy sản (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) đã cho sản xuất thành công giống cá chạch sông và bước đầu xây dựng mô hình nuôi thương phẩm.

Cá chạch sông (còn gọi là cá chạch cơm, chạch đồng hay cá nhét) có tên khoa học là Macrognathus siamensis. Tại vùng ĐBSCL, cá chạch được tìm thấy trên các kênh, mương và ngoài đồng ruộng… Cá chạch sông trưởng thành dao động từ 15 đến 25 gram/con. Cá chạch sông có chất lượng thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng nên có thể bán được giá rất cao, từ 180.000 đến 220.000 đồng/kg trở lên. Còn cá bán ở các nhà hàng giá từ 260.000 đến 300.000 đồng/kg (tùy vào loại lớn nhỏ).

Thời gian qua, do chưa sản xuất được con giống nhân tạo nên người dân tại các địa phương muốn nuôi phải tìm bắt nguồn con giống trong tự nhiên nên còn bị động về nguồn con giống, khó phát triển quy mô nuôi trồng dù hiệu quả kinh tế mang lại từ giống cá này rất cao.

TS. Nguyễn Quang Trung, Trưởng bộ môn Nuôi trồng Thủy sản (Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ) cho biết, qua nghiên cứu thực thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông, ban đầu bắt cá ngoài tự nhiên làm cá bố mẹ cỡ khoảng 13 đến 17 gram/con, sau đó nuôi vỗ thêm 5 đến 6 tháng bắt đầu cho cá sinh sản.

Đối với con đực nặng khoảng 15 gram/con và con cái 25 gram/con. Sức sinh sản của cá chạch sông đạt khoảng 3.000 trứng, tỷ lệ thụ tinh đạt trên 50% và tỷ lệ nở đạt hơn 70%. Đối với cá bột lên cá giống, sau 2 tháng nuôi đạt 500 đến 700 con/kg, thức ăn chủ yếu ở giai đoạn này là trứng nước, trùn chỉ hay thức ăn công nghiệp.

Từ cá giống lên cá thương phẩm cho cá ăn thức ăn tươi sống gồm trùn chỉ, trùn quế kết hợp với thức ăn công nghiệp. Dự kiến cá chạch sông nuôi thương phẩm trong vòng 12 đến 14 tháng đạt trọng lượng 15 đến 20 con/kg.

Hiện tại dự án sản xuất giống nhân tạo và bước đầu xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông đã chuyển giao xuống 1 hộ dân ở quận Ô Môn, TP Cần Thơ (tổng cộng có 6 hộ dân tham gia xây dựng mô hình) với sản lượng con giống cung cấp lần này khoảng 5.000 con kích cỡ 7 đến 9 cm. Người dân thực hiện quy trình nuôi trong bể lót bạt và nuôi trong vèo lưới ở mật độ thả 100 con/m2.

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, việc sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm cá chạch sông tại ĐBSCL sẽ mở ra nhiều triển vọng để phát triển nuôi loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao này trong tương lai. Thông qua dự án “Khoa học và công nghệ cấp thành phố về hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo và xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch sông” do Sở Khoa học và Công nghệ TP Cần Thơ tài trợ, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ không chỉ hướng đến mục tiêu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo cá chạch sông để góp phần đa dạng đối tượng thủy sản nuôi tại địa phương mà còn muốn đóng góp cơ sở cho định hướng khai thác, bảo tồn loài cá này trong tự nhiên một cách hiệu quả.

Xem thêm
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024

Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới, có thể đạt 5,5 tỷ USD năm 2024. 1.000ha lúa được sử dụng miễn phí chế phẩm vi sinh. Tây Ninh: Triệt phá chuyên án ma túy lớn nhất từ trước tới nay. Thu giữ hơn 500kg pháo hoa tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo.

Tiêu úng, cứu cây trồng sau siêu bão - Kinh nghiệm của Hải Phòng

Hai khách mời: Ông Đoàn Văn Ban - Phó Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi và phòng chống thiên tai TP Hải Phòng và ông Vũ Xuân Hạnh - Phó TGĐ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi An Hải, cùng bàn về giải pháp tiêu úng, cứu cây trồng sau bão.

Cây trồng công nghệ sinh học - 10 năm bén rễ tại Việt Nam

Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen.

Hơn 400 người chữa cháy rừng ở Hải Dương

Hơn 400 người gồm các lực lượng công an, quân đội, kiểm lâm... nỗ lực dập tắt đám cháy rừng phòng hộ ở khu vực núi An Phụ, xã An Sinh, thị xã Kinh Môn, Hải Dương.

Bình luận mới nhất