| Hotline: 0983.970.780

Nuôi thỏ sinh sản mỗi năm thu lợi hơn 100 triệu đồng

Chủ Nhật 25/09/2022 , 08:00 (GMT+7)

Trại thỏ của ông Nguyễn Quốc Khánh ở Gia Lâm, Hà Nội, diện tích 1.000m2 nuôi 200 thỏ sinh sản có đầu ra ổn định mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng mỗi năm.

 

Thỏ trắng New Zealand được nuôi phổ biến ở châu Âu, Mỹ, là giống thỏ có bộ lông dày mầu trắng tuyền, mắt mầu hồng, mắn đẻ 5-6 lứa/năm, mỗi lứa từ 6-7 con. Thịt có chất lượng tốt hàm lượng đạm, mỡ thấp, khoáng nhiều ...

 

Theo ông Khánh, muốn nuôi thỏ đạt hiệu quả, ngoài khâu chọn giống, người chăn nuôi cần lưu ý từng giai đoạn phát triển của thỏ để có chế độ chăm sóc phù hợp. Đối với mùa hè, nhiệt độ trong trại nuôi thỏ không được quá 34 độ, nhiệt độ thích hợp nhất từ 20 đến 28 độ.

 

Bên cạnh việc tiêm vacxin phòng bệnh và bổ sung các loại vitamin, ông Khánh chia sẻ, bà con nên tận dụng diện tích đất xung quanh chuồng trại nếu có để trồng các loại như cỏ, lá mật gấu, đinh lăng, chè... vừa làm thức ăn, vừa là thảo dược để ngừa bệnh tiêu chảy và bổ sung chất đạm cho thỏ. 

 

Với kinh nghiệm hơn 10 năm chăn nuôi thỏ, ông Khánh cho biết: “Thỏ rất dễ nhiễm bệnh ngoài da và đường ruột nên chuồng trại phải sạch sẽ, khô ráo. Thỏ được ngăn từng lồng. Lồng nuôi được đặt trên các trụ cách mặt đất 70 cm và được trang bị hệ thống uống nước tự động. Sau 30 ngày tuổi thì chuyển sang giai đoạn nuôi thương phẩm”.

 

Chọn giống khi thỏ được 45 - 50 ngày tuổi, khối lượng 1,5 - 1,7 kg/con, hoạt bát, không bị thương tật, dị tật. Đặc biệt cách phân biệt giới tính bằng cách một tay cầm da gáy thỏ nhấc lên, tay kia kẹp đuôi thỏ vào ngón tay trỏ và ngón giữa. 

 

Ngón tay cái ấn nhẹ vào lỗ sinh dục, vuốt nhẹ ngược lên phía trên bụng. Nếu thấy lỗ sinh dục tròn, hình trụ nổi lên và xa lỗ hậu môn đó là con đực, nếu lỗ sinh dục kéo dài thành khe rãnh gần hậu môn thì đó là con cái.

 

Thỏ rất dễ bị các bệnh rối loạn tiêu hoá, đường ruột. Do đó người nuôi nên tạo cho thỏ một phản xạ ăn có điều kiện về thời gian. Cụ thể tại trại thỏ anh Khánh, bố trí thức ăn thô xanh buổi sáng, buổi chiều tối dùng cám (loại dành riêng cho thỏ).

 

Trang trại thỏ của ông Khánh được chăn nuôi theo quy mô khép kín, hiện đại. Trại nuôi thỏ được trang bị hệ thống quạt làm lạnh, nước uống tự động và máng đựng thức ăn tinh, có quạt để điều chỉnh nhiệt độ.

 

Nhờ vận dụng đúng phương pháp trong chăn nuôi nên đến nay, ông Khánh có được trang trại nuôi thỏ với tổng đàn trên 3.000 đến 4.000 con; trong đó có 200 con thỏ mẹ sinh sản.

 

Hiện tại, đàn thỏ của gia đình có 200 con thỏ mẹ, mỗi năm, một con thỏ mẹ đẻ 5 - 7 lứa, mỗi lứa 6 đến 8 con. Sau 3,5 tháng tuổi, mỗi con nặng khoảng 2,5 - 3 kg, đủ trọng lượng xuất chuồng. Tính trung bình trại thỏ 1 năm mang lại lợi nhuận cho ông Khánh hơn 120 triệu đồng.

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Gà Mã Đà đẹp như chim, có nguy cơ tuyệt chủng

Ảnh 09:50

ĐỒNG NAI Với hình thù đặc trưng, giống gà Mã Đà vừa có thể nuôi làm cảnh, vừa có thể để bán làm thịt đặc sản với giá trị kinh tế cao.

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Hà Tĩnh nắng 43 độ C, nông dân loay hoay chống hạn cho cây trồng

Ảnh 17:00

Để chống hạn cho cây trồng, nông dân Hà Tĩnh đào giếng, lắp hệ thống tưới tự động, thậm chí đem cả thức ăn dự trữ cho trâu bò ra tấp ủ gốc cây.

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Tuần Văn hóa - Du lịch Bắc Kạn tràn ngập các sản phẩm OCOP

Ảnh 09:34

BẮC KẠN Hơn 100 sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Bắc Kạn được giới thiệu, trưng bày, nhằm góp phần nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với du lịch.

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Vinh quang và nỗi đau giữa đại ngàn Trường Sơn

Ảnh 15:30

Trường Sơn có vinh quang của Tổ quốc thống nhất, có nỗi đau của những Mẹ Việt Nam anh hùng và chứng tích rõ ràng nhất là Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn.

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Nông dân chật vật mưu sinh dưới cái nóng 42 độ C

Ảnh 10:39

Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt 4 ngày nay khiến cuộc sống người dân Hà Tĩnh đảo lộn, nhất là những nông dân 'chân lấm tay bùn'.

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Lên rừng 'đổi gió' tắm suối giải nhiệt

Ảnh 17:55

Thay vì xuống biển, hàng nghìn người dân ở vùng đồng bằng tỉnh Hà Tĩnh đổ xô lên huyện miền núi Hương Sơn tắm suối, giải nhiệt.

Xem thêm