| Hotline: 0983.970.780

Kết hợp du lịch và nông nghiệp tạo sản phẩm độc đáo

Thứ Hai 30/01/2023 , 17:55 (GMT+7)

Tây Ninh Trong khi du lịch tâm linh là điểm đến hấp dẫn du khách, ngành nông nghiệp địa phương cũng đã có những định hướng phát triển gắn với ngành công nghiệp không khói.

Du lịch tâm linh điểm đến hấp dẫn 

Những năm trở lại đây, tỉnh Tây Ninh trở thành địa điểm du lịch thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Đặc biệt, trong những ngày đầu năm mới Quý Mão 2023, núi Bà Đen tiếp tục là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn để du xuân.

Núi Bà Đen tiếp tục là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn để du xuân. 

Núi Bà Đen tiếp tục là điểm đến hấp dẫn được nhiều du khách lựa chọn để du xuân. 

Theo ông Trần Anh Minh, Giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Tây Ninh, với phương châm nâng tầm trải nghiệm, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen luôn chú trọng đầu tư đổi mới cảnh quan với nhiều công trình kiến trúc tâm linh độc đáo, phong cảnh thiên nhiên ấn tượng, rực rỡ sắc màu. Cùng với sự linh thiêng và không khí trong lành, mát mẻ, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch trong dịp đầu xuân và để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách.

Đến thăm quan, vãn cảnh chùa dịp này, chị Lê Thị Thu Trang - một du khách đến từ tỉnh Bình Phước cho biết, lễ tết là dịp để mọi người lễ chùa, cầu bình an, sức khoẻ, vì vậy, gia đình chị tiếp tục đến với chùa núi Bà Đen tham quan.  “Mỗi năm tôi đều đến viếng chùa Bà vào dịp tết, tôi thấy cảnh quan nơi đây thay đổi nhiều, đẹp hơn và an ninh hơn, tôi dự định sẽ tham quan, khám phá nhiều địa điểm khác cũng như thưởng thức một số món ăn đặc sản của Tây Ninh”, chị Trang chia sẻ.

Chùa Gò Kén địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Tây Ninh.

Chùa Gò Kén địa điểm tham quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến Tây Ninh.

Bên cạnh chùa Bà tại núi Bà Đen, với những kiến trúc độc đáo, Toà thánh Cao Đài, chùa Thiền Lâm Gò Kén…là những điểm đến được nhiều du khách lựa chọn sau Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen.

Anh Võ Nguyên Vũ, hướng dẫn viên du lịch đến từ TP.HCM dẫn khách tham quan chùa Thiền Lâm Gò Kén chia sẻ: “Tôi cảm thấy du lịch Tây Ninh khá phát triển, ngoài sức tưởng tượng của tôi. Bên cạnh Khu du lịch núi Bà Đen, Tây Ninh còn nhiều địa điểm du lịch khác có thể thu hút đông đảo khách đến tham quan như chùa Gò Kén, Toà thánh… đây là loại hình du lịch đang phát triển tại Tây Ninh, du khách có thể khám phá nhiều điều thú vị tại đây. Tôi nghĩ trong thời gian tới, du lịch Tây Ninh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa không chỉ ở khu vực Đông Nam bộ”.

Du khách thập phương vãn cảnh chùa Gò Kén đầu xuân 2023.

Du khách thập phương vãn cảnh chùa Gò Kén đầu xuân 2023.

“Trong dịp đầu năm 2023, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen tiếp tục được ghi nhận là địa điểm thu hút đông khách du lịch nhất tại tỉnh Tây Ninh. Từ mùng 1 đến mùng 4 tháng Giêng (tức từ 22 – 25/1/2023), Khu du lịch quốc gia múi Bà Đen đã đón trên 450.000 lượt khách tham quan du lịch tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến đến 5/1 (rằm tháng Giêng), lượng khách sẽ đạt và vượt 1 triệu du khách”, ông Trần Anh Minh cho biêt thêm.

Liên kết du lịch và nông nghiệp

Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, du lịch nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm, được hiểu là một loại hình du lịch phục vụ du khách dựa trên nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục tiêu giải trí hoặc giáo dục. Khách du lịch nông nghiệp sẽ được trải nghiệm các hoạt động như tham quan trang trại nuôi trồng, thu hoạch nông sản, tìm hiểu về động thực vật hoặc tham gia quá trình sản xuất nông nghiệp.

Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đang trở thành điểm thu hút khách du lịch.

Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng đang trở thành điểm thu hút khách du lịch.

Để phát triển du lịch,Tây Ninh đã có nhiều chủ trương, chính sách tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, trở thành mũi nhọn trong tương lai. Trong đó, trọng tâm phát triển du lịch tâm linh, kết hợp nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp bền vững. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch của tỉnh là xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch Tây Ninh gắn liền với tài nguyên du lịch sinh thái và di tích lịch sử, tâm linh, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, xây dựng sản phẩm du lịch mới cho các cụm du lịch mang nét đặc trưng của Tây Ninh, như: Du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái gắn với hệ sinh thái vườn quốc gia, đồng quê, miệt vườn, du lịch làng nghề…

Du khách trải nghiệm làm bánh tráng phơi sương.

Du khách trải nghiệm làm bánh tráng phơi sương.

Theo đó, ngoài các điểm du lịch hiện hữu, các loại hình du lịch mới đã và đang hình thành và đi vào hoạt động như: du lịch đường sông, du lịch sinh thái (hồ Dầu Tiếng, sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn), du lịch về nguồn kết hợp Vườn di sản ASEAN - Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát… đã và đang trở thành điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn du khách mỗi khi đặt chân đến Tây Ninh.

Sắp tới, tỉnh sẽ tăng cường liên kết, phối hợp với các đơn vị lữ hành có uy tín để kết nối, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh vốn là thế mạnh của Tây Ninh tại các thị trường ngoài tỉnh, đặc biệt là thị trường phía Bắc. Tiếp tục phát triển các sản phẩm du lịch mới; xây dựng các cơ chế phù hợp để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, nhất là du lịch nông nghiệp; xây dựng các điểm tham quan tại doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đặc sản của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Tỉnh cũng đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển sản phẩm “homestay” tìm hiểu những nét độc đáo của tôn giáo Cao Đài, các làng nghề truyền thống, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và “farmstay” gắn với miệt vườn, đồng lúa, sông nước…

Các sản phẩm OCOP đặc trưng cũng là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp Tây Ninh . 

Các sản phẩm OCOP đặc trưng cũng là một trong những thế mạnh để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp Tây Ninh . 

Năm 2023, ngành nông nghiệp tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ chủ yếu, đó là: xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao thông qua Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, phấn đấu GRDP ngành đạt 22.000 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng trên 2%.

“Du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng đang là một xu hướng mới thu hút sự quan tâm, trải nghiệm của du khách, cả nội địa lẫn quốc tế. Định hướng đã rõ ràng, vấn đề là liên kết giữa hai ngành du lịch và nông nghiệp, giữa chính quyền – doanh nghiệp và nông dân, phát huy chuỗi giá trị nông nghiệp, nông thôn để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo”, ông Nguyễn Đình Xuân nhấn mạnh.

Xem thêm
Thái Nguyên có thêm 2 Phó Giám đốc Sở

Sở Lao Động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên vừa có tân Phó Giám đốc.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cơn mưa bất chợt 'giải nhiệt' ở Bình Dương

Sau nhiều ngày nắng nóng liên tục, cơn mưa bất chợt xuất hiện đã làm dịu đi cái nóng gay gắt cho người dân ở Bình Dương.