| Hotline: 0983.970.780

Nửa đêm soi đèn tất bật hái vải chính vụ

Thứ Ba 28/06/2022 , 07:00 (GMT+7)

Những ngày gần đây, tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) vải thiều đang vào chính vụ, người nông dân tất bật soi đèn thu hoạch vải từ đêm để cung ứng ra thị trường.

 

Tại xã Thanh xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, vải đang chín rộ, nhiều nông dân soi đèn hái vải từ 2 - 3 giờ sáng để quả vải luôn tươi ngon khi được giao đến tay khách hàng.

 

Vải thiều Thanh Hà có vị ngọt ngon đặc trưng, trở thành đặc sản nức tiếng của tỉnh Hải Dương được người tiêu dùng trong nước và thế giới biết đến. 

 

Anh Nguyễn Văn Chính (trú tại Thôn 4 xã Thanh Xá - huyện Thanh Hà) cho biết: “Tính từ đầu vụ đến nay gia đình anh thu hoạch trung bình 4 tấn trên diện tích 1,2 mẫu gồm vải sớm, vải muộn”.

 

So với các loại nông sản khác, việc thu hoạch vải thiều cũng rất khác biệt khi bà con thường soi đèn hái vải từ 2 - 3 h sáng. Lý giải điều này, anh Chính chia sẻ, thời gian hái vải sớm nhằm kịp thời gian để chuyển vải đến các thương lái để rồi từ đó chuyển đi khắp các tỉnh thành tiêu thụ.

 

Với kinh nghiệm 5 năm trồng và chăm sóc vải theo tiêu chuẩn Vietgap anh Chính đánh giá, hiệu quả năng suất cao hơn trước, mẫu mã quả vải cũng đẹp hơn, công sức chăm sóc - bón phân, phun thuốc đều được ghi chép cẩn thận nhằm đảm bảo chất lượng quả vải.

 

Năm 2022, huyện Thanh Hà trồng khoảng 3.300 ha vải, trong đó có 1.600 ha vải sớm, còn lại là vải chính vụ, sản lượng dự kiến đạt 40.000 tấn. Thời điểm này tại huyện Thanh Hà, không khí thu hoạch vải rất tấp nập.

 

Đến nay, toàn huyện có 400 ha vải được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 50 ha vải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP

 

“Giá vải sớm năm nay rất tốt, bà con ai cũng vui mừng hy vọng tương lai vải thiều Thanh Hà có thị trường phát triển trong nước và quốc tế”, cô Mạc Thị Hợi người dân xã Thanh Xá bày tỏ.

 

Thời điểm vải chín rộ nhiều chủ vườn tự hái vải còn đi hái vải thuê cho các vườn khác để có thêm thu nhập. “Gia đình tôi có 7 sào trồng vải, trừ khoảng thời gian hái vải của nhà, gia đình tôi vẫn nhận hái vải thuê cụ thể 1 ngày hái vải được trả công 500.000 đồng; nhặt vải - bó vải 300.000 đồng”, anh Đỗ Xuân Trường trú tại Thanh Xá – Thanh Hà cho biết.

 

Theo anh Trường: “Tính từ đầu vụ đến giờ gia đình tôi có 7 sào trồng vải, bán được 3 tấn gồm cả vải sớm và vải muộn. Hiện tại vườn vẫn còn 4 đến 5 tạ vải sẽ bán cho khách đặt hoặc đem ra chợ bán cho các thương lái với giá thị trường”.

 

Không khí tấp nập tại xã Thanh Xá huyện Thanh Hà khi vải thiều đang vào chính vụ. 

 

Huyện Thanh Hà, Hải Dương cũng vừa được cấp phép thêm 8 mã vùng vải xuất khẩu, tổng diện tích lên đến hơn 155ha. Vải thiều Thanh Hà được đánh giá là loại quả ngon, cùi vải giòn, màu trắng trong và hạt nhỏ hơn các loại vải khác trong nước.

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Nơi thả hoa đăng tri ân Anh hùng Liệt sỹ trong Hành trình về Đất lửa

Ảnh 14:13

Đây là hoạt động ý nghĩa của Quảng Trị Marathon 2024 để bày tỏ lòng biết ơn các thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc.

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Biển Cửa Việt, nơi runner thư giãn trong Hành trình về Đất lửa Quảng Trị

Ảnh 23:40

Biển Cửa Việt nằm ở vị trí thuận tiện, giao thông đi lại thuận lợi, cách thành phố Đông Hà khoảng 15km về phía đông, thuộc địa phận Gio Việt, huyện Gio Linh.

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Những cung đường đặc biệt tại Quảng Trị Marathon 2024 - Hành trình về đất lửa

Ảnh 14:49

Quảng Trị Marathon 2024 đưa các vận động viên men theo dòng sông Thạch Hãn và qua các địa danh lịch sử hào hùng của đất lửa Quảng Trị.

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

6 ngôi nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng'

Ảnh 14:26

Trong đêm, sáu nhà dân ở phường Vạn An, TP Bắc Ninh bị sạt lở xuống sông Cầu, nhà chức trách đã di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Độc đáo bánh trứng kiến vùng cao

Ảnh 11:00

Tháng 4, mùa kiến nở rộ đẻ trứng cũng là dịp người dân ở Tuyên Quang đi thu hoạch trứng về làm bánh trứng kiến, món ăn thơm ngon, độc đáo của người vùng cao.

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Xem người Mông hái chè Shan tuyết cổ thụ

Ảnh 07:04

YÊN BÁI Nắng ấm, những lộc trời từ cây chè Shan tuyết cổ thụ trên các dãy núi ở Suối Giàng bật nở, mang đến mùa no ấm cho người Mông nơi đây.

Xem thêm

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm